Trung Quốc: Châu Á căng thẳng là do… Mỹ
Trung Quốchôm qua nói rằng, căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương ngày càng leo thang là do sự hiện diện quân sự củaMỹtrong khu vực. Cùng ngày, Trung Quốc lần đầu tiên công khai cấu trúc các đơn vị quân đội.
Hải tuần 01, tàu tuần tra lớn nhất, hiện đại nhất Trung Quốc có thể sắp ra biển Đông và Hoa Đông. Ảnh: Xinhua
Trong sách trắng quốc phòng mà Trung Quốc vừa công bố (chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ thăm Bắc Kinh), Bắc Kinh nói rằng, chính sách đổi trọng tâm sang châu Á của Mỹ khiến Nhật Bản, Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn trong những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Một số nước đang củng cố đồng minh quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, mở rộng hiện diện quân sự trong khu vực và thường xuyên khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sách trắng dài 40 trang.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc đề cập hàng loạt tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và Hoa Đông. “Các lực lượng ly khai đòi độc lập ở Đài Loan” là nguy cơ lớn nhất đối với quan hệ liên eo biển, sách viết.
Những động thái đó “không có lợi cho việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói với báo giới ngày 16/4. “Các lực lượng phương Tây thù địch đang củng cố chiến lược tây hóa và chia rẽ Trung Quốc, và đã sử dụng mọi phương tiện có thể để kìm hãm và chế ngự sự phát triển của đất nước chúng ta”, một quan chức quân đội Trung Quốc nói.
Dù tức giận trước hành động gây hấn của CHDCND Triều Tiên, trong đó có vụ thử hạt nhân hồi tháng 2, nhưng Trung Quốc nói rằng họ coi việc Mỹ phô trương lực lượng để đáp trả hành động của Bình Nhưỡng là đáng lo ngại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chính những hoạt động quân sự của chính Trung Quốc cũng gây nhiều lo ngại, theo các nhà phân tích. Sách trắng cho biết, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng với mức 2 con số, lên 119 tỷ USD trong năm 2013.
Chính sách trọng tâm châu Á của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, đẩy mạnh chế tạo tàu ngầm, chiến hạm và tên lửa đạn đạo chống tàu, thử nghiệm công nghệ phá tên lửa trong không trung.
Trong khi liên tục tranh chấp với các nước láng giềng, Trung Quốc vẫn luôn nói rằng, thế giới không phải lo lắng về chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của mình, vì đây là điều cần thiết để “phục vụ mục đích quốc phòng chính đáng và thay đổi thế giới”.
Lần đầu công khai cơ cấu quân đội
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cũng công khai cấu trúc của các đơn vị quân đội. Theo đó, lục quân Trung Quốc có tổng số 850.000 quân nhân, trong khi hải quân và không quân có lần lượt 235.000 và 398.000 người.
Quân đội Trung Quốc gồm 18 quân đoàn thuộc 7 bộ chỉ huy quân sự cấp vùng: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Thẩm Dương, Lan Châu và Tế Nam. Lực lượng không quân có bộ chỉ huy không quân với 7 khu vực quân sự. Hải quân nước này gồm 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
Theo sách trắng, binh chủng pháo binh bao gồm lực lượng tên lửa truyền thống và hạt nhân. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong “chiến lược răn đe” của Trung Quốc và “có trách nhiệm chính là ngăn ngừa các nước sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc, thực hiện phản công hạt nhân và tấn công bằng tên lửa thông thường”, sách viết.
Báo chí nhà nước Trung Quốc nói rằng, đây là lần thứ 8 Trung Quốc xuất bản sách trắng quốc phòng (kể từ năm 1998), và nhấn mạnh “cam kết quốc gia không thể lay chuyển…trên con đường hướng tới phát triển hòa bình”.
Tàu tuần tra lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động
Hôm qua, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin tàu Hải tuần 01, tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất của nước này, chính thức đi vào hoạt động sáng 16/4 tại thành phố Thượng Hải.
Hải tuần 01 có trọng tải 5.418 tấn, dài 128,6m, có thể bơi 18.520 km mà không phải tiếp nhiên liệu. Tàu này sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan tuần tra biển, giám sát an toàn, cứu hộ, phát hiện và xử lý dầu tràn. Nhiều khả năng Hải tuần 01 sẽ được điều tới biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Ngày 16/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải xung quanh Senkaku/Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản quản lý), Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thông báo.
Theo Dantri
Hàn Quốc dè chừng chiến hạm Trung Quốc
Các tàu chiến của Trung Quốc thường xuyên tuần tra vùng biển thuộc khu vực hoạt động của hải quân Hàn Quốc mà không thông báo trước, làm dấy lên lo ngại quanh sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh minh họa: Chinese Military Review
Yonhap dẫn các nguồn tin quân sự cho hay các tàu khu trục và hộ tống của Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực hoạt động (AO) thuộc Vùng Nhận diện Phòng không Hàn Quốc (KADIZ) ở biển Hoàng Hải một đến hai lần mỗi tuần, để diễn tập tìm kiếm. Tuy nhiên, họ không tiết lộ hoạt động tuần tra này bắt đầu từ khi nào.
KADIZ do chỉ huy Tư lệnh Không quân Thái Bình dương Mỹ chỉ định năm 1951, nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ trên không giữa các quốc gia xung quanh bán đảo Triều Tiên. Dù khu vực này không phải là không phận Hàn Quốc, quân đội của nước này vẫn giám sát tại đây và các máy bay nước ngoài phải nhận được đồng thuận trước khi đi vào khu vực này 24 giờ.
"Không có quy định quốc tế nào buộc các tàu nước ngoài ra khỏi AO", một quan chức quân sự cho biết. "Dù chính quyền Trung Quốc tuyên bố đây là một phần trong hoạt động hàng hải thông thường của họ thì hành động này vẫn chứng tỏ họ không công nhận AO".
Vùng biển Hoàng Hải được bảo vệ nghiêm ngặt là nơi từng xảy ra những cuộc đụng độ đẫm máu giữa Hàn Quốc và Triều Tiên những năm 1990 và đầu những năm 2000. Gần đây nhất, căng thẳng leo thang sau khi Bình Nhưỡng bị tố phóng ngư lôi đánh chìm một tàu chiến Hàn Quốc hồi tháng 3/2010, và nã pháo vào một đảo tiền tiêu của nước láng giềng 8 tháng sau đó, làm tổng cộng 50 người Hàn Quốc thiệt mạng.
Một nguồn tin quân sự khác nhận định rằng, các cuộc tuần tra trên cho thấy sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở vùng biển gần bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Đáng chú ý là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh tuần trước cũng vừa vượt biển về quân cảng ở thành phố Thanh Đảo để bắt đầu nhiệm vụ hoạt động trong vùng biển trên.
Các cuộc tuần tra cũng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu gay gắt về chủ quyền biển đảo và các nước châu Á khác cũng nhiều lần bày tỏ lo ngại về sức mạnh hải quân ngày một lớn của Trung Quốc ở khu vực này.
Động thái quân sự mới nhất của Bắc Kinh càng khiến Seoul lo ngại do hải quân nước này còn thiếu năng lực xử lý những nhiệm vụ tầm xa. Hoạt động của hải quân Hàn Quốc hầu như chỉ giới hạn trong việc phòng thủ chống lại Triều Tiên.
Người đứng đầu hải quân Hàn Quốc hồi đầu tháng này đã cam kết tăng cường lực lượng nhằm đối phó với căng thẳng đang gia tăng ở đông bắc Á, trong đó nổi bật là cuộc tranh chấp hàng hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Đô đốc Choi Yoon-hee cho hay hải quân nước này sẽ thúc đẩy thành lập thêm hai lực lượng đặc nhiệm hải quân trong hai thập kỷ tới để đối phó với sự khiêu khích từ Triều Tiên và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Theo VNE
Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines Manila hôm nay 12/12 cho biết Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tăng cao và Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương. Một tàu tuần duyên của Philippines bên cạnh hàng không mẫu hạm Mỹ George Washington tại cảng Manila Thông tin trên...