Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD mua lại bến cảng lớn nhất Hy Lạp
Hy Lạp đã ký thỏa thuận bán phần lớn cổ phần của bến cảng lớn nhất nước này cho một tập đoàn tàu thủy thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.
Bến cảng Piraeus của Hy Lạp
Thỏa thuận này được đánh giá là một bước quan trọng trong tham vọng của Bắc Kinh nhằm tạo nên một vùng kinh tế rộng lớn.
Lễ ký diễn ra tại Thủ đô Athens của Hy Lạp, với sự tham dự của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Theo thỏa thuận, China Cosco sẽ sở hữu 67% cổ phần của công ty được niêm yết Piraeus Port Authority, trị giá gần 370 triệu euro (khoảng 420 triệu USD).
Việc bán bến cảng này đã bị chính quyền của ông Tsipras trì hoãn khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 1-2015. Nhưng sau đó, ông thay đổi quan điểm vì thỏa thuận cứu trợ tài chính với các đối tác trong Khối sử dụng đồng tiền chung euro tháng 8-2015.
Video đang HOT
Trung Quốc coi bến cảng này như cánh cửa dẫn vào châu Âu và muốn sử dụng nó để thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, thỏa thuận này được cả hai nước hoan nghênh.
Tuy nhiên, ngay trong ngày thỏa thuận được ký, các công nhân khuân vác ở bến cảng đã đình công và biểu tình ở trung tâm Athens để phải đối do lo sợ thỏa thuận này sẽ khiến họ mất việc.
Theo_An ninh thủ đô
Hy Lạp bắt đầu trả người nhập cư về lại Thổ Nhĩ Kỳ
Hy Lạp cho biết những người này không đủ tiêu chuẩn xét người tị nạn. Tổ chức Ân xá Thế giới cho rằng hành động này cực kỳ nguy hiểm.
Rạng sáng 4-4, ba thuyền chở 202 người nhập cư từ TP Lesbos (Hy Lạp) đã cập cảng TP Dikili của Thổ Nhĩ Kỳ, hãng tin AP (Mỹ) dẫn lời người phát ngôn Ủy ban giải quyết khủng hoảng người tị nạn Hy Lạp Giorgos Kyritsis.
Đây là đợt trả người nhập cư đầu tiên từ Hy Lạp về lại Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đầy tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh châu Âu (EU) đạt được hồi tháng 3.
Ba thuyền này được một số thuyền cảnh sát hộ tống. Phần lớn họ là người Pakistan, trừ hai người Syria, đều tự nguyện trở về Thổ Nhĩ Kỳ.
Quá trình trục xuất diễn ra êm thấm, không có sự cố nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, hai TP Lesbos và Dikili đều triển khai cảnh sát phòng người nhập cư bạo động, theo hãng tin CNN (Mỹ).
Người nhập cư trong trại tị nạn Moria ở đảo Lesbos (Hy Lạp). Ảnh: AP
Tổ chức EU và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận chuyển trả người nhập cư từ Hy Lạp về lại Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 3 trong bối cảnh châu Âu đón hơn một triệu người nhập cư và tị nạn từ các nước Trung Đông và Bắc Phi. Đây là làn sóng người nhập cư và tị nạn lớn nhất vào châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo thỏa thuận, người nhập cư vào Hy Lạp từ ngày 20-3 trở đi sẽ bị trả lại về Thổ Nhĩ Kỳ. Từ ngày 20-3 đến nay khoảng 4.000 người từ Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt biển sang Hy Lạp và bị giữ lại.
Cứ một người Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại từ Hy Lạp, EU sẽ cho một người từ Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu. Bên cạnh đó, EU sẽ hỗ trợ về tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ và dỡ bỏ thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ sang EU. Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ đang nhận hơn 2,7 triệu người tị nạn, phần lớn là dân từ Syria sang.
Thỏa thuận này gây tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt các tổ chức nhân đạo. "Thổ Nhĩ Kỳ không phải là nước an toàn cho người tị nạn. EU và Hy Lạp biết rõ điều đó và không có gì biện hộ" - AP dẫn lời Giám đốc Tổ chức Ân xá Thế giới chi nhánh Hy Lạp Giorgos Kosmopoulos.
Phía Hy Lạp cho biết những người này không đăng ký xét tư cách tị nạn hoặc có đăng ký nhưng không đủ tiêu chuẩn xét. Tuy nhiên, theo ông Giorgos Kosmopoulos, thậm chí nếu họ không được xét là người tị nạn thì việc chuyển trả họ lại về Thổ Nhĩ Kỳ cũng cực kỳ nguy hiểm.
Hiện có tổng cộng khoảng 50.000 người nhập cư mắc kẹt ở Hy Lạp vì các nước EU đóng cửa biên giới.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Hy Lạp đưa người di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 4/4, Hy Lạp bắt đầu đưa người di cư đến Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2016. Người tị nạn châu Âu đã bắt đầu bị gửi trả về Hy Lạp. (Ảnh Telegraph) Việc đưa người di cư đến Thổ Nhĩ Kỳ lần này bất chấp lo ngại chưa có sự chuẩn...