Trung Quốc chi hàng tỉ USD trợ cấp cho nông dân
Trung Quốc sẽ cải thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp bằng cách chi hàng tỉ USD hỗ trợ nông dân và sản xuất nông nghiệp, Tân Hoa xã đưa tin.
Nông dân Trung Quốc trên một cánh đồng ở ngoại ô phía bắc thủ đô Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Chính phủ sẽ rót trực tiếp 14 tỉ nhân dân tệ (2,3 tỉ USD) cho nông dân trồng các loại ngũ cốc, trong đó có lúa gạo. 20,4 tỉ nhân dân tệ (hơn 3,3 tỉ USD) sẽ chi để phát triển các giống cây trồng có chất lượng tốt, Tân Hoa xã hôm 1.5 dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.
Ngoài ra, tổng số tiền 23,4 tỉ nhân dân tệ (hơn 3,8 tỉ USD) sẽ được dùng để hỗ trợ các mô hình quản lý của hàng loạt cánh đồng sản xuất ngũ cốc, tập trung vào các nông trại gia đình và các hợp tác xã nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố chương trình cải cách đất đai vào tháng 3.2015 và vẫn đang tiếp tục thực hiện. Các khu vực triển khai chương trình thí điểm gồm tỉnh Giang Tô, Tứ Xuyên, Quý Châu và 27 quận, huyện khác. Sắp tới, Trung Quốc sẽ triển khai chính sách này thêm ở 9 quận, huyện khác của tỉnh GiangTô và Giang Tây, theo Tân Hoa xã.
Nông dân ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Hiện tại, pháp luật Trung Quốc cho phép 2 quyền sở hữu đất đai, gồm sở hữu nhà nước đối với đất đô thị và sở hữu tập thể của hợp tác xã với đất nông thôn. Người nông dân Trung Quốc tham gia vào các hợp tác xã chỉ được quyền sử dụng đất và sản xuất trên đó chứ không được bán đất.
Video đang HOT
Đầu tháng 3.2015, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành thí điểm chương trình cải cách đất đai, cho phép người nông dân được quyền bán một số đất phi nông nghiệp. Chương trình sẽ được triển khai ở 33 quận, huyện. Đây được xem là thay đổi mang tính đột phá trong chính sách đất đai của chính phủ Trung Quốc, theo AFP.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Putin: "Ông Poroshenko từng mời tôi nhận Donbass về Nga"
Tạp chí Mỹ Forbes vừa hé lộ đoạn đối đáp thú vị giữa 2 vị nguyên thủ NgaUkraine về Donbass, trong khuôn khổ cuộc họp của "Bộ tứ Normandy" hồi tháng 2.
Tổng thống Ukraine mời Nga thu nhận Donbass?
Tạp chí Mỹ Forbes ngày 06-04 đưa tin, vào hôm 19 tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp ban lãnh đạo Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP), ngay sau khi ông có bài bài phát biểu tại Đại hội của tổ chức này. Cuộc trò chuyện được diễn ra trong chế độ kín.
Theo nguồn tin riêng của mình, Forbes cho biết, vấn đề trợ cấp lương hưu không phải là trọng tâm của cuộc gặp mà phần lớn thời gian đó, các thành viên được nghe Tổng thống Nga nói về tình hình miền đông Ukraine. Trong cuộc gặp này, ông Putin đã có tiết lộ thú vị về việc ông Poroshenko mời ông thu lấy Donbass.
Theo lời Tổng thống Nga, tại cuộc đàm phán theo hình thức "Bộ tứ Normandy" ở Minsk vào ngày 11-12 tháng 2 vừa qua (Thỏa thuận Minsk 2), Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko đột nhiên đề nghị ông Putin nhập vùng Donbass vào thành phần Liên bang Nga.
"Ông ấy (Poroshenko - Forbes ghi chú) nói thẳng với tôi rằng: "Xin ông thu lấy Donbass". Tôi trả lời: "Ông nói nhịu hay sao? Tôi không cần Donbass. Mà nếu các vị cũng không cần, thì hãy công bố vùng này là độc lập" - Forbes thuật lại đoạn trao đổi giữa 2 vị nguyên thủ Nga và Ukraine.
Theo lời kể của Tổng thống Nga, ông Poroshenko đáp rằng chính quyền Ukraine không thể để cho Donbass độc lập được nên ông Putin đã trả lời là, nếu vậy thì chính quyền Ukraine cần phải trả lương hưu, trợ cấp và khôi phục hệ thống ngân hàng của người dân Donbass.
Ảnh biếm họa nước ngoài về 4 nguyên thủ quốc gia thuộc "Bộ tứ Normandy" "tự sướng" sau khi đạt được Thỏa thuận Minsk 2
"Ông Poroshenko đề nghị Nga thu nhận Donbass để đảm bảo tài chính. Còn ông Putin nói rằng chỉ có thể nói về chuyện đó nếu Donetsk và Lugansk là thành phần của Nga, còn hiện thời nó là của Ukraine thì Kiev cần đảm bảo tất cả các khoản thanh toán cho cư dân vùng này" - Forbes giải thích thêm.
Đề nghị của ông Putin được đưa vào thỏa thuận Minsk 2
Được biết, cuộc đàm phán theo hình thức "Bộ tứ Normandy", ở Minsk vào ngày 11-12 tháng 2 vừa qua, bao gồm 4 vị nguyên thủ quốc gia là Thủ tướng Đức Angela Merkei, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Lãnh đạo 4 nước Đức Pháp, Nga, Ukraine nhất trí lập một cơ chế kiểm soát cũng theo thể thức Normandy bao gồm lãnh đạo của bộ Ngoại giao 4 nước và cam kết sẽ đóng góp cũng như dùng ảnh hưởng của mình tác động đến các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện những giải pháp này.
Sau khi tuyên bố chung Normandy được đưa ra, Nhóm Tiếp xúc ba bên về Ukraine, bao gồm đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đại diện Ukraine, Đại sứ Liên bang Nga tại Ukraine và lãnh đạo DPR-LPR cũng ký kết Giải pháp tổng thể gồm 13 điểm nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk.
Trong đó, điều 8 của "Giải pháp tổng thể " có quy định, xác định phương thức khôi phục lại toàn bộ quan hệ kinh tế-xã hội giữa chính quyền trung ương Kiev và hai tỉnh đòi độc lập của Ukraine, hiện là 2 nước cộng hòa tự xưng Lugansk và Donetsk (LPR và DPR).
Tranh biếm họa nước ngoài về Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko
Như vậy là điều khoản này quy định Kiev phải thanh toán toàn bộ tiền khí đốt, lương hưu, trợ cấp xã hội, nợ lương công nhân... mà vào tháng 11-2014 Kiev đã cắt của khu vực này. Tuy nhiên, từ đó đến nay việc thực thi điều khoản này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Vào tháng 11-2014, Kiev đã đóng băng khoản hỗ trợ của nhà nước 2,6 tỷ USD cho khu vực Donbass. Đồng thời, chính quyền Ukraine rút các cơ quan hành chính, cắt lương nhân viên hành chính ở khu vực này, lương hưu và trợ cấp tàn tật, ngừng trả tiền thanh toán công thợ mỏ để bù tiền khí đốt.
Tiếp theo, đầu tháng 2 năm 2015, công ty "Naftogaz" của Ukraine đã ngừng cung cấp khí đốt cho khu vưc Donbass, va giải thích rằng, đo la vi cac đương ông đa bi hư hong nghiêm trong.
Ngay sau đó, Nga đã cung cấp khí đốt cho Donbass qua 2 trạm Prokhorovka và Platovo, nằm trên biên giới Nga-Ukraine ở khu vực Lugansk và Donetsk, với khối lượng là 12 triệu mét khối mỗi ngày. Tuy nhiên, Kiev đã cương quyết không chịu trả khoản tiền thanh toán khí đốt cho khu vực ly khai.
Động thái quyết định ngừng cấp ngân sách, rút các cơ quan chính quyền địa phương, cắt lương nhân viên hành chính, lương hưu và trợ cấp tàn tật, ngừng trả tiền thanh toán công thợ mỏ, cắt khí đốt cho Donetsk và Lugansk là một hành động bị coi là rũ bỏ trách nhiệm đối với các tỉnh ly khai miền đông nước này.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Bắc Kinh trợ cấp cho người dân hỏa táng người chết Chính quyền Bắc Kinh (Trung Quốc) đang tăng gấp đôi mức trợ cấp cho các gia đình thực hiện việc hỏa táng người thân đã mất và rải tro cốt xuống biển vì các nghĩa trang không đủ sức chứa, theo đài ABC (Úc) ngày 7.4. Một người viếng mộ tại nghĩa trang - Ảnh: AFP Chính quyền thành phố Bắc Kinh đang...