Trung Quốc chật vật “xuất ngoại” máy bay thương mại nội địa đầu tiên
Trung Quốc đang gặp khó trong việc bán máy bay thương mại chế tạo trong nước cho các hãng hàng không nước ngoài do thiếu các chứng chỉ cần thiết.
Máy bay sản xuất nội địa của Trung Quốc ARJ21 sơn họa tiết của hãng TransNusa, Indonesia (Ảnh: Nikkei).
Tháng trước, một chiếc máy bay sơn họa tiết màu xanh hải quân và vàng của hãng hàng không TransNusa (Indonesia) cất cánh bay thử từ sân bay Phố Đông ở Thượng Hải.
Chiếc ARJ21 – do Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) phát triển, là máy bay thương mại nội địa đầu tiên của quốc gia Đông Á. Nó có từ 78-90 chỗ ngồi và đã chính thức bay thương mại ở Trung Quốc từ năm 2016. Máy bay này có thể sắp có màn ra mắt ở thị trường nước ngoài đầu tiên tại Indonesia. Nếu thành hiện thực, điều đó có thể chấm dứt quãng thời gian chờ đợi từ rất lâu trong tham vọng máy bay thương mại của Bắc Kinh.
COMAC đã và đang tìm cách xuất ngoại các sản phẩm của họ bằng việc hợp tác với Tập đoàn Trung Quốc China Aircraft Leasing (CALC).
Được cho phép bay thương mại từ năm 2011, hãng TransNusa từng vận hành một số đường bay nội địa ở sân bay El Tari ở đông Indonesia, trước khi đại dịch Covid-19 tấn công. TransNusa giờ đây đang chuẩn bị nối lại đường bay và dự kiến sẽ sử dụng các máy bay ARJ21 mới do cổ đông lớn của hãng là CALC cung cấp thông qua việc hợp tác với COMAC.
CALC đầu tư 28 triệu USD để có được 35,68% cổ phần gián tiếp trong TransNusa vào tháng 3/2020. Hãng cũng đã ký một thỏa thuận với COMAC vào năm ngoái để mua tổng cộng 60 chiếc ARJ21, một phần sẽ được đưa tới phi đội của TransNusa.
Video đang HOT
Chật vật tìm khách nước ngoài
ARJ21 đã gặp khó trong việc tìm khách mua nước ngoài, vì máy bay này không có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ở Mỹ và Châu Âu – yếu tố được xem là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn hàng không. Vì điều này, Trung Quốc phần lớn quảng bá ARJ21 ở các quốc gia mà họ có tầm ảnh hưởng, ví dụ như ở châu Phi, hoặc các nước tham gia sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh.
Năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thực hiện chuyến công du các nước châu Phi nhằm thúc đẩy việc bán ARJ21. Cộng hòa Congo đã đồng ý mua 3 chiếc, cấp giấy chứng nhận kiểu loại cho máy bay này vào năm 2016 và cử phi công đi đào tạo tại Trung Quốc vào năm 2018.
Tuy nhiên, nhu cầu máy bay toàn cầu đã tụt giảm do dịch Covid-19. COMAC chưa tiết lộ rằng liệu họ có thực sự đã giao những chiếc ARJ21 cho Cộng hòa Congo hay chưa.
Để đối phó với những khó khăn ở thị trường nước ngoài, COMAC bắt đầu theo đuổi chiến lược xâm nhập theo chiều dọc – đưa việc sản xuất, cho thuê và khai thác máy bay về chung một mối. Việc hợp tác với CALC là một ví dụ để họ có thể tiếp cận với TransNusa.
TransNusa giờ đây đang chờ đợi được cấp phép để khai thác chuyến bay thương mại trở lại, theo Bộ Giao thông Indonesia. Nó dự kiến bay lại vào Quý I năm nay và sẵn sàng phục vụ các đường bay nhu cầu cao như từ Jakarta tới Bali.
TransNusa lên kế hoạch mua 30 chiếc ARJ21 cho tới năm 2026 bên cạnh các đơn đặt hàng Airbus A320neo, theo đề xuất của hãng với Bộ trên.
Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đó với COMAC và TransNusa. Hiện Indonesia hiện vẫn chưa cấp phép mẫu máy bay ARJ21 được khai thác thương mại. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia nhưng theo các chuyên gia, điều đó không có nghĩa là Jakarta sẽ chắc chắn cấp phép cho ARJ21.
Tại Trung Quốc, ARJ21 đã được các hãng lớn khai thác, bao gồm China Southern Airlines, Air China hay Chengdu Airlines. Máy bay cũng có một hồ sơ an toàn khá vững chắc. Trung Quốc dự kiến sẽ có 9.641 máy bay thương mại hoạt động vào năm 2039, cao gấp 2,5 lần so với năm 2019. Nếu đạt được con số này, họ có thể vượt qua Mỹ về quy mô đội máy bay thương mại.
Câu hỏi được đặt ra là, liệu Trung Quốc có thể tận dụng quy mô thị trường nội địa lớn và nguồn vốn dồi dào để mở rộng ra nước ngoài và lấn sân vào thị trường máy bay quốc tế hiện do 2 người khổng lồ Boeing và Airbus thống trị hay không? Câu trả lời vẫn còn nằm ở phía trước.
Quốc gia đầu tiên có lực lượng không quân sở hữu toàn "siêu phẩm" F-35
Na Uy đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trang bị một phi đội chiến đấu cơ bao gồm toàn các máy bay thế hệ thứ 5 F-35, sau khi cho các máy bay F-16 "nghỉ hưu".
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 (Ảnh: AP).
F-35A, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất của phương Tây đang được sản xuất và cũng là chiếc duy nhất được xuất khẩu, đã được Na Uy chọn thay thế cho toàn bộ phi đội F-16.
Giống F-16, F-35 được thiết kế để sản xuất số lượng lớn với chi phí sản xuất và vận hành thấp hơn để bù đắp lổ hổng của các chiến đấu cơ F-22 Raptor.
Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 đã được đưa vào biên chế từ tháng 12/2005 khi Không quân Mỹ kích hoạt phi đội F-22 đầu tiên, mặc dù chúng không được sản xuất trên quy mô lớn cho đến giữa cuối những năm 2010.
Với việc F-22 chịu chi phí vận hành cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, việc sản xuất đã bị cắt giảm 75% và chấm dứt vào năm 2011, có nghĩa là chỉ có 187 chiếc được sản xuất so với 750 chiếc F-35 vào cuối năm 2021 và hơn 2.000 chiếc F-35 theo kế hoạch.
F-35 hiện là một trong hai chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đang được sản xuất và được biên chế ở cấp độ phi đội trên toàn thế giới.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 khác với "người tiền nhiệm" thế hệ thứ 4 ở một số khía cạnh. Ba tiêu chí ban đầu chính là khả năng bay siêu thanh và duy trì tốc độ đó mà không cần sử dụng thùng thiết bị phụ, được gọi là khả năng siêu chính xác, cũng như sử dụng khung máy bay tàng hình rất thấp và có khả năng cơ động nâng cao. Tuy nhiên, trong khi F-22 đáp ứng được cả ba, F-35 rẻ hơn không có tính siêu trọng và khả năng cơ động cao.
Một khó khăn có thể xảy ra khi chỉ dựa vào F-35 là tiêm kích này hiện bị giới hạn ở khả năng hoạt động ban đầu cơ bản và dự kiến chỉ được coi là sẵn sàng chiến đấu cường độ cao sau năm 2025. Các tính năng khác bao gồm các bộ cảm biến, động cơ, liên kết dữ liệu và vũ khí mới, mà F-35 cung cấp ở một mức độ lớn hơn so với F-22, đặc biệt là về khả năng tác chiến mạng.
Tuy nhiên, việc cải thiện hiệu suất của F-35 so với F-16 không chỉ đi kèm với giá mua cao hơn nhiều mà chi phí bảo dưỡng cũng cao hơn đáng kể và dẫn đến tỷ lệ khả dụng thấp hơn nhiều. Chi phí vận hành cũng cao hơn đáng kể, có nghĩa là mỗi giờ bay F-35 sẽ đắt hơn nhiều so với F-16 và thậm chí còn nặng hơn cả máy bay thế hệ thứ 4 động cơ đôi. Việc bảo trì phức tạp này có thể là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong thời chiến khi mà các đường dây tiếp tế rơi vào căng thẳng, phụ tùng thay thế khan hiếm và thời gian bay ít hơn khiến máy bay gặp nhiều rủi ro hơn.
Lầu Năm Góc tiếp tục trì hoãn việc cấp phép để tiêm kích này được sản xuất quy mô đầy đủ do các vấn đề về hiệu suất. Những điểm yếu này là yếu tố chính khiến nhiều quan chức Mỹ chỉ trích gay gắt về hiệu suất của F-35, bao gồm cả hai bộ trưởng quốc phòng trước đây.
Na Uy là khách hàng ưu tiên và là đối tác quan trọng trong cả chương trình tiêm kích F-16 và F-35 của Mỹ. Việc chuyển đổi sang toàn bộ phi đội thế hệ thứ 5 của nước này phần lớn được tạo điều kiện thuận lợi bởi mối quan hệ thân thiết với Mỹ, cũng như vì sở hữu phi đội chiến đấu cơ khá nhỏ, có nghĩa là số lượng F-35 cần để lấp đầy tất cả các đơn vị là không nhiều.
Sốc: Cô gái 20 tuổi bí mật sinh con trên máy bay rồi bỏ rơi trong nhà vệ sinh Một em bé sơ sinh được tìm thấy bị bỏ rơi trong chậu rửa tay nhà vệ sinh của máy bay Air Mauritius sau khi một cô gái trẻ âm thầm sinh con giữa chuyến bay mà không ai hay biết. Một bé trai sơ sinh đã bị mẹ bỏ rơi trong nhà vệ sinh máy bay. Ảnh minh họa. Theo New York...