Trung Quốc chưa phản hồi về ba nhà máy điện hạt nhân
Trong buổi làm việc giữa bộ trưởng bộ KH&CN hai nước trước đó, phía Việt Nam có đề nghị Trung Quốc tích cực hỗ trợ việc thiết lập một kênh trao đổi song phương về ba nhà máy điện hạt nhân này.
Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam – Nguồn: Thanh Hà – Đồ họa: Như Khanh
Liên quan ba nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát biên giới Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ KH&CN ngày 16-1, ông Nguyễn Tuấn Khải – cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – cho biết Việt Nam đã gửi các thông tin qua đường chính thức và qua đường của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc thiết lập một kênh trao đổi song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc về ba nhà máy điện hạt nhân này.
Tuy nhiên, hiện tại chưa nhận được phản hồi chính thức từ phía Trung Quốc.
Ông Khải cho biết thêm tháng 12-2016, bộ trưởng Bộ KH&CN Trung Quốc đến Việt Nam. Trong buổi làm việc giữa bộ trưởng bộ KH&CN hai nước, phía Việt Nam có đề xuất Bộ KH&CN Trung Quốc tích cực hỗ trợ việc thiết lập một kênh trao đổi song phương về ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ KH&CN Trung Quốc đã ghi nhận và sẽ phản ánh lại với bộ trưởng bảo vệ môi trường Trung Quốc – cơ quan được giao quản lý vấn đề này.
Trước đó, quan ngại về ảnh hưởng từ hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm ngay biên giới Việt Nam đã bắt đầu đi vào hoạt động, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất nâng cấp trạm quan trắc cảnh báo phóng xạ từ trạm địa phương lên trạm cấp vùng.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Hào Quang, Bộ KH&CN giữ nguyên quan điểm chỉ cần xây dựng trạm quan trắc phóng xạ địa phương tại Quảng Ninh vì “quan trắc phóng xạ môi trường là vấn đề tổng thể.
Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 (trong đó đề xuất 1 trạm quan trắc phóng xạ địa phương ở Quảng Ninh) đã đủ đáp ứng được việc cảnh báo, ứng phó với các sự cố phóng xạ môi trường trước các nguy cơ ngoài biên giới”.
Vì vậy không cần nâng cấp trạm địa phương thành trạm vùng ở Quảng Ninh.
(Theo Tuổi Trẻ)
Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển
Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, một quan chức cấp cao nước này cho biết vào ngày 27.1.
Trung Quốc muốn tăng gấp đôi lượng điện hạt nhân vào năm 2020 - Ảnh: AFP
Chủ tịch Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc Xu Dazhe cho hay chính quyền Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng "nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển", theo AFP.
"Trung Quốc nỗ lực trở thành cường quốc hàng hải, vì thế chúng tôi sẽ cần phải tận dụng hết tài nguyên trên biển", ông Xu nói trong một buổi họp báo.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân trên biển không phải là chuyện lạ, do những tàu sân bay và tàu ngầm hiện đại đều sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng dùng năng lượng hạt nhân trên biển vì mục đích dân sự được cho là điều chưa có tiền lệ, theo AFP. Và Nga hiện cũng đang triển khai một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi.
Bắc Kinh lên kế hoạch giao cho Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CGN) và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trên biển trong giai đoạn 2016-2020.
Nhà máy điện hạt nhân nổi của CNNC dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, và của CGN là năm 2020, AFP dẫn lại thông cáo của CGN và CNNC.
Cả hai tập đoàn này tiết lộ những nhà máy điện hạt nhân nổi có thể cung cấp năng lượng cho những giàn khoan xa bờ và phát triển các đảo. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Mỹ và các nước khác.
Trung Quốc hiện có 30 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 28,3 gigawatt đang hoạt động, và đang xây thêm 24 lò phản ứng hạt nhân (tổng công suất 26,7 gigawatt), ông Xu cho biết thêm.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hiểm hoạ nhà máy điện hạt nhân siêu nhỏ của Trung Quốc ở Biển Đông Trung Quốc đang phát triển một nhà máy điện hạt nhân siêu nhỏ, bằng kích cỡ một thùng container nhưng có thể cấp điện cho 50.000 hộ dân và hệ thống này có thể sẽ sớm được đưa ra Biển Đông. Công trình Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Theo South...