Trung Quốc chế tạo “đũa thông minh” phát hiện thực phẩm nhiễm độc
Tập đoàn internet Baidu của Trung Quốc vừa trình làng thiết kế “đũa thông minh” được cho là có khả năng phát hiện những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo một phát ngôn viên của Baidu, tập đoàn này đã tung ra ý tưởng về “đũa thông minh” lần đầu tiên vào ngày 1.4.2014 và ngay lập tức, ý tưởng này được công chúng hưởng ứng hết sức tích cực. Do đó, Baidu đã nghiêm túc nghiên cứu về vấn đề này trong suốt 5 tháng qua.
Trong đoạn băng video giới thiệu “đũa thông minh”, người xem có thể trông thấy đôi đũa thông minh – có hình dáng thanh mảnh nhưng gắn đầy cảm ứng điện tử trên thân đũa – được liên tiếp nhúng vào nhiều tô đựng dầu ăn khác nhau. Các thiết bị cảm ứng trên thân đũa nhanh chóng phân tích nhiệt độ và thành phần cấu tạo của dầu, và sau đó trên một điện thoại thông minh – được kết nối với đôi đũa – hiện lên những thông tin thu thập được. Nếu dầu ăn độc hại cho người tiêu thụ, một đèn lưỡng cực gắn trong đũa sẽ nhấp nháy ánh sáng màu đỏ.
Những “đôi đũa thông minh” này hiện chưa sẵn sàng bán ra thị trường. Hiện Baidu mới chỉ sản xuất một số hàng mẫu giới hạn, và cũng chưa cho biết thời điểm sẽ tung ra bán.
Video đang HOT
Trên các mạng xã hội Trung Quốc, phát minh này được chào đón vô cùng nồng nhiệt. Tuy nhiên, không ít người tỏ ra bức xúc khi phải cầu viện đến một vật dụng như vậy. Một cư dân mạng mỉa mai: “Nếu tôi mang theo đôi đũa này đi khắp nơi, rốt cuộc tôi sẽ chết đói”.
Thực tế là thực phẩm bẩn hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc. Hầu như ngày nào báo chí nước này cũng nêu ra những vụ bê bối về thực phẩm nhiễm độc, từ những quả trứng bị nhuộm màu bằng hóa chất công nghiệp, cho đến thịt ôi thiu được đem trộn với các vật liệu khác và đổi ngày sản xuất. Ngoài ra, Trung Quốc còn thường xuyên bị chấn động bởi những xì-căng-đan được gọi là “dầu thải ống cống”. Có nghĩa là dầu ăn nơi đây thường được làm ra từ dầu đã qua sử dụng thải ra đường cống và thức ăn thừa của các nhà hàng, sau đó bán lén lút với giá rất rẻ cho các chủ hàng ăn nhỏ và hàng rong đường phố. Cơ quan y tế Trung Quốc năm ngoái đã cố gắng chặn đứng việc làm ăn phi pháp đang nở rộ này song chưa thực sự hiệu quả.
Hà Anh
Theo Dantri
Nước giếng làm cây quăn lá: Chưa phát hiện nước nhiễm độc
Theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, mẫu nước giếng của 5 hộ dân thôn 2, xã Tân Cảnh, Đắk Tô, Kon Tum, làm cây quăn lá, qua phân tích không có chỉ số nào quá giới hạn cho phép.
Báo cáo cũng nêu rõ, hiện tượng lá mì bị quăn sau khi được tưới nước một khoảng thời gian nhất định có thể do các nguyên nhân như: sử dụng phân bón, dịch bệnh, giống, thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc không đúng liều lượng...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, lá mì bị quăn có thể do các yếu tố khác
Kết quả kiểm tra phân tích cho thấy, chưa có cở sở khoa học khẳng định các giếng nước của người dân thôn 2 bị nhiễm độc. Tuy nhiên, 5 mẫu nước giếng này có độ pH thấp hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân có thể là do yếu tố cơ lý đất.
Theo người dân, chính nước giếng đã làm quăn lá mì vì những cây không tưới thì không bị
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu nghành nông nghiệp tiếp tục kiểm tra, theo dõi dịch bệnh, giống cây trồng... để xác định nguyên nhân làm cây bị quăn lá. Đồng thời giao trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường giúp người dân xử lý nước giếng.
Thiên Thư
Theo Dantri
Trung Quốc chưa phản hồi về 13 lô hàng rau quả nhiễm "độc" Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho hay, từ năm 2013 đến nay, thực hiện Thông tư 13 về kiểm soát chất lượng ATTP đối với rau quả nhập khẩu, đã phát hiện 13 lô hàng rau quả xuất xứ Trung Quốc với trọng lượng khoảng 280 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...