Trung Quốc cho phép tuyên án vắng mặt tội phạm tham nhũng, khủng bố
Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc vừa có thêm điều khoản cho phép tòa án tuyên án vắng mặt bị cáo phạm tội tham nhũng, gây hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia hay tham gia khủng bố.
Một quan tham bị dẫn độ từ Pháp trở về Trung Quốc – Ảnh: Nhân dân Nhật báo
Phạm vi của chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra nước ngoài. Khi chưa có cơ chế tuyên án vắng mặt, quan tham trốn chạy về mặt luật pháp vẫn “trong sạch” vì vậy khiến công tác xử lý tài sản tham nhũng gặp khó khăn. Chuyện dẫn độ những đối tượng này cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình tư pháp phức tạp giữa Trung Quốc với quốc gia khác.
Bổ sung trong luật tố tụng hình sự chính là để giải quyết vấn đề này. Wang Aili, người đứng đầu Phòng Luật hình sự của Ủy ban Pháp luật thuộc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, cho biết một vụ án nếu được xác định là trường hợp cần phải xử lý khẩn cấp và có sự chấp thuận của Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao thì có thể áp dụng cơ chế tuyên án vắng mặt.
Video đang HOT
Kể cả khi bị cáo ở nước ngoài, một bản sao của trát hầu tòa cũng sẽ được gửi đến nơi ở để đảm bảo “quyền được biết” của họ. Bị cáo cũng có luật sư bào chữa, do tòa chỉ định hay người thân bị cáo lựa chọn. Sau khi tuyên án, bị cáo hoặc thân nhân có thể kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, Tân Hoa Xã cho biết.
Do không có cơ chế tuyên án vắng mặt, cựu Phó thị trưởng thành phố Ôn Châu ( Chiết Giang) Dương Tú Châu (trốn chạy 13 năm) đến năm 2017 mới bị lãnh án tù - Ảnh: Sohu
Trước khi bổ sung cơ chế tuyên án vắng mặt, Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chống tham nhũng như lập Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC) có quyền hạn điều tra với mọi công chức nhà nước bất kể họ có phải đảng viên hay không. Cơ sở pháp lý để NSC hoạt động là Luật giám sát quốc gia được thông qua hồi tháng 3.
Ngoài ra, để đối phó với những cá nhân cực đoan ở khu tự trị Tân Cương, nước này vào cuối năm 2015 đã thông qua luật chống khủng bố. Bắc Kinh hiện chưa công bố có ban nhiêu nghi phạm khủng bố Trung Quốc ở nước ngoài.
Cẩm Bình (theo Reuters, Sina)
Theo motthegioi
Tổng thống Mỹ cam kết chấm dứt bạo lực chính trị
Trong phản ứng mới nhất liên quan đến vụ hàng loạt bưu kiện chứa thiết bị nổ được gửi tới văn phòng, nhà riêng của các chính khách đảng Dân chủ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi đây là "hành động khủng bố" và những kẻ đứng đằng sau vụ việc này phải bị trừng trị với khung hình phạt cao nhất của pháp luật.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố ngày 26/10 tại thủ đô Washington, Tổng thống Trump nhấn mạnh bạo lực chính trị không bao giờ được phép tồn tại trên lãnh thổ Mỹ và tiếp tục kêu gọi người dân thể hiện sự đoàn kết. Ông đã chỉ đạo cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra và xét xử nghi phạm.
Tổng thống Trump cũng đánh giá cao nỗ lực của các lực lượng an ninh Mỹ khi đã bắt giữ được nghi phạm trong loạt vụ khủng bố bằng bom thư với ít nhất 14 bưu kiện được gửi đi.
Cơ quan chức năng Mỹ đã bắt giữ Cesar Sayoc, 56 tuổi, sống ở bang Florida. Sayoc bị cáo buộc phạm 5 tội danh với mức án tối đa lên tới 48 năm tù giam, giảm 10 năm so với thông báo trước đó của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions.
Đến nay, đã có ít nhất 14 bưu kiện chứa thiết bị nổ được xác định gửi tới một loạt các chính khách đảng Dân chủ và các nhà tài trợ cho đảng Dân chủ. Gói bưu kiện thứ 14 được phát hiện tại một bưu điện ngoại ô thành phố San Francisco đề gửi tới địa chỉ một nhà tài trợ của đảng Dân chủ là ông Tom Steyer.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Nga đập tan âm mưu khủng bố tại Moskva Ngày 26/10, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo các nhân viên an ninh Nga đã kịp thời ngăn chặn, đập tan âm mưu của các đối tượng thánh chiến là thành viên tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tấn công khủng bố tại thủ đô Moskva. Đánh bom khủng bố tại tàu điện ngầm ở thành...