Trung Quốc chơi “canh bạc Hy Lạp” để “thâu tóm” Châu Âu
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là một rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc thâu tóm các thị trường Châu Âu.
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc “thâu tóm” các thị trường Châu Âu.
Mọi con mắt đổ dồn vào Trung Quốc và khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này, sau khi cử tri Hy Lạp “nói không” với các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế mới trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 làm bùng lên những đồn đoán rằng Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels hôm 7/7, kêu gọi Hy Lạp đề xuất những “đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy” để giải cứu nền kinh tế nếu nước này có ý định ở Eurozone.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trấn an các quan chức EU hàng đầu về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Trong một cuộc họp báo hôm 6/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping khẳng định rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp cho tình hình Hy Lạp và rằng Bắc Kinh đã thảo luận với cả Athens và Brussels.
Thứ trưởng Cheng Guoping bày tỏ lạc quan rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ được “giải quyết một cách thỏa đáng” và nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Cheng lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có “tác động nghiêm trọng” không chỉ đối với Hy Lạp mà còn đối với toàn bộ thế giới.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia Nga, việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là đầy rẫy rủi ro, nhưng Trung Quốc chơi canh bạc Hy Lạp để “thâu tóm” các thị trường Châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Nga Sputnik, ông Yakov Berger – một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IFES) – cho biết Trung Quốc không cho phép quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Châu Âu “bị đóng băng” do cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Chuyên gia Alexander Larin của IFES nhận định mối quan hệ giữa Hy Lạp với EU sẽ diễn biến phức tạp hơn và phải được giải quyết dứt điểm. Cả Hy Lạp lẫn EU đều hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, nước đã ngỏ ý muốn giúp đỡ.
Đối với Trung Quốc, Hy Lạp là một cửa ngõ quan trọng để tiếp tục xâm nhập thị trường Châu Âu. Trung Quốc vốn là một nhà đầu tư lớn vào nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đã mua lại nhiều tài sản công và tăng thị phần tại cảng Pireaus – cảng biển thương mại lớn nhất Hy Lạp – kiểm soát một số cầu tàu container để đảm bảo dòng chảy ngày càng ồ ạt các sản phẩm của Trung Quốc vào Châu Âu.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc kết nối cảng Pireaus với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này tại khu vực Balkan và các quốc gia ven sông Danube. Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với các nước Châu Âu về nhiều dự án phát triển đường cao tốc, đường sắt và đường thủy.
Hãng truyền thông Sputnik nhận định do cuộc khủng hoảng Hy Lạp, đây là một canh bạc có mức độ rủi ro rất cao, khi xét đến những thiệt hại trước đó của các công ty Trung Quốc ở Iraq, Libya, Sudan và Ai Cập.
Tuy nhiên, hai chuyên gia Berger và Larin lại cho rằng Trung Quốc sẽ không bị lỗ vốn trong canh bạc này. Thậm chí, ông Alexander Salitsky – một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế và Quan hệ Quốc tế Thế giới Moscow – còn cho rằng một “Trung Quốc trường vốn” sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng Hy Lạp để “kiểm soát” Châu Âu.
Chuyên gia Salitsky nói Bắc Kinh chắc chắn sẽ tham gia kế hoạch giải cứu Hy Lạp và lưu ý rằng Trung Quốc có đủ nguồn lực để làm điều này. Trung Quốc có thể di chuyển một số ngành công nghiệp chế biến sang Hy Lạp hoặc có thể dùng Hy Lạp làm nơi trung chuyển dầu khí quan trọng từ Nga sang Châu Âu.
Fan Mingtao, Vụ trưởng Vụ Tài chính định lượng tại Viện Định lượng và Kỹ thuật kinh tế Trung Quốc nói với Sputnik rằng có hai cách mà Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Hy Lạp.
Ông Fan Mingtao nói: “Thứ nhất , (Trung Quốc có thể viện trợ) trong khuôn khổ viện trợ quốc tế thông qua các nước EU. Thứ hai, Trung Quốc có thể hỗ trợ Hy Lạp trực tiếp. Thông qua chương trình &’Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa’ và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, Trung Quốc có khả năng này”.
Đáng chú ý là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, do Trung Quốc lãnh đạo, có sự tham gia của hàng chục nước Châu Âu.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Hy Lạp nói "Không", châu Âu nhóm họp khẩn cấp
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), ông Donald Tusk, ngày 5/7 cho biết ông đã đề nghị tiến hành Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu(eurozone) để thảo luận về tình hình Hy Lạp hiện nay.
Người dân Hy Lạp ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu dân ý (Ảnh: AP)
Tuyên bố nêu trên của ông Tusk được đưa ra trong bối cảnh Pháp và Đức cũng đưa ra những thông điệp tương tự sau những diễn biến mới nhất trong cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp.
Phát biểu khi vừa quay trở lại Vienna để tham gia cuộc đàm phán giữa nhóm P5 1 với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết "quả bóng" hiện đang thuộc về phía tòa án Hy Lạp.
"Đầu tiên, chúng ta phải chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Dù kết quả này có như thế nào, đó đã là quyết định được người dân Hy Lạp thể hiện và đây là lý do tại sao quả bóng hiện đang thuộc về phía tòa án Hy Lạp", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông Martin Schulz cho biết hội nghị của lãnh đạo các nước Eurozone sẽ thảo luận về "chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Hy Lạp". Ông cho rằng công dân, những người đến tuổi về hưu, những người ốm yếu hay trẻ em ở Hy Lạp không đáng phải trả giá cho kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Do đó, ông hối thúc EU chuẩn bị sẵn trường hợp nếu Hy Lạp rơi vào một cuộc khủng hoảng.
Trong một thông báo, ông Schulz khẳng định Athens nên "đưa ra những đề xuất có ý nghĩa và mang tính xây dựng" trong những giờ tới để các quốc gia trong khối eurozne cân nhắc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Nếu họ không làm như vậy, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn rất khó khăn và đầy bi kịch".
Cũng trong tối 5/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tiến hành điện đàm để thảo luận về vấn đề Hy Lạp, trong đó nhất trí tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ở nước này. Hai nhà lãnh đạo thống nhất tiếp tục tiến hành thảo luận về Hy Lạp tại Paris vào tối 6/7 và kêu gọi tiến hành Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong ngày 7/7 để thảo luận về khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Luxembourg tiếp nhận cương vị chủ tịch luân phiên EU: Cơ hội không đúng thời Kể từ đầu tháng 7 này, Luxembourg tiếp nhận cương vị chủ tịch luân phiên EU từ Latvia. Đây là lần thứ 12 thành viên sáng lập này đảm trách nhiệm vụ dẫn dắt EU cho thời gian nửa năm tới. Ảnh minh họa Mọi dấu hiệu đều cho thấy chưa khi nào Luxembourg khó thành công trên cương vị đặc biệt ấy...