Trung Quốc chính thức kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Nhật
Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua việc kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Nhật và ngày diễn ra vụ thảm sát Nam Kinh. Cùng ngày, Bắc Kinh tiếp tục chỉ trích Tokyo bịa đặt về việc Trung Quốc dự định lập vùng phòng không trên biển Đông.
Một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân thảm sát Nam Kinh
Thông tin được hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải. Theo đó “ngày 3/9 đã được phê chuẩn là ngày chiến thắng và 13/12 là ngày toàn quốc tưởng nhớ các nạn nhân thảm sát”.
Nhật Bản từng xâm chiếm Trung Quốc trong những năm 1930, và giữa hai nước đã nổ ra chiến tranh toàn diện từ năm 1937 tới 1945.
Trung Quốc khẳng định hơn 300.000 người dân nước mình đã bị các binh sỹ Nhật thảm sát trong 6 tuần bắn giết tại Nam Kinh, thủ đô của Trung Quốc khi đó. Cuộc thảm sát bắt đầu vào ngày 13/12/1937.
Hiện chưa rõ ý nghĩa của “ngày quốc lễ chính thức” là gì, mặc dù đây có lẽ sẽ không phải ngày nghỉ lễ.
Chính phủ Trung Quốc trước đây từng chọn ngày chiến thắng là ngày 3/9, một ngày sau khi Nhật Bản chính thức đầu hàng quân Đồng minh trên tàu chiến USS Missouri tại vịnh Tokyo năm 1945.
“Việc phê chuẩn các ngày quốc lễ có ý nghĩa lịch sử lớn và là một sự cần thiết trong bối cảnh hiện tại”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying khẳng định sau khi quốc hội phê chuẩn.
Các quan chức Trung Quốc thường đề nghị Nhật “nhìn lại” quá khứ của mình, trong khi Tokyo cho rằng các nước láng giềng thường lấy lịch sử như một cây gậy ngoại giao để tấn công Nhật.
Trong một diễn biến khác cho thấy căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật vẫn chưa hạ nhiệt, Bộ quốc phòng Trung Quốc khẳng định Tokyo đã dựng lên chuyện Bắc Kinh có ý định lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
“Cần phải lưu ý rằng các lực lượng cánh hữu của Nhật đã liên tục có những cáo buộc rằng Trung Quốc sẽ lập một ADIZ trên biển Đông, và mục đích của họ là làm xao lãng sự chú ý của cộng động quốc tế”, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói, và khẳng định “động thái này có động cơ ngầm”.
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Yang nhấn mạnh ADIZ không phải một vùng không phận có chủ quyền, cũng không phải vùng cấm bay. Việc thiết lập ADIZ không có nghĩa là một sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ, vùng biển hay vùng trời.
“Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có thể lập các ADIZ một cách hợp pháp, tùy thuộc các mối đe dọa đường không mà nước mình phải đối diện”, ông Yang khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ: Hết thuốc độc cho án tử, quay lại với... ghế điện?
Thiếu thuốc độc để hành quyết các tử tù, nhiều tiểu bang ở Mỹ đang cân nhắc quay lại với 3 phương pháp xử tử trước đây, gồm: ngồi ghế điện, phòng hơi ngạt và xử bắn.
Vì thiếu thuốc, các tiểu bang Mỹ đang xem xét quay lại dùng các phương pháp tử hình lâu đời, chẳng hạn như ghế điện, để thay thế cho cách tiêm thuốc độc - Ảnh minh họa Reuters
Theo AFP, một số quan chức tại các bang Virginia, Wyoming và Missouri đang đề nghị sử dụng lại các phương pháp hành hình lâu đời do tình trạng khan hiếm thuốc độc.
Tranh cãi việc tiêm thuốc độc
Kể từ năm 1982, hành hình tử tù bằng cách tiêm thuốc độc đã dần trở thành phương thức phổ biến tại Mỹ, được chính quyền tại 32 tiểu bang áp dụng.
Do thiếu nguồn cung các loại thuốc tiêm, Mỹ đã tử hình các tử tù bằng một loại thuốc gây mê cho động vật, theo AFP. Vì lý do nhân đạo, nhiều hãng dược châu Âu đã ngừng xuất khẩu thuốc độc dạng tiêm cho những bang của Mỹ áp dụng án tử hình, bao gồm các bang Ohio, Missouri, Texas, Georgia, Florida và Arizona. Do đó, các bang thiếu thuốc tiêm đành phải chuyển qua dùng thuốc pentobarbital, một loại thuốc gây mê cho động vật nhưng dùng lượng lớn sẽ gây tử vong, ông Richard Dieter, Giám đốc Trung tâm thông tin án tử hình của Mỹ, cho AFP biết. Các tù nhân, nhà hoạt động nhân quyền và nhà hoạt động phản đối tử hình bằng thuốc độc ở Mỹ đã lên tiếng phản đối việc dùng pentobarbital để tử hình tù nhân, cho rằng đây là một biện pháp vô nhân đạo. ( D.Phúc)
Tuy nhiên, do các nhà cung cấp châu Âu đã ngừng bán thuốc cho các bang của Mỹ vì phản đối việc dùng thuốc để giết người, các quan chức Mỹ buộc phải tìm kiếm nguồn cung từ các trung tâm bào chế dược phẩm không thuộc sự quản lý của liên bang Mỹ.
Điều này dẫn đến số lượng ngày càng tăng các vụ kiện tụng tố cáo loại thuốc độc mới chẳng khác gì là "hình phạt tàn bạo và bất thường" cho những ai bị kết án tử hình và là một sự vi phạm Hiến pháp Mỹ.
Mới đây, ngày 22.1, các nhà làm luật tại 3 bang Virginia, Wyoming và Missouri đã thông qua một dự luật cho phép sử dụng ghế điện nếu không có các loại thuốc độc tiêm cho tử tù.
Còn tại bang Missouri, nơi chính quyền địa phương chật vật giải quyết các vụ kiện tụng tranh cãi về nguồn gốc của các loại thuốc độc tiêm cho tử tù, nên Chánh công tố viên Chris Koster đã lên tiếng đề xuất dùng lại phòng hơi ngạt.
Ông Koster biện luận rằng các vụ kiện tụng pháp lý chống việc xử tử bằng hình thức tiêm thuốc độc đã tạo ra một "rào cản nhân tạo" gây khó cho việc thi hành các bản án tử hình.
Nghị sĩ Rick Brattin thuộc bang Missouri cũng đang đề xuất chuyển sang dùng lại phương pháp xử tử bằng đội xử bắn, cách hành hình được sử dụng lần cuối cùng tại bang Utah hồi năm 2010.
Ông Bruce Burns, một nhà làm luật thuộc bang Wyoming, cũng đang vận động chính quyền quay lại dùng đội xử bắn cho các bản án tử hình.
Tiểu bang miền tây nước Mỹ này hiện chỉ có một trường hợp bị kết án tử hình và có quy định cho phép dùng phòng hơi ngạt thay thế cho tiêm thuốc độc ở nơi cần thiết.
Tuy nhiên, Wyoming lại không có phòng hơi ngạt đúng quy chuẩn và ông Burns đang đề xuất trong một dự thảo luật về việc dùng đội xử bắn như một hình thức thay thế có chi phí thấp hơn cho phòng hơi ngạt.
Loay hoay với tử tù
Giới phân tích luật cho rằng việc hấp tấp áp dụng các phương pháp xử tử thay thế cho phương pháp tiêm thuốc độc có thể đem lại kết quả trái với mong đợi cho các chính trị gia đề xuất chuyện này.
Bà Deborah Denno, một giáo sư luật tại Trường đại học Fordham (Mỹ), cho rằng việc quay trở lại dùng các phương pháp hành hình cũ sẽ rất rắc rối.
Giường tiêm thuốc độc - Ảnh: Guardian
"Bạn có thể thay đổi bao nhiêu lần đây? Làm sao để chuyển qua một phương pháp xử tử mà không gây chú ý của dư luận vào thực tế rằng chúng ta không biết chúng ta đang làm gì", nữ giáo sư này đặt vấn đề.
Ngoài ra, những người muốn xóa bỏ án tử hình tin rằng tăng cường sử dụng các phương pháp hành hình, chẳng hạn như dùng đội xử bắn và ghế điện, sẽ làm gia tăng khả năng những vụ án oan sai.
"Nếu chúng ta bắt đầu dùng lại những phương pháp tử hình ngày xưa, thì chúng ta sẽ tạo ra những câu chuyện khủng khiếp", ông Richard Dieter, Giám đốc Trung tâm thông tin án tử hình ở Mỹ, cho hay.
Ông Dieter còn dự đoán rằng dư luận và tòa án sẽ theo dõi sát sao hơn đối với việc áp dụng các phương pháp xử tử vì chúng được cho là đã gây ra "quá nhiều các vụ hành hình được tiến hành cẩu thả".
Ông Ron McAndrew, một cựu quản ngục tại nhà tù Bang Florida, có một hồi ức rùng rợn về một vụ hành hình bằng ghế điện mà chính ông tận mắt chứng kiến hồi tháng 3.1997.
Phòng hơi ngạt - Ảnh: Reuters
"Một chùm khói bốc lên từ bên dưới nón trùm đầu tử tù, rồi sau đó là lửa bùng cháy", McAndrew nhớ lại.
"Sau đó chúng tôi thấy khói và lửa tiếp tục bốc ra từ cái nón trùm. Trong 11 phút tiếp theo, căn phòng đầy khói, đỉnh đầu của tử tù bị thiêu rụi. Đó là cái mùi khủng khiếp nhất mà tôi từng ngửi thấy trong đời mình", cựu quản ngục cho hay.
Theo hãng tin AP (Mỹ), kể từ thập niên 1980, các bang ở Mỹ bắt đầu chuyển qua hình thức xử tử bằng thuốc độc vì tin rằng nó giúp tử tù ra đi "thanh thản" không đau đớn và bạo lực như các hình thức xử bắn, phòng hơi ngạt và ghế điện.
Tổng số vụ tử hình ở Mỹ đã giảm trong những năm gần đây, từ 98 trong năm 1999 xuống còn 39 vào năm 2013. Một số bang đã hủy bỏ hoặc tạm hoãn thi hành án tử hình. AFP cho hay có 18 bang ở Mỹ đã hủy bỏ án tử hình và 7 bang khác tuyên bố tạm ngừng thi hành án tử hình. Mới nhất là bang Washington cũng tuyên bố tạm ngừng thi hành án tử. AP cho hay một số bang ở Mỹ như Alabama, Arkansas, Florida, Kentucky, Oklahoma, South Carolina, Tennessee và Virginia hiện cho phép tù nhân chọn tử hình bằng ghế điện hoặc tử hình bằng tiêm thuốc độc. ( D.Phúc)
Theo TNO
Nhật - Trung tranh cãi về "thảm sát Nam Kinh" Một số nhà sử học thế giới và Trung Quốc khẳng định, "thảm sát Nam Kinh" là một sự kiện có thật, đã được ghi nhận trong nhiều sách lịch sử của thế giới. Trong khi đó, phía Nhật lại phủ nhận. Tuyên bố trên được đưa ra nhằm đáp trả lại phát biểu của ông Naoki Hyakuta, giám đốc đài truyền hình...