Trung Quốc chiếm 84% ứng dụng blockchain toàn thế giới
Số liệu cho thấy cam kết của Bắc Kinh đối với công nghệ blockchain bất chấp lệnh cấm nghiêm ngặt về tiền điện tử.
Theo South China Morning Post, ông Wang Jianwei, Phó giám đốc văn phòng phát triển công nghệ thông tin của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc hôm 20.9 tiết lộ nước này có nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chiếm 84% tổng số ứng dụng của thế giới. Tuy nhiên, ông không nêu rõ khung thời gian cụ thể cho số liệu, chỉ nhấn mạnh blockchain “tăng tốc độ hội nhập nền kinh tế, dịch vụ cho sinh kế của người dân, thành phố thông minh và các dịch vụ hành chính”.
Trung Quốc vẫn cam kết theo đuổi công nghệ blockchain bất chấp lệnh cấm nghiêm ngặt về tiền điện tử
Video đang HOT
CHỤP MÀN HÌNH
Gao Chengshi, đối tác sáng lập của nhà phát triển blockchain Shanghai Hashvalue Information Technology cho biết: “Nhiều bằng sáng chế blockchain không chỉ áp dụng cho blockchain mà còn cho cả công nghệ internet truyền thống như điện toán bảo mật và mật mã (cryptography)”.
Blockchain là công nghệ sổ cái phi tập trung được biết đến nhiều nhất trong vai trò là nền tảng của tiền điện tử, bắt đầu với Bitcoin vào năm 2009. Đặc tính mã nguồn mở và không yêu cầu cơ quan trung ương điều hành đã khiến blockchain trở nên hấp dẫn đối với nhiều ứng dụng trên thế giới. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, loại “blockchain không được phép” này bị hạn chế, yêu cầu phải được đăng ký với Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc đặt nhiều hy vọng vào các “blockchain được cấp phép hoặc những blockchain giới hạn người có thể thay đổi sổ cái”.
Năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết blockchain sẽ đóng “vai trò quan trọng trong vòng đổi mới và chuyển đổi công nghiệp tiếp theo”. Từ năm 2015 đến tháng 6.2021, số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế blockchain từ Trung Quốc chiếm gần 60% tổng số hồ sơ toàn cầu, tiếp đó là Mỹ và Hàn Quốc, theo báo cáo của công ty tư vấn bằng sáng chế PatSnap. Nhưng hiện chỉ có 19% đơn của Trung Quốc được chấp thuận, trong khi các đơn của Mỹ và Hàn Quốc có tỷ lệ phê duyệt cao hơn, lần lượt là 26% và 43%.
Trung Quốc có mối quan hệ khó giải thích đối với blockchain. Nước này cấm tiền điện tử, cấm người dân tham gia hợp pháp vào các chuỗi khối phổ biến ở nước ngoài như Bitcoin và Ethereum. Điều này có thể dẫn đến việc ngành công nghiệp blockchain của Trung Quốc tách biệt với cộng đồng quốc tế.
Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối được nhà nước hỗ trợ của Trung Quốc Blockchain Service Network (BSN) đang làm việc để tách tiền điện tử ra khỏi mạng của mình. Trong tháng này, BSN đã ra mắt Spartan Network, phân nhánh các blockchain phổ biến bao gồm Ethereum, Polygon Edge và cấm các mã thông báo có thể thay thế được sử dụng cho tiền điện tử. Theo thông báo hôm 6.9 của BSN, đợt người dùng đầu tiên của mạng mới bao gồm hơn 10 công ty ở Hồng Kông, với những đơn vị tập đoàn truyền thống như Emperor Group, HSBC, Lan Kwai Fong Group và Maxim’s Group.
Ứng dụng blockchain chống hàng giả, hàng nhái
Hiện nay, hàng giả không chỉ mạo danh các sản phẩm xa xỉ, đắt tiền mà cả ở những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Do đó, phần mềm hoạt động dựa trên một thuật toán blockchain, mã hóa một mã ID tạo ra "chữ ký" duy nhất của nhà sản xuất giúp xác thực hàng hóa đúng nguồn gốc, góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, hàng giả chiếm tới 3,3% hoạt động thương mại toàn cầu năm 2019 và không ngừng tăng lên. Nhiều giải pháp được đưa ra, song chưa thể giải quyết vấn đề hàng giả, hàng nhái triệt để. Nhiều người hy vọng sự kết hợp blockchain và vạn vật kết nối (IoT) có thể phát hiện hàng giả số lượng lớn, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
PGS-TS Nguyễn Đình Quân (Trường Đại học Bách khoa TPHCM), nhà sáng lập Deep Signature, cho biết, nhóm nghiên cứu đã tìm ra giải pháp Deep Signature (công nghệ chuỗi khối blockchain) để giải quyết triệt để vấn đề hàng giả. Khi áp dụng công nghệ chống hàng giả blockchain, doanh nghiệp chỉ mất khoản chi phí thấp, còn người tiêu dùng được sử dụng hoàn toàn miễn phí, đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Deep Signature gồm một hệ thống máy chủ có thể ứng dụng blockchain bất kỳ để mã hóa ID từng sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ có một mã ID duy nhất (có thể là QR code, dãy số, chữ), qua đó giúp xác định nguồn gốc định danh sản phẩm. Ngoài ra, thông tin mã hóa trên blockchain không thể bị sửa đổi hay can thiệp bởi con người. Người tiêu dùng chỉ cần tải phần mềm Deep Signature để quét ID, nếu hàng thật, mã ID sản phẩm sẽ khớp, thông tin sản phẩm trùng với nhà sản xuất, phát hành.
Mã ID sẽ nằm ẩn bên trong bao bì, hộp sản phẩm và chỉ được tiết lộ khi khách hàng mở sản phẩm. Mã này có hiệu lực khi kiểm tra lần đầu, kết quả kiểm tra được mã hóa và ghi lại tự động trên máy chủ blockchain. Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đang áp dụng phần mềm Deep Signature để chống hàng giả, hàng nhái có thể kể đến như Công ty máy móc Tân Tiến, mỹ phẩm Face It, H&H Eco... "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp miễn phí ứng dụng này cho công ty, doanh nghiệp trong năm đầu tiên", PGS-TS Nguyễn Đình Quân chia sẻ.
Hiện tại, ứng dụng Deep Signature có thể giúp giải quyết vấn đề hàng giả, hàng nhái cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, phân phối, công nghiệp sản xuất, y tế, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm. Trong tương lai sẽ mở rộng ra các ứng dụng khác như truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chữ ký điện tử, tem bảo hành, bằng cấp chứng thực trên blockchain, các loại vé máy bay, bảo hiểm...
Trung Quốc và tham vọng dẫn đầu thế giới về blockchain 'Một thế hệ công nghệ mới với đại diện là AI, lượng tử, truyền thông di động, IoT và blockchain đang thúc đẩy các ứng dụng đột phá', Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu cuối năm 2019. "Một thế hệ công nghệ mới với đại diện là AI, lượng tử, truyền thông di động, IoT và blockchain đang thúc...