Trung Quốc “chạy đua tri thức”: Sáng tạo hay bắt chước?
Thế kỷ 21 chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm các quốc gia mới phát triển như Brazil, Ấn Độ hay nổi bật nhất là Trung Quốc. Vậy những quốc gia này đang nằm ở đâu trong cuộc đua tri thức trên thế giới?
Sự trỗi dậy về tri thức
Ngày 16-6, trong buổi hội thảo chuyên đề “Khối BRICS: Sự trỗi dậy của các cường quốc tri thức”, tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS) thuộc đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) – Tp.HCM, PGS.TS Maximilian Mayer đến từ đại học Bon (Đức) đã trình bày sơ lược về các điểm nổi bật trong nghiên cứu và giáo dục tại các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Tiến sĩ Maximilian Mayer nói về nhóm BRICS trong cuộc đua tri thức (Ảnh: Hồng Hưng)
Trong buổi nói chuyện, ông nhấn mạnh rằng nhóm quốc gia này đã đạt những bước tiến lớn trong các nghiên cứu và sáng tạo. Đơn cử là chỉ trong khoảng thời gian 5-10 năm, cả 5 quốc gia này đã chen chân được vào danh sách tốp 10 quốc gia đăng ký bản quyền nhiều nhất thế giới. Trung Quốc cũng đồng thời qua mặt Nhật Bản và Đức về số lượng các công trình khoa học được đăng ký và xuất bản.
Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil lọt vào tốp 10 quốc gia đăng ký bản quyền nhiều nhất thế giới năm 2013 (Biểu đồ của học giả)
Các quốc gia này cũng dần định hình đươc thế mạnh về khoa học của mình, như với Ấn Độ là ngành công nghệ thông tin, hay với Nam Phi là các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Mayer cũng nhận định, Trung Quốc là thành viên có bước phát triển nổi bật nhất trong nhóm quốc gia này. Tuy nhiên, nhìn chung các quốc gia này đều gặp phải những khó khăn nan giải về hệ thống giáo dục, cách thức quản lý và đầu tư nghiên cứu phát triển.
“Sáng tạo” hay “ bắt chước”?
Video đang HOT
Mặc dù những thành quả từ mô hình quản lý nghiên cứu phát triển “từ trên xuống” của Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được một số thành công nhất định. Chính sách tập trung hóa với chính phủ nắm vai trò trung tâm trong nghiên cứu và phát triển của Bắc Kinh cũng bắt đầu đối mặt với những giới hạn của mình.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mayer, hiện vẫn chỉ có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức là những nước thật sự thu đươc lợi nhuận từ những phát minh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc hiện vẫn đang phải tốn tiền nhiều hơn là sinh lời từ các “phát minh” của họ.
Đại diện trường Đại học KHXH&NV tặng hoa cho diễn giả (Ảnh: Hồng Hưng)
Nghiên cứu của tiến sĩ Maximilian Mayer cho rằng sự sáng tạo tri thức của Trung Quốc lại ít mang tính chất “bản xứ”, tức là do chính các công ty và đơn vị của Trung Quốc phát hiện và xây dựng. Chủ yếu các thành quả sáng tạo lại xuất phát từ những nhân tố, công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài, chi phối đầu tư nghiên cứu của công ty, tại Trung Quốc.
Nền giáo dục của Trung Quốc đang đứng trước nhiều đòi hỏi cải cách, đặc biệt là về triết lý giáo dục.Các nhà tuyển dụng đánh giá rằng những nhân viên người Trung Quốc không có được sự sáng tạo tương đương với những đồng nghiệp khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chính triết lý giáo dục Nho giáo và Khổng giáo đang ngăn cản sự tự do sáng tạo của người học.
Trung Quốc tốn tiền nhiều hơn là sinh lời từ các đăng ký bản quyền của họ (Biểu đồ của học giả)
Không những thế, nhận định liệu nền tảng nghiên cứu của Trung Quốc đã thoát khỏi cái bóng “bắt chước” và đi lên thành “sáng tạo” thực chất, tạo ra những giá trị và thị trường hoàn toàn mới, hay chưa vẫn còn nhiều tranh cãi. Một trong những quan tâm lớn nhất của giới học giả Đức khi bàn luận về Trung Quốc là vấn nạn ăn cắp các bí mật khoa học công nghệ thông qua các chương trình hợp tác sản xuất.
Trong 5-10 năm tới, những trường đại học của Trung Quốc và các quốc gia thuộc nhóm BRICS khác vẫn chưa đủ lực chen chân vào nhóm các trường đại học hàng đầu thế giới. Điều này sẽ giúp cho Hoa Kỳ và phương Tây tiếp tục giữ vững vị trí của mình trong cấu trúc quyền lực tri thức thế giới.
“Trung Quốc không phải là mô hình phù hợp” Trao đổi về chiến lược “công xưởng thế giới” mà Trung Quốc đã tiến hành trong suốt thời gian qua, tiến sĩ Mayer không đánh giá cao tính hiệu quả của mô hình này. Tiến sĩ Mayer đánh giá mô hình “công xưởng” này không phải là “mô hình phù hợp” cho các nền kinh tế nhỏ học hỏi và áp dụng. Cụ thể, ông Mayer đưa ra ví dụ về việc phân chia lợi nhuận thu được từ chiếc điện thoại iPhone. Theo đó, nếu một chiếc điện thoại trị giá 400USD thì hết gần 70% giá trị sẽ dịch chuyển về Mỹ, 20% cho Nhật Bản và 5-10% cho Đài Loan. Trong khi với Trung Quốc, nơi gần như làm mọi công việc sản xuất và lắp ráp chiếc điện thoại iPhone, chỉ nhận được một “mẩu bánh” vỏn vẹn có 2% tổng giá trị.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe
Diễn ra trong hai ngày 10-11/6 tại Brussels, Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe là dịp để các quốc gia của hai khu vực đối thoại với nhau.
Tham dự có 28 nước EU và 33 nước châu Mỹ Latin và Caribe, tức là chiếm 1/3 số thành viên Liên Hợp Quốc, 1,5 tỷ dân số toàn cầu và 5 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các đại biểu tham dự Hội nghị (Ảnh Reuters)
Hội nghị Thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh cả hai khu vực châu Âu và Mỹ Latin đều gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Liên minh châu Âu thì khủng hoảng từ năm 2008 đến nay vẫn chưa chấm dứt trong khi các nước Mỹ Latin và Caribe thì cũng đã bước qua giai đoạn tăng trưởng vàng trong thập kỷ 90 và đầu thế kỷ 21. Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho hai khối là rất lớn.
Có 3 chủ đề chính được các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ Latin thảo luận, đó là thương mại, khí hậu và an ninh.
Về mặt thương mại, Liên minh châu Âu đang là nhà đầu tư lớn nhất của khu vực Mỹ Latin và Caribe, chiếm 40% đầu tư nước ngoài của khu vực này và cũng là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Mỹ Latin. Tuy nhiên, quan hệ đối tác quan trọng này đang chịu sức ép lớn từ sự cạnh tranh của Mỹ và đặc biệt là Trung Quốc, nước đang đẩy mạnh đầu tư sang Nam Mỹ.
Trong bối cảnh đó, EU muốn thúc đẩy nhanh các thỏa thuận thương mại mới với Mỹ Latin và Caribe cũng như thúc đẩy nhanh hơn việc mở cửa thị trường ở một số nước, nhất là Cuba, sau những diễn biến tích cực mới đây trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba.
Ngoài ra, Châu Âu cũng cần đến sự trợ giúp của các nước Mỹ Latin và Caribe trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, hay an ninh mà cụ thể là chống buôn ma túy, tội phạm có tổ chức, rửa tiền hay nhập cư trái phép.
Về phía các nước Mỹ Latin và Caribe (CELAC) thì cuộc gặp Thượng đỉnh lần này là cơ hội để các nước này thúc đẩy việc tìm ra một mô hình mới cho khu vực.
Hiện tại, kinh tế khu vực Mỹ Latin khá ảm đạm, tăng trưởng GDP chỉ ở mức trung bình 0,8%, tức là thấp hơn cả mức 1,5% của EU. Đó là điều rất khó chấp nhận với một khu vực vốn quy tụ nhiều nền kinh tế đang phát triển, từng tăng trưởng trung bình liên tục trên 4% trong gần 2 thập kỷ và tăng thu nhập đầu người gần gấp đôi, từ 9.000 USD lên 15.000 USD trong một thập kỷ qua.
Trong quá khứ, EU chính là hình mẫu mà các nước Mỹ la tình từng hướng tới trong việc xây dựng khối thị trường chung Mercosur theo mô hình EU. Vì thế, kinh nghiệm hội nhập của EU được cho là vô cùng quý giá với các nước Mỹ Latin, đặc biệt trong bối cảnh giữa các nước thành viên chủ chốt như Brazil, Argentina hay Mexico vẫn còn có những bất đồng.
Để đạt được điều đó, các nước Mỹ Latin đang đặt ra tham vọng là cùng với EU đạt được một thỏa thuận chung EU-Mercosur. Nhìn chung, các nước Mỹ Latin đặt kỳ vọng rất lớn vào các đối tác châu Âu bởi về mặt chính trị, giữa hai bên không tồn tại nhiều nghi kỵ như trong quan hệ giữa Mỹ Latin với Mỹ và Trung Quốc, một đối tác bị đánh giá là chỉ lo khai thác tài nguyên mà không coi trọng việc phát triển bền vững.
Các nhà phân tích đều đánh giá, trong bối cảnh hiện nay, quan hệ giữa EU và Mỹ Latin là mối quan hệ mà cả hai bên đều có rất nhiều lợi ích./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Khai mạc Hội nghị cấp cao EU-CELAC Theo Roi-tơ và TTXVN, Hội nghị cấp cao (HNCC) Liên hiệp châu Âu (EU) - Cộng đồng các quốc gia Ca-ri-bê và Mỹ la-tinh (CELAC) lần thứ 8 họp tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ) trong hai ngày 10 và 11-6. Tham dự hội nghị, có lãnh đạo 61 quốc gia đến từ châu Âu và khu vực Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê. Phiên họp...