Trung Quốc ‘chết lặng’ vì tuyên bố Biển Đông sắc lạnh của đối thủ không ngờ
Trung Quốc chắc hẳn sẽ đi từ cảm giác sững sờ, choáng váng đến tức giận và lo ngại thực sự trước tuyên bố hết sức bất ngờ và sắc lạnh chưa từng có mà Tổng thống Indonesia vừa đưa ra liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Lâu nay, nhắc đến tranh chấp Biển Đông, người ta không nói đến Indonesia bởi cường quốc Đông Nam Á này luôn khẳng định không có tranh chấp ở vùng biển chiến lược này với bất kỳ nước nào. Thực tế này là lý do khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên về tuyên bố cứng rắn vừa được Nhà lãnh đạo Indonesia đưa ra ngày hôm qua (16/8). Bản thân Trung Quốc chắc cũng không thể ngờ được có một ngày họ nhận được thông điệp sắc lạnh từ một đối thủ mà họ chưa bao giờ lường đến ở Biển Đông.
Indonesia đang có thấy một lập trường không ngại đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Trong bài phát biểu trước toàn quốc được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Joko Widodo đã lên tiếng thề sẽ bảo vệ “từng tấc đất và tấc biển” của Indonesia ở Biển Đông. Ông Widodo còn nói thêm rằng, Indonesia sẽ “tham gia tích cực” vào tiến trình tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
“Chúng tôi đang tập trung vào mục tiêu phát triển các khu vực như Entikong, Natuna, và Atambua để thế giới có thể thấy rằng Indonesia là nước lớn và mỗi tấc đất hay tấc biển của chúng tôi đều được quan tâm thực sự”, Tổng thống Widodo nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình. Dù không đả động trực tiếp đến cái tên Trung Quốc, ông Widodo rõ ràng đang ám chỉ đến cường quốc Châu Á – nước đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt quốc gia láng giềng.
Sở dĩ người ta có thể hiểu ngay được thông điệp trên là dành cho Trung Quốc bởi nó được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp ở Biển Đông giữa Bắc Kinh và Jakarta chưa bao giờ leo cao như hiện tại, nhất là sau khi xảy ra một cuộc va chạm tàu thuyền giữa hai nước ở vùng lãnh hải quanh quần đảo Natuna ở Biển Đông hồi tháng Sáu.
Không giống như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á khác, Indonesia từ lâu luôn khẳng định nước này không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Jakarta phản đối đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc – một yêu sách đòi chủ quyền đến gần như toàn bộ Biển Đông. Đường 9 đoạn của Trung Quốc chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở xung quanh Natuna – một dãy đảo chứa đựng nguồn cá dồi dào nằm ở vùng cận tây bắc của Indonesia.
Trong quá trình cấp tập thực hiện các bước đi nhằm tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu cho tàu thuyền xâm phạm vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Natuna. Điều này khiến cho Indonesia đặc biệt tức giận. Vì thế, những vụ đụng độ, va chạm giữa tàu thuyền hai nước Trung Quốc và Indonesia gần đây đang gia tăng. Indonesia cho thấy một lập trường vô cùng cứng rắn và quyết liệt trong việc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Mới đây nhất, hồi tháng Sáu, Hải quân Indonesia cho biết họ đã chặn và bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc cùng 7 ngư dân do đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng lãnh hải của Indonesia. Theo tố cáo của Trung Quốc, Hải quân Indonesia đã không ngại ngần bắn tàu cá của Trung Quốc, khiến một ngư dân bị thương và con tàu bị hư hỏng. Ít nhất đây là lần thứ ba kể từ hồi tháng Ba Indonesia quyết liệt chặn tàu cá Trung Quốc ở ngoài khơi quần đảo Natuna. Hồi tháng Năm, một tàu khu trục Indonesia đã bắn hàng loạt phát súng khi một tàu cá của Trung Quốc không chịu ngừng đánh bắt cá trong khu vực. Sau đó, Indonesia đã bắt tàu cá này cùng 8 ngư dân đi trên đó. Một cuộc đụng độ tương tự giữa Indonesia và Trung Quốc cũng đã xảy ra hồi tháng Ba
Sau cuộc đụng độ hồi tháng Sáu, Tổng thống Widodo đã đích thân đến thăm quần đảo Natuna trên một chiếc tàu chiến. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia kể từ đó đã vạch ra các kế hoạch tăng cường tên lửa đất đối không, máy bay không người lái và vũ khí quân sự hạng nặng đến quần đảo của họ ở Biển Đông nhằm sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Trung Quốc có lý do phải lo ngại trước những động thái quyết liệt của Indonesia bởi giờ đây cuộc tranh chấp ở Biển Đông đã lôi kéo sự dính líu của thêm một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Không chỉ phải đối mặt với một loạt nước láng giềng xung quanh, Trung Quốc còn phải đương đầu với sự lên án gay gắt của cộng đồng quốc tế vì những hành động hung hăng trong tranh chấp biển đảo ở khu vực.
Biển Đông được xem là một trong những những điểm nóng nhất ở Châu Á hiện giờ. Các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng ở đây mang theo nguy cơ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào, và có thể leo thang thành xung đột.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên, thậm chí cả với những khu vực nằm giáp với bờ biển của nhiều nước Đông Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa vào yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Nhiều khu vực nằm trong bản đồ đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc cách xa nơi gần nhất thuộc đại lục Trung Quốc đến cả hơn 1.000km và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Mới đây, Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc, giáng một đòn choáng váng vào tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của cường quốc Châu Á.
Theo Soha News
Liên tiếp đánh chìm tàu cá, Indonesia muốn khẳng định vị thế cường quốc biển
Không chỉ bày tỏ thái độ cứng rắn ở Biển Đông, Indosnesia đang ngày càng bộc lộ mong muốn trở thành một cường quốc biển thực sự.
Tàu cá nước ngoài bị đánh chìm ở vùng biển Batam trong hình tư liệu. Ảnh: Antara
Việc đánh chìm 60 tàu cá nước ngoài nhân ngày quốc khánh lần thứ 71 mới đây của Indonesia được giới phân tích đánh giá là động thái mang tính chất biểu tượng cao, thể hiện rõ ý đồ muốn khẳng định vị thế cường quốc biển của quốc gia Đông Nam Á này, theo Les Echos.
Bình luận viên Martine Valo của Le Monde nhận định sau các vụ xung đột với tàu Trung Quốc xung quanh các đảo của Indonesia ở Biển Đông, Tổng thống Joko Widodo đã đưa ra cam kết mạnh mẽ là không để mất dù là "một tấc đất" của quốc gia.
Trong bài diễn văn trước ngày quốc khánh của Indonesia, ông Widodo cũng khẳng định chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên và cũng là nơi xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa hải quân Indonesia và tàu đánh cá và hải cảnh Trung Quốc.
Chính quyền Jakarta từ lâu khẳng định không có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh. Nhưng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, với "đường 9 đoạn", đã ảnh hưởng tới quyền lợi quốc gia của Indonesia khi lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở khu vực quần đảo Natuna.
Sau các vụ va chạm trong tháng 6, tổng thống Widodo đích thân đến thăm Natuna bằng tàu chiến và tiến hành kế hoạch tăng cường phòng thủ trên các đảo xa như nâng cấp đường băng, trang bị tên lửa và máy bay trinh sát.
Ông Widodo cũng cho biết Indonesia tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp liên quan tới các tuyên bố chủ quyền biển đảo trong khu vực.
"Indonesia tiếp tục tích cực tham gia vào việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột trên Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán hòa bình sau phán quyết của Tòa Trọng tài", ông Widodo tuyên bố.
Ngư dân Indonesia ngoài khơi đảo Bali. Ảnh: AFP
Bình luận viên Michel de Grandi của Les Echos đánh giá với 6 triệu tấn tôm cá đánh bắt được trên biển năm 2014, Indonesia là nhà cung cấp hải sản lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Với chính quyền Jakarta, nạn đánh cá lậu mỗi năm gây nên thiệt hại nhiều tỷ USD, và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của gần một triệu ngư dân của nước này.
Chính vì thế Indonesia tỏ ra kiên quyết ngay cả với những tàu cá nhỏ, chiều dài chưa đầy 12 m.
Cũng trong bài diễn văn nhân kỷ niệm 71 năm ngày quốc khánh, người đứng đấu chính quyền Indonesia cũng tuyên bố sẽ phát triển khu vực Entikong, Natuna, Atambua để thế giới thấy rằng Indonesia thực sự là một nước lớn.
Trong khi cơ sở hạ tầng tại những đảo chính đang rất thiếu thốn, ông Widodo vẫn muốn biến Indonesia thành một cường quốc biển, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc xây dựng các cấu trúc cảng mới hiện đại và hiệu quả.
Để hiện thực hóa tham vọng này, Indonesia đã triển khai một kế hoạch tài chính lớn khi cung cấp cho 28 công ty xây dựng cảng biển quốc gia số vốn lên đến 29,6 tỷ USD, với kỳ vọng biến hệ thống cảng của Jakarta có được vị trí hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi hàng hải của Indonesia cũng thực sự bước vào một cuộc chiến quyết liệt chống lại các hoạt động đánh bắt cá trái phép. Khi kiên quyết ra lệnh đánh chìm các tàu nước ngoài, tổng thông Indonesia đang tìm cách bảo vệ đội tàu cá của mình, đồng thời tái khẳng định vai trò cường quốc biển trong khu vực.
"Xét về chiều dài duyên hải, Indonesia thực sự là một cường quốc biển với 17.000 hòn đảo. Một con số khổng lồ. Để bảo vệ nguồn hải sản cho 255 triệu dân, Jakarta cần những hành động mang tính biểu tượng như thẳng tay đánh chìm các tàu nước ngoài đánh bắt trái phép", Grandi khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Indonesia tuyên bố tích cực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố tiếp tục tích cực tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của nước này. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: Reuters. "Indonesia tiếp tục tích cực tham gia giải quyết xung đột" ở Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình, AFP dẫn...