Trung Quốc cho quân đồn trú ở Hong Kong để làm gì?
Nằm cách trung tâm Hông Kông, nơi hàng ngàn người biểu tình tụ tập, chỉ vài met, một tòa nhà xám đồ sộ được bao bọc bằng những bức tường cao – đó là doanh trại của bộ chỉ huy lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) đồn trú tại đặc khu.
Một người lính đứng gác tại lối vào doanh trại bộ chỉ huy lực lượng PLA đồn trú ở Hông Kông – Anh: AFP
Cổng chính doanh trại được canh gác cẩn mật 24/24 bởi các lính gác mặc quân phục chiến đấu màu xanh lá cây trang bị súng ống đứng gác bất động với bộ mặt lạnh lùng đến vô cảm, CNN cho biết.
Mặc dù Hông Kông thuộc Trung Quôc, nhưng các doanh trại của PLA tại Hông Kông phải tuân thủ theo luật của đặc khu này: người lính không bao giờ bước chân ra phố và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người dân địa phương.
Binh sĩ PLA sang Hông Kông từ lúc nào?
Vào ngày 1.7.1997, khi Anh chính thức trao lại quyền kiểm soát Hông Kông cho Trung Quôc, binh sĩ PLA đã tiến sang Hông Kông từ thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quôc.
Khi đó, dưới trời mưa nặng hạt, một đoàn xe tải quân sự màu xanh lá chở đầy binh sĩ vũ trang Trung Quôc đã hướng sang đảo Hông Kông để đến căn cứ mới, nơi từng là chỗ đồn trú của một biệt đội lính Anh.
Video đang HOT
Đoàn xe chở binh sĩ Trung Quôc tiến sang Hông Kông vào ngày 1.7.1997 – Anh: AFP
Trong khi doanh trại tọa lạc tại quận Trung Hoàn, trung tâm tài chính của Hông Kông, là nơi đóng quân của bộ chỉ huy lực lượng PLA đồn trú ở đặc khu, nhưng nhiều binh sĩ PLA, đặc biệt là lính hải quân và không quân, lại đóng tại các căn cứ nhỏ hơn nằm rải rác trên khắp Hông Kông.
Quân số của lực lượng PLA đồn trú tại Hông Kông luôn giữ nguyên và binh sĩ đóng quân tại đây thường xuyên được luân phiên ra vào đặc khu, theo CNN.
Lần luân phiên đầu tiên được tiến hành hồi năm 1998 và từ đó đến nay đã có 12 đợt thay lính.
Hạn chế tiếp xúc
Binh sĩ PLA diễu hành tại một căn cứ không quân ở Hông Kông – Anh: Reuters
Theo Luật Cơ bản, hay còn gọi là hiến pháp mini, của Hông Kông, vốn có hiệu lực từ ngày 1.7.1997, doanh trại PLA, nơi cư ngụ của một nhóm binh sĩ thuộc hải quân, không quân và bộ binh PLA, có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và bảo vệ an ninh cho Hông Kông.
Mặc dù Điều 14 của Luật Cơ bản quy định doanh trại PLA “sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hông Kông”, nhưng chinh quyên Hông Kông “có thể yêu cầu chinh quyên trung ương (Bắc Kinh), khi cần thiết, chỉ đạo doanh trại hỗ trợ duy trì trật tự công cộng và cứu hộ thiên tai”.
Ngoài ra, điều khoản này còn quy định “doanh trại PLA thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng với điều khoản của luật pháp quốc gia mà chinh quyên trung ương đã quyết định áp dụng cho Hông Kông trong tình huống Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quôc quyết định tuyên bố chiến tranh hoặc, vì lý do bất ổn tại Hông Kông đe dọa sự thống nhất hoặc an ninh của quốc gia vượt quá tầm kiểm soát của chinh quyên Hông Kông, quyết định rằng Hông Kông đang trong tình trạng khẩn cấp”.
Kể từ sau năm 1997, có rất ít thông tin về các hoạt động của binh sĩ Trung Quôc đóng tại Hông Kông, ngoại trừ một số ngày doanh trại này mở cửa mời người dân địa phương vào tham quan các khí tài và gặp gỡ binh sĩ.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu trong vài tháng gần đây cho thấy PLA đã bắt đầu hoạt động công khai hơn, với việc bến cảng Victoria tại Hông Kông thường xuyên đón nhận chiến hạm của Trung Quôc ghé thăm.
Theo Thanh Niên
Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận
Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Theo CNN, một quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên phải là người "yêu nước và yêu Hồng Kông".
Người Hồng Kông tham gia biểu tình chống "Trung Chiếm".
Lãnh đạo hiện tại của Hồng Kông cũng khẳng định đây là một quyết định đúng hướng.
Tuy nhiên, nhóm biểu tình phản đối động thái này ở thành phố này đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Bắc Kinh với lý do đó là một động thái không dân chủ và ngăn những người có quan điểm chính trị đối lập được tranh cử.
Theo chính sách "một nước, hai chế độ", 7 triệu cư dân của Hồng Kông, được định nghĩa là một "đặc khu hành chính" của Trung Quốc, có nhiều quyền dân sự tự do hơn so với cư dân đại lục. Đây cũng là một phần thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh trước khi bàn giao thành phố này.
Nhưng quyết định thay đổi cách bầu chọn lãnh đạo của Hồng Kông đã dấy lên các lo ngại rằng quyền này đang ngày càng bị xói mòn.
Hiện các nhà lãnh đạo của Hồng Kông chủ yếu là những người trung thành với Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của những người biểu tình cho phép tự do hơn nữa trong cuộc bầu cử năm 2017. Phe này tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình hơn nữa để phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Động thái này diễn ra sau khi hàng chục ngàn người biểu tình phản đối diễu hành ở Hồng Kông hồi đầu tháng này. Phương tiện truyền thông địa phương cho biết, người biểu tình được trả tiền hoặc xúi giục để tham dự cuộc tuần hành.
Theo Giáo Dục
Căng thẳng dâng cao ở Hồng Kông Hồng Kông có nguy cơ trải qua một đợt bất ổn lớn sau khi chính quyền trung ương quyết định giới hạn ứng viên tranh cử lãnh đạo đặc khu. Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải cách bầu cử ở Hồng Kông hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters Ngày 31.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết...