Trung Quốc chuẩn bị cuộc chiến giành đảo với Nhật?
Một chuyên gia phân tích quốc phòng Hồng Kông ngày 24.11 cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật Bản để giành quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông (ECSADIZ), bao gồm cả quần đảo tranh chấp này.
Một thuyền đánh cá treo cờ Nhật gần vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư hồi năm 2012 – Ảnh: Reuters
Vào ngày 23.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập ECSADIZ và lập tức triển khai chiến đấu cơ tuần tra khu vực mới, theo Tân Hoa xã.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định việc thành lập ECSADIZ nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trên không và duy trì trật tự bay”.
Tuy nhiên, hãng tin nhà nước lớn thứ nhì Trung Quốc China News Service dẫn lời ông Li Fung, một chuyên gia quốc phòng Hồng Kông, ngày 24.11 cho rằng động thái này được xem là một bước của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Việc thành lập ECSADIZ cũng cho thấy chính quyền Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật Bản để giành lấy Senkaku/Điếu Ngư, ông Li cho hay.
Ông Li trích lời các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc khác cho biết Nhật Bản cũng có biện pháp tương tự như Trung Quốc là thành lập vùng nhận dạng phòng không bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng không nói rõ khi nào.
Ông Li cho biết việc Trung Quốc thành lập ECSADIZ giúp Bắc Kinh có “cơ sở pháp lý” để quân đội nước này ứng phó với những trường hợp máy bay quân sự nước ngoài bay vào khu vực ECSADIZ, cụ thể là quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012. Tàu và máy bay của hai quốc gia này thường xuyên “gặp nhau”, chơi trò “mèo đuổi chuột” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Reuters, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một ngư trường dồi dào. Nơi đây cũng có tiềm năng to lớn về dầu mỏ cũng như khí đốt.
Theo TNO
Trung Quốc chuẩn bị hệ thống 'ba chiều' chống tàu ngầm Mỹ, Nhật
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang chuẩn bị một hệ thống 'ba chiều' bao gồm chiến đấu cơ, tàu chiến và tàu ngầm nhằm đối phó với tàu ngầm của Mỹ và Nhật hoạt động gần quần đảo tranh chấpSenkaku/Điếu Ngư.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), Nhật Bản lên kế hoạch tăng cường số tàu ngầm của nước này, tăng từ 16 lên 22 chiếc vào năm 2021.
Lấy tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu làm ví dụ, Yomiuri Shimbun nhấn mạnh rằng kích thước của các tàu ngầm mới sẽ lớn hơn và tân tiến hơn tàu ngầm lớp Soryu.
Tàu ngầm lớp Soryu là lớp tàu ngầm đầu tiên của Nhật Bản chạy bằng điện-diesel, được trang bị hệ thống lực đẩy không phụ thuộc không khí và có khả năng hoạt động trong nước suốt hai tuần lễ.
Tàu ngầm lớp Soryu tân tiến hơn so với hai tàu ngầm "tiền bối" là tàu ngầm lớp Harushio và Narushio, bởi vì nó được trang bị ngư lôi Loại 89 và tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon.
Mặc dù theo hiến pháp thì Nhật không được phép sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng tàu ngầm lớp Soryu cũng đủ là mối đe dọa nguy hiểm đối với Trung Quốc, theo Yomiuri Shimbun.
Tờ Yomiuri Shimbun còn cho rằng các tàu ngầm Nhật Bản có khả năng tuần tiễu cùng hệ thống vũ khí mạnh hơn tàu ngầm Trung Quốc.
Thêm vào đó, Mỹ đang triển khai thêm nhiều tàu đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố Yokosuka (Nhật) có đến 5-6 tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Vào năm 2014, Mỹ sẽ triển khai thêm 4 tàu ngầm hạt nhân đến đảo Guam ở tây Thái Bình Dương, trong khi một tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk tại Guam có thể tấn công các mục tiêu Trung Quốc dễ dàng.
Để chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột, Nhật Bản gần đây mua 70 máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-1 do hãng Kawasaki (Nhật) sản xuất nhằm thay thế cho máy bay P-3C do Mỹ sản xuất. Hai chiếc P-1 đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nhật hồi 26.3.2013.
Ngoài ra, Nhật vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo, có thể chở 14 chiếc trực thăng chống tàu ngầm SH-60K khi tham chiến.
Tạp chí quốc phòng Nhật Ships of the World cho rằng Nhật Bản hiện sở hữu 44 tàu khu trục, 9 tàu khu trục nhỏ để thành lập một hạm đội chống Trung Quốc.
Một số trong 44 tàu khu vực này được sử dụng để phòng thủ, một số được dùng để chống Trung Quốc, theo Ships of the World.
Trước những thách thức kể trên, PLA phải áp dụng những chiến thuật mới để bảo vệ tàu ngầm nước này trước nguy cơ bị tấn công trong các chiến dịch chống tàu ngầm Trung Quốc của Mỹ và Nhật Bản.
Cheng Chi-wen, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng Asia-Pacific Defense (Đài Loan), cho biết PLA cần thêm máy bay chống tàu ngầm. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể dựa vào máy bay vận tải Y-8, và máy bay săn tàu ngầm GX-6 mới ra mắt.
Nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc, ông Shi Hong, cho rằng Trung Quốc cần trang bị thêm máy bay "cánh cứng" chống ngầm bởi vì những trực thăng quân sự hiện tại của nước này có tầm hoạt động quá thấp.
Ông Hong cho biết thêm Trung Quốc đã biến đổi một số chiếc Y-8 thành máy bay chống tàu ngầm GX-6.
Theo ông Hong, Trung Quốc đang chuẩn bị một hệ thống "ba chiều" bao gồm chiến đấu cơ, tàu chiến và tàu ngầm. Nhưng ông Hong không chỉ ra được cụ thể Trung Quốc sử dụng khí tài quân sự nào trong hệ thống "ba chiều" này ngoài chiếc Y-8 và các trực thăng chống tàu ngầm.
Ông Hong cũng thừa nhận rằng Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống giám sát tinh vi để phát hiện và chống tàu ngầm Mỹ, Nhật.
Theo TNO
Trung Quốc lập khu vực phòng không trên đảo tranh chấp với Nhật Trung Quốc hôm nay tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản trong thang 9. Anh: China-defense-mashup Xinhua dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, vùng...