Trung Quốc chi 9 tỉ USD để đóng mới 2 tàu sân bay
Với mục tiêu hình thành 3 hạm đội hàng không mẫu hạm tấn công trước năm 2020, ngay từ năm tới và năm 2015 Trung Quốc sẽ triển khai đóng thêm hai tàu sân bay tại thành phố Đài Liên và Thượng Hải với chi phí ước tính 9 tỷ USD.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các nhóm tàu sân bay
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, thông tin trên được trang tin Douwei của những người Trung Quốc tại hải ngoại tiết lộ.
Theo đó đây là một phần trong Dự án 048 của Quân ủy trung ương Trung Quốc, một nguồn tin từ ủy ban trên tiết lộ. Mục tiêu là trước năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 3 nhóm tàu sân bay chiến đấu, nhằm hỗ trợ toàn diện cho 3 hạm đội chính của nước này trong việc thực thi nhiệm vụ.
Hai tàu sân bay mới thuộc Type 001A hoàn toàn tự chế, sẽ là các phiên bản cập nhật của tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay, tàu Liêu Ninh – một tàu sân bay được thiết kế từ thời Liên Xô cũ thuộc lớp đô đốc Kuznetsov, được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998. Và rất có thể các tàu sân bay mới cũng sẽ được thiết kế với đường băng dốc lên như trên Liêu Ninh.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho biết Tổng cục khí tài của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã ký một hợp đồng với Tổ hợp công nghiệp đóng tàu Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, để đóng hai tàu sân bay nêu trên. Chi phí ước tính của dự án này vào khoảng 9 tỷ USD.
Cho đến nay PLA vẫn chưa quyết định liệu các chiến đấu cơ tàng hình J-31 có thay thế các chiến đấu cơ J-15 để trở thành chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo phục vụ trên tàu sân bay hay không.
J-31 đã được đưa vào biên chế trước cả J-15 và có thể cất và hạ cánh trên boong tàu Liêu Ninh. Các nguồn tin cho biết quyết định sẽ chỉ có thể được đưa ra sau khi việc đóng tàu sân bay thứ hai và thứ ba đã hoàn tất. Điều này sẽ giúp PLA có thêm thời gian cân nhắc về loại chiến đấu cơ phục vụ tàu sân bay mà họ cần có trong tương lai.
Đây không phải lần đầu tiên thông tin về việc Trung Quốc phát triển thêm tàu sân bay được công bố. Hồi tháng 8 vừa qua nhiều trang mạng Trung Quốc đã đăng tải những bức ảnh cho thấy có vẻ như phần thân vỏ của tàu sân bay thứ hai đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Đài Liên.
Khi đó, theo phân tích của trang Foreign Policy, một trong những cải tiến trên tàu sân bay thứ hai này là hệ thống phóng máy bay, vốn không được lắp đặt trên Liêu Ninh. Với hệ thống này, các máy bay có trọng tải lớn hơn cũng có thể cất cánh. Ngoài ra tàu sân bay mới này cũng có thể phóng các máy bay cánh quạt bay chậm, trang bị radar để theo dõi máy bay địch và dẫn đường cho các chiến đấu cơ.
Hồi tháng 4 năm nay, thông tin về kế hoạch đóng tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc lần đầu được ông Song Xue, Phó tham mưu trưởng hải quân Trung Quốc công bố. Theo đó tàu sân bay mới sẽ lớn hơn Liêu Ninh và mang được nhiều máy bay hơn.
Theo các nhà phân tích chỉ khi nào Trung Quốc sở hữu từ 3 tàu sân bay trở lên họ mới có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên trên biển.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
5 điểm yếu của tàu sân bay Trung Quốc
Tờ China Youth Daily đã vạch trần 5 điểm yếu khiến tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - lép vế trước các tàu sân bay hiện đại của Mỹ.
Tháng 112013, Trung Quốc đã gửi tàu sân bay Liêu Ninh tới biển Đông nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các đảo tranh chấp trong khu vực
Đầu tiên, tàu Liêu Ninh được lắp ráp và chế tạo dựa trên công nghệ chuyển giao từ phía Nga. Giới hạn phạm vi hoạt động của con tàu khiến nó chỉ hữu dụng trong một khu vực nhỏ hẹp. Các đặc điểm của con tàu cũng gặp nhiều khó khăn với môi trường hoạt động mở ngoài biển.
Thứ hai, khả năng tác chiến của tàu Liêu Ninh kém xa tàu sân bay Mỹ - vốn có thể khởi động các máy bay chiến đấu không người lái với tầm bắn lên đến hơn 300 km.
Thứ ba, các thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí của tàu Liêu Ninh cùng với máy bay chiến đấu J-15 vẫn chưa thấm tháp gì so với máy bay tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet của lực lượng Hải quân Mỹ - hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công. Hiện loại máy bay F/A-18 E / F Super Hornet cũng đang được Không quân Hoàng gia Úc đặt mua.
Thứ tư, Mỹ tự hào có máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye với tầm bay và phạm vi hoạt động vượt trội hơn hẳn máy bay trực thăng Kamov KA-31 trên tàu Liêu Ninh. E-2 Hawkeye có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết chứ không bị giới hạn như chiếc Kamov KA-31 chỉ hoạt động trong những điều kiện nhất định.
Cuối cùng, tàu Liêu Ninh vẫn chưa được trang bị một đơn vị chiến đấu cỡ lớn và khả năng phối hợp tác chiến giữa các chiến hạm chưa được thuần thục.
Theo Xahoi
Tàu Liêu Ninh cùng J-15 sắp tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông Tờ Want China Times ngày 8/12 đưa tin Trung Quốc đã lên kế hoạch cho tàu sân bay Liêu Ninh và chiến đấu cơ J-15 tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông vào năm 2014 khi đội tàu này đang neo đậu tại căn cứ Tam Á thuộc đảo Hải Nam. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang đậu ở...