Trung Quốc “chỉ muốn dọa nước nhỏ”
Mặc cho căng thẳng gia tăng, Nhật và Mỹ vẫn tập trận hải quân ngoài khơi Okinawa vơi sư tham gia cua nhóm tàu sân bay USS George Washington.
Tàu sân bay Mỹ USS George Washington tham gia cuộc tập chung AnnualEx 2013 với Nhật Bản. Ảnh: CNN
Với việc điều máy bay ném bom B-52 đến vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) mà Trung Quốc mới thiết lập, Mỹ không chỉ muốn phát đi lời cảnh báo đến Trung Quốc mà còn có ý nhắc nhở Nhật Bản.
Đã có Mỹ ra mặt!
Đó là nhận định được bà Anne-Marie Slaughter, cựu giám đốc về hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, đưa ra tại một diễn đàn ở Trung tâm An ninh Mỹ ở Washington hôm 26/11. Theo bà, Mỹ muốn phát đi cảnh báo rằng nước này đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc “bắt nạt” đồng minh Nhật Bản song cũng nhằm nhắc Tokyo không nên phản ứng quá mức. Bà cho biết: “Điều động B-52 có thể để khuyến cáo Nhật Bản không nên làm tình hình căng thẳng thêm bởi đã có Mỹ ra mặt”. Ông Robert Kaplan, một cựu quan chức Ủy ban Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, cũng cho rằng việc Mỹ điều động máy bay là “phô trương lực lượng” và thể hiện cam kết bảo vệ Tokyo cũng như thách thức ECSADIZ của Trung Quốc.
Video đang HOT
Cam kết bảo vệ Nhật Bản một lần nữa được Mỹ nhắc đến trong cuộc điện đàm giữa bộ trưởng quốc phòng 2 nước hôm 27/11. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước Phòng thủ song phương và “hoan nghênh chính phủ Nhật kiềm chế đúng mức”. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực, Nhật và Mỹ vẫn đang tiến hành cuộc tập trận hải quân thường niên mang tên AnnualEx 2013 vơi sư tham gia cua nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington ở ngoài khơi đảo Okinawa.
Trong lúc này, báo chí Trung Quốc lên tiếng chê nước nhà phản ứng “quá chậm” trước việc 2 chiếc B-52 của Mỹ đi qua ECSADIZ. Thời báo Hoàn cầu hôm 28/11 nói Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ “theo dõi” B-52 là “quá bình thường” và rõ ràng Bắc Kinh đã “thất bại khi không có được phản ứng kịp thời và thích hợp”. Bài viết cho rằng sự phản ứng chậm chạp đó có thể hủy hoại hình ảnh quân đội Trung Quốc, nhất là sau cảnh báo sẽ mạnh tay với những máy bay không tuân thủ quy định khi qua lại ECSADIZ.
Tính toán sai
Báo The New York Times (Mỹ) nhận định những gì xảy ra phần nào cho thấy Trung Quốc có thể đã tính toán sai khi đơn phương công bố ECSADIZ với ý đồ tăng cường kiểm soát bầu trời khu vực và thúc ép Nhật Bản nhường bước về vấn đề chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư. Điều Bắc Kinh không ngờ là ECSADIZ đã vấp phải phản ứng nhanh và mạnh từ Washington cũng như sự lan rộng trong cộng đồng quốc tế. Nhận thấy sức ép này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm 27/11 chỉ nói chung chung rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra phản ứng phù hợp tùy vào tình hình và độ lớn nhỏ của mối đe dọa khi thực thi ECSADIZ.
Dù tuyên bố đủ sức “làm chủ” ECSADIZ nhưng theo phân tích của các chuyên gia quốc phòng trên Reuters, hệ thống radar phòng không, máy bay tuần tra và chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ phải “chật vật” tuần tra và ngăn chặn các máy bay trong khu vực nhận dạng phòng không mới, ước tính tương đương 2/3 diện tích nước Anh. Một nguồn tin của chính phủ Nhật cũng cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn chưa có đủ radar hoặc máy bay chiến đấu để quản lý vùng không phận rộng như thế. Nguồn tin này cho biết: “Trung Quốc sẽ không thực thi ECSADIZ trọn vẹn bởi họ không có đủ nguồn lực. Tuy nhiên, họ sẽ tìm cách dọa nạt nước nhỏ”.
Đó có thể là một phần lý do khiến Trung Quốc cho đến giờ chưa có phản ứng mạnh sau khi chiến đấu cơ Hàn Quốc và máy bay tuần tra Nhật Bản bay qua ECSADIZ mà không báo trước hôm 28/11. Một số máy bay thương mại Nhật cũng đang phớt lờ quy định trên của Trung Quốc.
Philippines lo ngại
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 28-11 bày tỏ lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát không phận trên những khu vực tranh chấp ở biển Đông sau khi thành lập ECSADIZ. Ông nói với đài ABS-CBN: “Đang có mối đe dọa rằng Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận ở biển Đông”.
Quan chức này cũng lo ngại về ECSADIZ của Trung Quốc “đang biến cả một vùng trời rộng lớn thành không phận nội địa của Trung Quốc”. “Đây là một sự vi phạm, một hành động gây nguy hiểm cho an toàn của hàng không dân sự” – ông Rosario nhấn mạnh.
Theo Xahoi
Máy bay Hàn Quốc thách thức vùng phòng không Trung Quốc
Hôm qua Hàn Quốc đã điều phi cơ tuần tra qua Vùng nhận dang phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông.
Máy bay tuần tra hàng hải P-3C vào Vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc mới thiết lập nhưng không vấp phải phản ứng từ phía Bắc Kinh. (Ảnh minh họa)
Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết, máy bay tuần tra hàng hải P-3C của hải quân nước nay đã rời đảo Jeju và bay qua các khu vực tranh chấp để làm nhiệm vụ tuần tra hai lần mỗi tuần như thường lệ mà không thông báo lịch trình theo yêu cầu của Trung Quốc. Và cac chuyên bay tương tư sẽ tiếp tục diễn ra.
Động thái của Hàn Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ điều hai máy bay B-52 bay qua Vùng nhận dang phòng không (AIDZ) của Trung Quốc trên quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ khiến tình hình khu vực Đông Bắc Á vốn đã căng thăng càng trơ nên bât ôn hơn trong mấy ngày qua với việc các bên liên tiếp đưa ra các hành động ăn miếng trả miếng, đặc biệt từ phía Nhật Bản. Hãng AFP dẫn nguồn từ báo Yomiuri Shimbun ngày 27/11 cho biết, Tokyo đang cân nhắc mở rộng khu vực ADIZ của ho trên Thái Bình Dương, môt cach đê ho đap tra ADIZ của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang xem xét kha năng triển khai máy bay chiến đấu tại các căn cứ ở khu vực tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
Trong khi đó, ngày 27/11, Reuters cho biết, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng khoảng 3% vào năm 2014. Sự thách thức từ hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc đã buộc Nhật Bản không thể tiếp tục chính sách giảm chi phí quân sự ma ho theo đuôi suôt một thập kỷ qua. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng Nhật Bản đã tăng gần 1%, lên mức 48 tỷ USD. Tuy nhiên, trước việc Bắc Kinh liên tục tăng ngân sách quốc phòng và gia tăng những hành động cứng rắn, các nhà lãnh đạo Tokyo không thể "ăn ngon ngủ yên".
Bên cạnh đó, Tokyo còn có kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo kiểu Mỹ vào ngày 4/12 tới trong bối cảnh Quốc hội vừa thông qua đạo luật thành lập NSC. Cơ quan này sẽ trao nhiều quyền hơn cho Văn phòng Thủ tướng trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại và quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa an ninh ở châu Á, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Hơn nữa, ông Abe là người có quan điểm cứng rắn nên với hội đồng này, ông Abe sẽ như "hổ mọc thêm cánh" trong duy trì các quyết sách cứng rắn, đặc biệt liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Giơi quan sat dư đoan tình hình khu vực Đông Bắc Á sẽ tiếp tục căng thẳng trong thời gian tới, với việc các bên đều đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc. Tối 27/11, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se cảnh báo, tranh chấp chủ quyền ngày một gia tăng có nguy cơ làm tình hình an ninh tại Đông Bắc Á càng thêm bất ổn.
Theo Xahoi
Mỹ điều máy bay ném bom B-52 'dằn mặt' Trung Quốc và 'kiềm chế' Nhật Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, không chỉ "dằn mặt" Bắc Kinh mà còn để "kiềm chế" Nhật Bản. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: AFP Bà Anne-Marie Slaughter, cựu giám đốc kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, đưa ra nhận định trên trong...