Trung Quốc chỉ trích Mỹ dỡ hạn chế với Đài Loan
Bắc Kinh kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ sau khi Washington thông báo bỏ hạn chế giao thiệp giữa quan chức Mỹ với đảo Đài Loan.
“Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của người dân Trung Quốc là không thể lay chuyển và chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ người nào hoặc lực lượng nào ngăn chặn quá trình tái thống nhất của Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
“Bất kỳ hành động nào gây tổn hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị đáp trả mạnh mẽ và sẽ không thành công”, ông Triệu nói thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh tháng 9/2020. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 9/1 thông báo dỡ bỏ toàn bộ quy tắc hạn chế giao thiệp của quan chức Mỹ với đảo Đài Loan. Theo đó, các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ Mỹ hiện được phép giao thiệp với các đối tác Đài Loan như đối tác từ bất kỳ quốc gia nào.
Đài Loan hoan nghênh động thái này “là điều quan trọng đối với việc nâng tầm quan hệ” song phương, đồng thời bày tỏ “lòng biết ơn chân thành” đối với chính phủ Mỹ. Hòn đảo cũng tuyên bố quan hệ với Mỹ đã được nâng lên thành quan hệ đối tác toàn cầu.
Trước phản ứng chính thức từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đăng bài chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ. Hãng thông tấn Xinhua cho rằng việc Mỹ dỡ hạn chế giao thiệp với Đài Loan chứng tỏ Pompeo “chỉ quan tâm đến việc gây ra các cuộc đối đầu không chính đáng và không quan tâm đến hòa bình thế giới”.
Một bài xã luận được đăng trên CGTN gọi thông báo của Pompeo là “hành động phá hoại hèn nhát” chính quyền kế tiếp. “Chính quyền Trump, trong nỗ lực tiếp tục đốt nhà trước khi rời nhiệm sở, đã vượt qua lằn ranh đỏ nguy hiểm với Trung Quốc vài ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức”, bài xã luận nêu.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh cần gửi “cảnh báo nghiêm khắc” tới Đài Loan. “Những người trên đảo Đài Loan không được phép mặc nhiên cho rằng họ có thể đòi ly khai với sự trợ giúp bằng nỗ lực điên rồ cuối cùng từ chính quyền bị người Mỹ ruồng bỏ”, tờ báo viết. “Ngược lại, sự điên cuồng như vậy rất có thể khiến họ bị xóa sổ.”
Trung Quốc xem Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ và phản đối bất kỳ động thái nào của Washington mà Bắc Kinh cho rằng vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”. Bắc Kinh tỏ ra tức giận bởi mối quan hệ ngày càng nồng ấm mà Đài Loan xây dựng với Washington trong nhiệm kỳ của Trump.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ vì đạo luật Đài Loan, Tây Tạng
Bắc Kinh nói quan hệ với Washington có thể xấu đi sau khi Trump ký dự luật chi tiêu 2.300 tỷ USD có điều khoản về Đài Loan, Tây Tạng.
"Mỹ không nên áp dụng bất kỳ đạo luật hay điều khoản nào nhằm vào Trung Quốc. Chúng tôi cương quyết phản đối cả hai đạo luật, Đài Loan và Tây Tạng là những vấn đề thuộc về toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh chiều nay, cảnh báo quan hệ Trung - Mỹ có thể xấu đi vì những đạo luật này.
Phát ngôn viên Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hồi tháng 4. Ảnh: Reuters .
Phát biểu được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật chi tiêu trị giá 2.300 tỷ USD được quốc hội thông qua trước đó, cấp ngân sách cho chính phủ liên bang và tài trợ cho gói cứu trợ Covid-19. Dự luật kèm theo Đạo luật Bảo đảm Đài Loan (TAA) và Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng (TPSA).
Cả hai đạo luật đều nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng tại quốc hội Mỹ.
TAA nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ Washington - Đài Bắc dựa trên nền tảng Đạo luật Quan hệ Đài Loan, vốn nhấn mạnh quan hệ song phương và quyền cung cấp vũ khí cho hòn đảo, được Mỹ thực thi từ năm 1979. Đạo luật TAA kêu gọi chính quyền Mỹ khuyến khích Đài Loan tăng cường chi tiêu quân sự, đồng thời bình thường hóa các thương vụ bán vũ khí để cải thiện khả năng phòng vệ cho hòn đảo.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Trong khi đó, đạo luật TPSA cảnh báo sẽ đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào Mỹ với những quan chức Trung Quốc tham gia chỉ định ứng viên cho vị trí Dalai Lama, người được coi là thủ lĩnh của người Tây Tạng. Dalai Lama hiện nay sống lưu vong ở Ấn Độ. Trung Quốc coi ông là một người ly khai và nhiều lần phản đối các cuộc gặp của ông với các lãnh đạo nước khác.
Trung Quốc nói sẽ đáp trả việc đô đốc Mỹ thăm Đài Loan Trung Quốc tuyên bố sẽ phản ứng"cần thiết và hợp pháp" việc chuẩn đô đốc Mỹ thăm Đài Loan, dù chuyến đi này chưa chính thức được xác nhận. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Trung Quốc "kiên quyết phản đối" bất kỳ hình thức trao...