Trung Quốc chạy đua thời gian tìm kiếm 14 công nhân mắc kẹt trong đường hầm ngập
Ngày 16/7, hàng trăm nhân viên cứu hộ đang dốc sức trong ngày thứ 2 tìm kiếm 14 công nhân xây dựng mắc kẹt trong một đường hầm cao tốc bị ngập nước tại Trung Quốc.
Lực lượng cứu hộ tham gia tìm kiếm những công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm cao tốc bị ngập nước tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện lực lượng cứu hộ đang tìm cách xác định vị trí của những công nhân này, trong khi huy động các máy bơm công suất lớn và xe hút nước để rút nước lũ khỏi đường hầm.
Được biết, nhóm công nhân này đang bị mắc kẹt tại khu vực hầm của một công trình đường cao tốc đang xây dựng dưới một hồ trữ nước sau khi con đường này bất ngờ bị sập vào sáng 15/7. Không may mắn là nhóm công nhân đã không kịp sơ tán khi phát hiện tiếng ồn bất thường và nước bắt đầu tràn vào ngay sau đó. Cơ quan chức năng Trung Quốc cho rằng vị trí mà nhóm công nhân bị mắc kẹt nằm cách lối vào đường hầm 1.160m. Trong khi đó, công tác cứu nạn cứu hộ gặp nhiều khó khăn do lượng lớn ngước ngập tại bề mặt đường hầm.
Dự án xây dựng đường hầm cao tốc này nằm trong kế hoạch phát triển đô thị xây dựng các tuyến đường cao tốc mới ở thành phố Chu Hải này với cây cầu khổng lồ liên thông giữa Hong Kong, Ma Cao và Chu Hải. Theo truyền thông địa phương, có 2 công nhân đã từng thiệt mạng trong sự cố sập một đoạn cũng thuộc đường cao tốc này hồi tháng 3 năm nay.
Mỹ điều 25 chiến đấu cơ tới Thái Bình Dương gửi thông điệp đến Trung Quốc
Không quân Mỹ sẽ điều động khoảng 25 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này, một động thái được cho là nhằm gửi thông điệp đến Trung Quốc.
Một phi đội F-22 của Mỹ (Ảnh: US Navy).
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ trong tuần này cho biết, 25 máy bay chiến đấu tàng hình từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hawaii và từ căn cứ Elmendorf-Richardson, Alaska trong tháng này sẽ được triển khai đến Guam và đảo Tinian trên quần đảo Mariana để tham gia cuộc tập trận mang tên Pacific Iron 2021.
Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 10 máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagles và hai máy bay vận tải C-130J cùng khoảng 800 quân nhân.
Đợt triển khai phi đội với quy mô lớn bất thường này của Mỹ được cho là nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng về hàng loạt vấn đề như Đài Loan, Biển Đông, Carl Schuster, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Hawaii, nhận định. Theo chuyên gia này, thông thường, phi đội F-22 thường chỉ triển khai từ 6-12 máy bay.
"Lực lượng không quân Hawaii muốn chứng minh rằng, họ có thể triển khai nhiều máy bay thế hệ 5 với thời gian ngắn hơn nhiều so với toàn bộ phi đội hiện có của Trung Quốc", ông Schuster nói.
Ông cho biết, Không quân Trung Quốc hiện có khoảng 20-24 máy bay chiến đấu thế hệ 5 đang vận hành, trong khi Không quân Mỹ có khoảng 180 máy bay thế hệ 5 F-22. Tuy vậy, ông Schuster cũng nhận định, năng lực không quân của Bắc Kinh đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.
F-22 Raptor là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. F-22 Raptor chính thức vào biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, là một trong hai mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đã đi vào biên chế và thực chiến.
Sai sót trong báo cáo điều tra chung WHO - Trung Quốc Báo Mỹ phát hiện mâu thuẫn hồ sơ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong báo cáo điều tra chung và WHO nói đây là "sai sót ngoài ý muốn". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ca Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân S01, một người đàn ông 41 tuổi, với trình tự bộ gene virus là EPI_ISL_403930, MT019531 và GWHABKH00000001...