Trung Quốc chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma ‘làm trò hề’ cho tín đồ
Trung Quốc lại chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma và gọi lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này là kẻ ngốc, làm trò hề cho các tín đồ Phật giáo Tây Tạng (!).
Chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc Trung Quốc chỉ trích nặng nề Đạt Lai Lạt Ma – Ảnh: AFP
Viết trên tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 28.3, ông Chu Duy Quần, Chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc thuộc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan tham vấn của Quốc hội Trung Quốc, kêu gọi Đạt Lai Lạt Ma tôn trọng truyền thống của người Tây Tạng.
“Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục rao giảng sự hóa thân của mình là một &’vấn đề thuần túy tôn giáo’ và là thứ chỉ có ông ta mới có thể quyết định, nhưng ông ấy không có sự ngưỡng mộ nào từ các tín hữu”, Reuters dẫn bài viết của ông Chu trên Hoàn Cầu Thời báo.
Ông Chu là người có quan điểm cứng rắn đối với vấn đề Tây Tạng và cả Đạt Lai Lạt Ma. Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng từng nói rằng khi chết đi sẽ kết thúc sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma. Theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma không chết mà sẽ được hóa thân tái sinh trong thân xác của người kế tục là một đứa trẻ.
Video đang HOT
“Tất cả những điều đó (việc Đạt Lai Lạt Ma từ chối tái sinh) là trò hề cho các tín đồ Phật giáo Tây Tạng, hoàn toàn vô ích, không thể đưa ông ấy thoát khỏi sự khổ ải của luân hồi”, ông Chu viết tiếp.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, đang sống lưu vong ở Ấn Độ, bị Trung Quốc liệt vào “phần từ phản động đòi ly khai” tuyên bố kết thúc sự tái sinh nhằm chấm dứt sự can thiệp của Bắc Kinh vào Phật giáo của người Tây Tạng. Tuy nhiên Trung Quốc lại muốn ông tái sinh và chuẩn bị sẵn “một kế tục”.
Ông Tenzin Taklha, trợ lý cao cấp của Đạt Lai Lạt Ma nói rằng không đời nào người Tây Tạng chấp nhận “kẻ kế tục của Trung Quốc”. “Người Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình nghị sự vô lý và chúng tôi tiếp tục không công nhận nó”, ông Tenzin phát biểu.
Hồi năm 1995, Trung Quốc chọn Gyaltsen Norbu, năm nay 26 tuổi, làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, người sẽ tìm kiếm Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo. Trước đó, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tuyên nhận một cậu bé 6 tuổi tên Gedhun Choekyi Nyima là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 nhưng cậu bé này sau đó đã mất tích. Đến nay, cả chính quyền Trung Quốc lẫn Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đều không công nhận lựa chọn của nhau.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhóm chuyên biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma bất ngờ tuyên bố giải tán
Một nhóm người chuyên tổ chức biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma ở bất kỳ đâu ông đến, bất ngờ tuyên bố giải tán, chấm dứt chiến dịch chỉ trích lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này.
Thành viên của ISC chuyên tổ chức biểu tình chống đối Đạt Lai Lạt Ma bất kỳ nơi nào ông đến - Ảnh: Reuters
Nhóm có tên gọi Cộng đồng Shugden quốc tế (ISC). Các thủ lĩnh của ISC đăng một thông báo trên trang web của mình nói rằng họ quyết định giải tán, không tiếp tục tổ chức chiến dịch chống đối nhằm bôi nhọ uy tín của Đạt Lai Lạt Ma, theo Reuters hôm 11.3.
Cùng với thông báo trên, từ 10.3 tổ chức này cũng đóng luôn trang web lâu nay vẫn kêu gọi mọi người tham gia tẩy chay lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. ISC không giải thích lý do của việc ngưng hoạt động cũng như đóng trang web. Reuters cố liên lạc với người phát ngôn của ISC Len Foley, người đứng tên trong thông báo, nhưng không được.
Thông báo ngưng hoạt động của ISC được cho là được đưa ra sau bài phóng sự điều tra của Reuters thực hiện hồi tháng 12.2015. Theo đó, ISC được sự hỗ trợ từ đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên tổ chức những chiến dịch biểu tình phản đối và nói xấu Đạt Lai Lạt Ma tại bất kỳ nơi đâu ông xuất hiện.
ISC là công cụ để Trung Quốc hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Lama Tseta, một nhà sư và là cựu thành viên của phong trào Shugden có trụ sở tại Ấn Độ và Nepal nói với Reuters rằng Ban công tác mặt trận thống nhất của Trung Quốc chỉ đạo các chiến dịch chống đối cho nhóm. Bắc Kinh luôn cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma là "phần tử phản động, ly khai" nhưng luôn bị Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ.
Trước vụ đóng cửa ngưng hoạt động của ISC, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông biết thông tin này nhưng không rõ lý do vì sao. "Bài báo thật hữu ích đã hoàn thành nhiệm vụ", ông trả lời Reuters với hàm ý nói đến bài phóng sự điều tra mà theo ông có thể là lý do.
ISC được thành lập ở California, Mỹ như một tổ chức từ thiện. Từ năm 2014, những người phát ngôn của ISC nói rằng họ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc chống đối nhưng phủ nhận có mối liên hệ với Bắc Kinh hay đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước câu hỏi của Reuters về sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc cho phái Dorje Shugden, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà thay vào đó nói rằng Đạt Lai Lạt Ma đã hành nghề "độc tài tôn giáo".
Người ủng hộ tham gia ISC là những tín đồ của một giáo phái thờ Dorje Shugden, vị thần trong Phật giáo Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người không nên theo tôn giáo này vì cho rằng đây là vị thần "ác", tư tưởng có hại cho tín đồ. Trong khi đó các tín đồ Dorje Shugden buộc tội Đạt Lai Lạt Ma - người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã 80 tuổi này - là đàn áp họ và muốn chia rẽ Phật giáo Tây Tạng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma tại Liên Hiệp Quốc Trung Quốc đã viết thư kêu gọi các nhà ngoại giao và quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) không tham dự một sự kiện có mặt nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 11.3 tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters Trong bức thư,...