Trung Quốc chấp nhận Mỹ, nhưng phản đối Nhật Bản tuần tra Biển Đông
Tướng Zhu Chenghu ngày 29/6 tuyên bố: Mỹ có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại vùng tranh chấp ở khu vực này thì Trung Quốc “không thể chấp nhận”.
Tướng Zhu Chenghu. (Ảnh: China News)
NBC News dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc ngày 29/6 phát biểu: “Mỹ từng có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, như ở Philippines. Họ có mối quan hệ hợp tác quân sự với Singapore, vì vậy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông là chấp nhận được với Trung Quốc”.
“Còn với sự hiện diện quân sự của Nhật Bản, rất khó cho người dân và chính phủ Trung Quốc chấp nhận điều đó”, ông Zhu nhấn mạnh.
Hiện Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Bắc Kinh gần đây còn ráo riết cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tình hình đó, người đứng đầu quân đội Nhật, Đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại và gia tăng thẳng trong khu vực.
Video đang HOT
Ông Kawano cho rằng chính những động thái “khẳng định chủ quyền” vô lý của Trung Quốc gần đây buộc Nhật phải giữ vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực.
Đô đốc Kawano cũng nhấn mạnh việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông gây ra “những mối quan ngại rất nghiêm trọng” với Nhật Bản – một quốc gia thương mại với nhiều hàng hóa được vận chuyển trên các tuyến hàng hải qua khu vực này.
Sự góp mặt của Nhật, trong bối cảnh Washington đang tìm cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh trong nỗ lực gìn giữ hòa bình tại khu vực, đã được phía Mỹ hoan nghênh.
“Tôi coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải vùng biển thuộc chủ quyền bất kỳ quốc gia nào. Do vậy Nhật Bản được hoan nghênh thực hiện các hoạt động tại vùng biển quốc tế mà họ thấy phù hợp”, đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ từng khẳng định trong một cuộc họp báo tại Tokyo hồi đầu tháng.
Hồi tuần trước, Tokyo và Manila tập trận chung, điều máy bay trinh sát tới khu vực Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông. Cuộc tập trận này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc.
Trúc Bạch
Theo Dantri
Đô đốc Mỹ, Nhật ca ngợi hợp tác hải quân song phương
Trong cuộc gặp bên lề cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới ở Hawaii hôm qua, các đô đốc hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản cho biết hai nước đang đẩy mạnh hợp tác hải quân, trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á gia tăng do tranh chấp lãnh thổ.
Đô đốc Nhật Katsutoshi Kawano và Đô đốc Mỹ Harry Harris trong cuộc gặp tại Hawaii ngày 14/7.
Đô đốc Katsutoshi Kawano, người đứng đầu hải quân Nhật Bản, đã nói với báo giới trước một cuộc gặp với Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, rằng hải quân hai nước đang chia sẻ nhiều thông tin hơn và có các trao đổi cá nhân thường xuyên hơn.
Hơn 25.000 binh sĩ từ 22 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới diễn ra từ 29/6 đến 3/8. Nhật Bản đã điều 2 tàu khu trục, 1 trực thăng, một đơn vị lặn, một máy bay trinh sát tàu ngầm và các lực lượng trên bộ cho cuộc tập trận tại vùng biển Hawaii.
Về phần mình, Đô đốc Harris cho biết sự hợp tác giữa hải quân hai nước vẫn đang tiếp tục phát triển, nói thêm rằng cá nhân ông đã chứng kiến mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn kể từ khi lần đầu tiên đóng quân tại Nhật Bản năm 1983.
Theo ông Harris, quyết định của nội các Nhật hôm 1/7 nhằm theo đuổi một luật mới, vốn có thể cho phép Nhật Bản trợ giúp để bảo vệ các đồng minh, là một ví dụ cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa hai nước.
Chính sách an ninh mới cho phép Nhật có thể trợ giúp các quốc gia mà nước này có quan hệ thân thiết. Ví dụ, một tàu chiến Nhật có thể bắn hạ một tên lửa Triều Tiên đang hướng tới lãnh thổ Mỹ. Hiện tại, Nhật Bản không thể làm vậy một cách hợp pháp.
"Tôi nghĩ đó là một quyết định táo bạo, mang tính bước ngoặt. Tôi hoan nghênh bất kỳ điều gì có thể khiến chúng ta xích lại gần nhau và quyết định đó chắc chắn sẽ như vậy", ông Harris nhấn mạnh.
Trong khi đó, những người chỉ trích tại Nhật nói rằng chính sách mới có thể mở cửa cho việc Tokyo tham gia vào các xung đột, như cuộc chiến tại Iraq. Các lực lượng Nhật trước đó đã giới hạn tham gia vào các vùng xung đột.
Đô đốc Kawano cho hay quốc hội Nhật cần thông qua luật về chính sách mới trên trước khi các lực lượng của ông có thể thực thi nó.
"Nếu Nhật Bản tiếp tục đi theo đường hướng phòng vệ tập thể, tôi tin rằng lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và hải quân Mỹ sẽ có mối quan hệ hợp tác hơn nữa", ông Kawano.
Mỹ và Nhật đã tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á gia tăng do tranh chấp lãnh thổ. Nhật hiện đang vướng vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
An Bình
Theo Dantri/AP
Nhật cân nhắc cùng Mỹ tuần tra Biển Đông Trong bài viết của tờ Wall Street Journal (Mỹ), những lo ngại về tình trạng tăng cường quân sự của Trung Quốc đang buộc Tokyo phải đóng vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực. Việc tham gia tuần tra chung trên Biển Đông cùng Mỹ đang được Nhật Bản cân nhắc. Giới quân sự của Nhật Bản sẽ xem xét việc...