Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng
Quan chức Cục Kiểm ngư nói về khẳng định sẽ làm mọi cách bảo vệ ngư dân cho dù Trung Quốc nói sẽ dùng quân đội &’chặn bắt ngư dân nước ngoài’.
Những diễn biến nóng ở Biển Đông tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất trong cuộc họp báo thường kỳ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 3/7.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê – Ảnh: Tùng Đinh
Trước việc Trung Quốc ra đạo luật cho phép quân đội nước này chặn bắt ngư dân nước ngoài ở vùng biển mà nước này tự cho là “có chủ quyền”, ông Bình cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi động thái của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982″.
Ông Bình khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống trên Biển Đông trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chiều 3/7, trả lời phóng viên TS, ông Hà Lê – Cục phó Cục kiểm ngư cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được thông tin Trung Quốc cho phép quân đội chặn ngư dân nước ngoài. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Kiểm ngư là bảo vệ, giúp đỡ ngư dân hoạt động đánh bắt ở ngư trường truyền thống. Vì thế, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Video đang HOT
Trong khi đó, đại diện Cảnh sát biển Việt Nam từ chối trả lời câu hỏi về động thái nói trên của Trung Quốc liệu có gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình – Ảnh: Tùng Đinh
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào bản tin cảnh báo bão, ông Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc mở rộng vùng cảnh báo bão xung quanh biển Đông cũng không thay đổi được bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông”.
Đối với các hoạt động giao thương ở biên giới Việt – Trung, ông Lê Hải Bình nói: “Theo tôi được biết, các hoạt động giao thương giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Tôi không thấy có thông tin về việc Trung Quốc ngừng một số chương trình giao thương với Việt Nam”.
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Bình một lần nữa khẳng định việc Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực – cơ quan giải quyết các tranh chấp quốc tế.
“Việt Nam đang tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế trong khu vực và thế giới. Việc ký kết với tòa thường trực là bước đi nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế”, ông Bình nói.
Đối với việc Nhật Bản đang dự tính thay đổi Hiến pháp, cho phép triển khai quân đội ở nước ngoài, ông Bình cho biết Việt Nam hy vọng Nhật Bản với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới sẽ có những nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin về kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines tới Hà Nội hôm 2/7, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
Hai bên cũng trao đổi hợp tác trong ASEAN và vấn đề Biển Đông, đề cao đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Phương Mai
Theo_VTC
Tình hình biển Đông: Không lùi bước trước sự đe dọa, lấn chiếm lãnh thổ
Ngày 2/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê
Tham dự buổi tiếp xúc cử tri này còn có Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri huyện Hương Khê đã lắng nghe và thẳng thắn trao đổi nhiều ý kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng đoàn công tác về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là chú trọng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, nhiều cử tri bày tỏ bức xúc trước hành động của Trung Quốc khi bất chấp luật pháp quốc tế, ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đông đảo cử tri cũng bày tỏ sự đồng tình, tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề biển đảo của Tổ quốc theo hướng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ.
Về vấn đề biển đảo mà cử tri quan tâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đã trải qua nhiều bước tiến, thăng trầm của lịch sử. Việt Nam luôn muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc như nhiều nước láng giềng khác, dựa trên tinh thần độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân hai nước. Và không bao giờ Việt Nam xem nhẹ hoặc lùi bước trước sự đe dọa, lấn chiếm lãnh thổ...
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông chiều 3/7: Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu TQ rút giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Tình hình biển Đông chiều 3/7: Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Chiều 1/7/2014, tại Hà Nội, trung tướng Võ Văn Tuấn,...