Trung Quốc chật vật đối phó mưa lũ
Mưa lũ liên tục tàn phá mùa màng, đẩy giá lương thực tăng cao, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc đang chật vật phục hồi sau Covid-19.
Mưa lũ đang tấn công thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, khiến chính quyền thành phố e ngại nguy cơ tái diễn trận lũ quét năm 2012 khiến 80 người thiệt mạng, trong đó một số người chết đuối trong ôtô. Bắc Kinh hôm 12/8 ra lệnh đóng cửa công viên, khuyến cáo người dân tránh đi lại không cần thiết, hủy mọi chuyến bay ở sân bay Đại Hưng.
Không chỉ ở Bắc Kinh, nhiều khu vực ở miền nam và miền trung Trung Quốc trong hai tháng qua cũng liên tục hứng chịu những đợt mưa lớn không ngừng giống năm 1998, khi xảy ra thảm họa lũ lụt khiến hơn 3.000 người thiệt mạng.
Lũ lụt đang đe dọa miền bắc Trung Quốc khi một cơn bão lớn vừa đổ bộ vào khu vực duyên hải đông nam. Dự báo trong những ngày tới, hơn 10 tỉnh ở phía bắc Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu mưa lớn và Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Liêu Ninh, sẽ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất.
Mưa lũ năm nay khiến 219 người chết hoặc mất tích, khoảng 3,7 triệu người mất nhà cửa, thiệt hại kinh tế gần 26 tỷ USD, phá hủy nhiều diện tích cây trồng, ảnh hưởng nặng đến nền nông nghiệp Trung Quốc.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Trung Quốc tăng 2,7%, giá lương thực tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Ting Lu, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại công ty tài chính Nomura, nhận định lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang là một phần nguyên nhân khiến lạm phát cao hơn, bởi thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và vận chuyển nông sản.
Lũ lụt triền miên trong bối cảnh giá thịt lợn tăng vọt so với năm ngoái vì dịch tả lợn châu Phi khiến số lượng đàn giảm mạnh. Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy chỉ số giá của 28 loại rau củ cũng đang ở mức cao nhất so với bất kỳ mùa hè nào trong 5 năm qua.
Người dân Thượng Hải cho biết giá rau củ tại các chợ nông sản địa phương tăng 10-20% so với giữa tháng 6.
Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như xây dựng đập Tam Hiệp và tuyên bố đập đã đạt mục tiêu kiểm soát lũ. Tuy nhiên, trận lũ năm nay là phép thử cho mạng lưới hàng nghìn con đập, đê và đê phụ dọc sông Trường Giang và phụ lưu của nó.
Mưa lớn làm gãy đổ cây ở Bắc Kinh hôm 13/8. Ảnh: CGTN.
Video đang HOT
Để bảo vệ các khu vực đô thị, chính quyền buộc phải xả mực nước cao kỷ lục xuống vùng phân lũ dưới hạ lưu, khiến hàng nghìn người dân chịu cảnh mất nhà cửa và mùa màng.
Các nhà môi trường cảnh báo nhiệt độ toàn cầu gia tăng sẽ khiến tình trạng lũ lụt ở Trung Quốc thêm trầm trọng.
“Các nghiên cứu gần đây về biến đổi khí hậu ở Trung Quốc đã chứng minh vài thập kỷ qua, Trung Quốc chứng kiến nhiều sự kiện thời tiết cực đoan thường xuyên hơn và dữ dội hơn”, Liu Junyan, nhà vận động vì môi trường của tổ chức Greenpeace có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.
Các thành phố Trung Quốc không được chuẩn bị cho biến đổi khí hậu bởi quy hoạch đô thị thường sử dụng dữ liệu cũ, không phản ánh được nguy cơ do nhiệt độ toàn cầu gia tăng, Liu nói.
Thành phố Vũ Hán với 10 triệu dân hứng chịu thảm họa nếu đập Tam Hiệp vỡ
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức mới khi mưa lớn liên tục trút nước từ thượng lưu sông Dương Tử, trong khi mực nước ở các nhánh sông cũng đã vượt mức báo động.
Đập Tam Hiệp đã trải qua hai trận lũ lớn trong năm nay, khiến mực nước ở thân thập dâng cao vượt mức báo động.
Trong tuần qua, đợt lũ thứ hai tràn qua đạp Tam Hiệp với lưu lượng đạt đỉnh 61.000 m3/giây. Trong lần công bố gần nhất, Tập đoàn Tam Hiệp - đơn vị vận hành đập Tam Hiệp thông báo lưu lượng đổ về đập đã giảm còn 30.000 m3/giây vào cuối ngày 20.7.
Đập Tam Hiệp được cho là đã giữ lại lượng nước lên tới 10,7 tỉ m3, giúp các thành phố và đất nông nghiệp ở hạ lưu tránh khỏi cảnh chìm trong nước.
Nhưng một số chuyên gia tỏ ra không tin tưởng vào các số liệu này. Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cục Tài nguyên Địa chất và Khoáng sản tỉnh Tứ Xuyên, bình luận trên tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc, rằng theo tính toán của ông, đập Tam Hiệp chỉ giữ lại 9% lượng nước lũ trên sông Dương Tử năm nay.
"Con đập chỉ tạm thời ngăn chặn lũ lụt đổ về từ thượng nguồn, trong khi không thể giúp kiểm soát ngập lụt do mưa lớn ở vùng trung và hạ lưu", ông Fan nói.
Ông Fan nói đập Tam Hiệp là công trình được thiết kế để "ngăn chặn lũ lụt tồi tệ nhất trong mỗi thế kỷ", nhưng con đập đã không hoàn thành vai trò này dù đợt lũ năm nay chưa phải là tồi tệ nhất.
Hôm 21.7, sau một khoảng thời gian ngắn bình yên, mưa lớn lại khiến nước lũ đổ về từ thượng nguồn. Đập Tam Hiệp đã phải mở thêm cửa xả, nâng lưu lượng nước đổ xuống hạ lưu lên 37.000 m3/giây để ngăn không cho nước lũ đổ về vượt ngoài tầm kiểm soát.
Mực nước giới hạn ở thân đập Tam Hiệp là 185 mét.
Dĩ nhiên, chưa có bằng chứng nào chon thấy đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ. Hồ thủy điện Tam Hiệp có thể chứa tới 39,3 tỉ m3 nước.
Nhưng con đập đã bị cho là thất bại trong việc bảo vệ 10 triệu người dân thành phố Vũ Hán, cách đập Tam Hiệp khoảng 250km về hướng đông.
Cứ mỗi lần lũ đổ về, mực nước ghi nhận ở đoạn sông Dương Tử chảy qua Vũ Hán lại đạt mức báo động mới. Vũ Hán và các khu vực lân cận sẽ là nơi hứng chịu thảm họa đầu tiên nếu như đập Tam Hiệp sụp đổ, theo Asia Times.
Chính phủ Trung Quốc được cho là đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm "hi sinh" thành phố Nghi Xương ở ngay dưới đập Tam Hiệp để giảm bớt lưu lượng nước đổ về hạ lưu.
Chi tiết kế hoạch ứng phó thảm họa đập Tam Hiệp được coi là bí mật vì có viện dẫn các thông tin nhạy cảm liên quan đến thiết kế của đập Tam Hiệp.
Ở thời điểm đợt lũ số 2 tràn qua Vũ Hán, mực nước của sông Dương Tử đã cao hơn độ cao so với mực nước biển của thành phố.
Vũ Hán nằm ở độ cao từ 21-27 mét so với mực nước biển, trong khi mực nước lũ được một trạm thủy văn ở Vũ Hán ghi nhận là 28,8 mét vào ngày 21.7.
Nhiều địa bàn ở quận Vũ Xương và quận Hán Khẩu đã ngập trong nước. Hiện tại, Vũ Hán dựa vào hệ thống đê kè dọc sông Dương Tử để giữ cho nước lũ không nhấn chìm thành phố.
Nếu tuyến phòng thủ này bị nước lũ vượt qua, các vùng trũng ở Vũ Hán có thể bị ngập sâu tương đương tòa nhà 3-4 tầng, theo Asia Times.
Một sinh viên theo học thạc sĩ tại Đại học Vũ Hán, nói với Asia Times rằng, cư dân thành phố lo ngại về một dịch bệnh mới xuất hiện do tình trạng ngập lụt.
Trung Quốc hiện đang theo dõi sát mực nước ở đập Tam Hiệp.
"Luôn có một dạng dịch bệnh nào đó xuất hiện khi thành phố chìm trong nước. Mọi người rất lo sợ, đặc biệt là khi đập Tam Hiệp tiếp tục xả lũ với cường độ lớn hơn trước. Họ còn nói rằng các thành phố ở dưới hạ lưu nên tự tìm cách chống lũ", sinh viên này nói.
Theo Asia Times, ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là đảm bảo an toàn cho các thành phố lớn, các huyện và làng nhỏ có thể được chọn làm nơi giải phóng nước lũ, vì có thể dễ dàng sơ tán người dân.
Một quan chức Sở Thủy lợi tỉnh An Huy nói rằng, mực nước tại các nhánh của sông Dương Tử hiện đã vượt mức báo động.
"Chúng tôi không còn khuyên người dân nên cảnh giác nữa. Chúng tôi yêu cầu người dân hãy đến nơi cao ráo hơn để trú ẩn", quan chức giấu tên nói.
"Nói đơn giản là chúng tôi đưa ra cảnh báo khi mực nước cao đến thắt lưng. Nhưng tình hình ở An Huy giờ đây giống như mực nước đã dâng cao tới cổ", quan chức này nói thêm.
Hôm 18.7, tại một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Giang Tây, chính quyền địa phương đã cho sơ tán người dân và cho nổ một đoạn đê để giảm bớt sức ép của nước lũ.
Ca nCoV ở Bắc Kinh tăng trở lại Trung Quốc ghi nhận thêm 17 ca nhiễm nCoV ở Bắc Kinh, mức cao nhất từ 20/6, đưa số ca liên quan chợ Tân Phát Địa lên gần 300. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 21 ca nhiễm nCoV ở đại lục, tăng so với 13 ca một ngày trước đó...