Bangladesh đã mua hai chiếc tàu ngầm từ Trung Quốc, khiến Ấn Độ khó tránh khỏi cảm giác “đứng ngồi không yên” vì lo lắng. Liệu Trung Quốc có phải đang tìm cách bao vây nước láng giềng phía nam?
Ảnh minh họa
Theo hãng tin Sputnik của Nga, nước láng giềng phía đông của Ấn Độ – Bangladesh đã mua hai chiếc tàu ngầm chạy bằng điện diesel từ Trung Quốc hôm 14/11 mới đây. Sau khi được đưa vào biên chế năm 2017, hai chiếc tàu ngầm này sẽ là hai chiếc tàu ngầm đầu tiên và duy nhất trong Lực lượng Hải quân Bangladesh.
Động thái trên đã gây ra những hoài nghi bởi vì Bangladesh tiếp giáp ba mặt với Ấn Độ, chỉ có một phần nhỏ tiếp giáp với Myanmar ở phía đông. Defense News đã phỏng vấn các chuyên gia về vấn đề này.
Bangladesh hiện không có tranh chấp lãnh hải hay lãnh thổ sau khi tất cả những cuộc tranh chấp giữa họ với Ấn Độ và Myanmar đều được giải quyết lần lượt vào các năm 2012 và 2014. “Rất khó để hiểu được tại sao Bangladesh lại mua tàu ngầm cho lực lượng Hải quân khi nước này không đối mặt với bất kỳ mối đe dọa lục quân-hải quân thông thường nào”, ông Gurpreet Khurana – một quan chức của Hải quân Ấn Độ và là giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, cho biết.
Tàu ngầm có khả năng mang ngư lôi và thủy lôi nên nó được xem là loại vũ khí tấn công. Tuy nhiên, với một lực lượng hải quân bé nhỏ, Bangladesh còn lâu mới có khả năng chịu được bất kỳ cuộc xung đột hải quân thực sự nào với Ấn Độ. Theo các chuyên gia Ấn Độ, chỉ có một khả năng đây là một hành động khiêu khích của Bangladesh nhằm vào an ninh hàng hải của Ấn Độ.
Ông Arun Prakash – một đô đốc nghỉ hưu của Hải quân Ấn Độ, tin rằng, việc Bangdalesh tin mua tàu ngầm là một bước trong chính sách lâu dài của Trung Quốc nhằm bao vây Ấn Độ bằng các nước vệ tinh phụ thuộc vào Trung Quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều là những nước sản xuất vũ khí lớn của thế giới. Ấn Độ còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ có tranh chấp lãnh thổ ở biên giới mà còn tranh giành ảnh hưởng quyết liệt với nhau trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Hải quân Bangladesh từ lâu đã có lịch sử mua bán vũ khí hải quân từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc mua tàu ngầm lần này có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, ông Swaran Singh – một giáo sư chuyên về ngoại giao và giải trừ vũ khí ở trường Đại học Jawaharlal Nehru ở Ấn Độ, nhận định.
(Theo Vnmedia)
Tin mới nhất
Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chết: Thảm họa chờ sẵn?
09:05:37 01/02/2025
Không phận trên sân bay ở thủ đô Washington, Mỹ, nơi gần với hiện trường vụ va chạm giữa trực thăng quân sự và máy bay thương mại làm 67 người chết, từ lâu đã là nỗi ám ảnh với các phi công.
Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?
08:46:33 01/02/2025
Quân đội Trung Quốc được cho là đang xây dựng một khu phức hợp khổng lồ ở phía tây Bắc Kinh mà tình báo Mỹ tin rằng sẽ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy thời chiến và lớn hơn nhiều so với Lầu Năm Góc.
Ông Trump cảnh báo BRICS
08:44:37 01/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khối BRICS sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt thuế quan nếu quay lưng với đồng USD.
Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm
08:43:00 01/02/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự với Nga.
Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV
08:04:51 01/02/2025
Dự kiến, phiên bản nâng cấp này sẽ hoàn thành vào mùa hè 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết hợp AI vào hệ thống vũ khí phòng không.
Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai
07:50:39 01/02/2025
Lực lượng Nga đang siết dần gọng kìm xung quanh thành phố miền đông của Ukraine là Pokrovsk, nơi đóng vai trò là trung tâm hậu cần then chốt của quân đội chính quyền Kyiv.
Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic
07:50:34 01/02/2025
Cảnh sát Na Uy đã bắt một tàu có toàn bộ thủy thủ đoàn là người Nga vì nghi liên quan vụ làm hư tuyến cáp quang tại biển Baltic.
Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh
07:23:15 01/02/2025
Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cơ sở giáo dục Mỹ tại Iraq như Đại học Mỹ ở Baghdad, Duhok và Sulaimaniyah cũng góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai nước.
Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu
07:07:06 01/02/2025
Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ FEFU đã đề xuất sử dụng các cấu trúc nano niken làm vật mang dữ liệu có sử dụng nguyên lý hoạt động của băng từ trước đây được sử dụng trong băng cassette âm thanh và video...
Nhật Bản nỗ lực giải cứu lái xe bị mắc kẹt hơn 72 giờ trong 'hố tử thần'
07:04:59 01/02/2025
Hiện chính quyền địa phương cũng đang xử lý các nguy cơ tiềm ẩn do nước sông chảy ngược vào hố tử thần từ một đường ống nước thải sinh hoạt bị vỡ.
Chuyên gia Nga đánh giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine
06:50:59 01/02/2025
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, một diễn biến mới đang gây lo ngại khi nước này đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể nguồn viện trợ từ phương Tây, chủ yếu do quyết định tạm dừng tài trợ từ phía Mỹ.
Myanmar lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp
06:45:43 01/02/2025
Tại cuộc họp, NDSC đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị bầu cử, tăng sản lượng nông sản và chăn nuôi, nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục để phát triển quốc gia và lĩnh vực y tế.