Trung Quốc chuẩn bị bàn giao tàu tên lửa PNS Azmat cho Pakistan
Trung Quốc không những chế tạo tàu PNS Azmat cho Pakistan, mà còn chuyển nhượng công nghệ cho nước này.
Tàu tên lửa lớp PNS Azmat được Trung Quốc chế tạo cho Pakistan.
Gần đây, trên mạng đã xuất hiện những hình ảnh chạy thử tàu tên lửa mà Trung Quốc chế tạo cho Pakistan, tàu tên lửa này có số hiệu 1013, có kế hoạch bàn giao cho Hải quân Pakistan vào tháng 4 này.
Trước đây, báo chí Pakistan cũng đã đăng một số hình ảnh về tàu tên lửa do Trung Quốc chế tạo (FAMC).
Được biết, dựa vào chuyển giao công nghệ từ Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Công nghiệp nặng Tàu thuyền Trung Quốc (CSOC), chiếc tàu tên lửa đầu tiên do nhà máy đóng tàu Karachi và nhà máy chế tạo máy (KSEW) Pakistan chế tạo cho Hải quân Pakistan đã hạ thủy vào năm 2011.
Tham mưu trưởng Hải quân Pakistan, Trung tướng Tayyab Ali Dogar cho biết, hợp tác với Trung Quốc trong dự án này là cơ hội lịch sử cho Pakistan và Hải quân nước này.
Video đang HOT
Chiếc tàu tên lửa đầu tiên PNS Azmat được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Tân Cảng – Thiên Tân, Trung Quốc, hạ thủy ngày 23/9/2011, sẽ bàn giao cho Hải quân Pakistan vào tháng 4/2012, chiếc tàu tên lửa thứ hai được chế tạo tại Karachi, sẽ bàn giao vào cuối năm 2012.
Được biết, tàu tên lửa lớp PNS Azmat mang theo 12-14 binh sĩ, chi phí chế tạo khoảng 50 triệu USD, lượng choán nước 500-600 tấn, dài 60 m, trang bị tên lửa chống hạm C-802/CSS-N-8, tên lửa này có tầm phóng đạt 180 km.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, tàu này đã áp dụng công nghệ tàng hình mới nhất, thiết bị cảm biến mới đã giúp cho tàu chiến này thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Dưới đây là một số hình ảnh về tàu PNS Azmat:
Tàu tên lửa PNS Azmat chuẩn bị hạ thủy.
Tàu PNS Azmat hạ thủy.
Tàu tên lửa PNS Azmat
Tàu tên lửa PNS Azmat của Pakistan, do Trung Quốc chế tạo.
Theo Giáo Dục VN
Lục quân Ấn Độ sẽ mua thêm hơn 4 vạn súng tiểu liên
Giới truyền thông Ấn Độ mới đây đưa tin, vào tháng 6/2012 Ấn Độ sẽ mời 4 công ty tham gia đấu thầu vào dự án mua 44.618 khẩu tiểu liên Cacbin cỡ nòng 5.56mm và 33,6 triệu viên đạn cho lực lượng Lục quân nước này.
Súng trường Tavor của Lục quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Bốn công ty được dự mời đấu thầu sẽ là: Công ty Colt của Mỹ, Tập đoàn Sigma, Tập đoàn công nghiệp vũ khí của Israel và Công ty vũ khí Beretta của Italia.
Loại súng tiểu liên Cacbin của các công ty này sẽ được thử nghiệm tại môi trường sa mạc Rajasthan và các khu vực có độ cao để bảo đảm các tính năng của súng.
Theo một nguồn tin được tiết lộ, bản hợp đồng này của Lục quân Ấn Độ sẽ có giá trị khoảng 400 triệu USD (tương đương với 20 tỷ rupee). Công ty trúng thầu cũng sẽ phải chuyển giao công nghệ cho Ủy ban vũ khí Ấn Độ.
Ủy ban vũ khí của Ấn Độ sẽ có trách nhiệm sản xuất 380.000 - 400.000 khẩu Cacbin để cung cấp cho lực lượng bán quân sự và Cảnh sát quốc gia Ấn Độ.
Theo quy định về trình tự mua bán quốc phòng Ấn Độ, bản hợp đồng này sẽ bao gồm các điều khoản bồi thường thương mại lên tới 30% giá trị của toàn bộ bản hợp đồng.
Về yêu cầu của phía Ấn Độ với bản hợp đồng súng tiểu liên Cacbin lần này là: trọng lượng của súng không quá 3kg, tầm bắn tối thiểu 200m, súng được thiết kế có rãnh thép Picatinny để lắp các thiết bị hỗ trợ chiến đấu bổ sung, ngoài ra còn được trang bị lưỡi lê cơ động.
Theo Giáo Dục VN
Hà Nội: Khởi tố giám đốc lừa dự án chuyển giao công nghệ Sau khi lừa ông Thành ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với công ty mình, Tùng đã rút 200 triệu đồng tiền ông Thành chuyển vào tài khoản của công ty, rồi bỏ trốn. Công an quận Tây Hồ cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Tùng (SN 1964, ở Âu...