Trung Quốc chăng dây chắn đảo
Các ngư dân Trung Quốc đã rời bãi cạn tranh chấp Scarborough/ Hoàng Nham nhưng lại dùng phao và dây thừng chắn ngoài lối vào, hòng ngăn tàu Philippines thâm nhập.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh vệ tinh: Google
Theo Inquirer, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay Tuần duyên nước này phát hiện các ngư dân Trung Quốc chăng một cuộn dây thừng dài được cố định bởi phao ở cả hai đầu của lối trong vịnh của bãi cạn hình móng ngựa. Đây là nơi có ngư trường rất giàu có.
Bộ Quốc phòng Philippines vẫn chưa quyết định nên xử lý đống dây thừng và phao này như thế nào. Thời tiết xấu đã cản trở tàu thuyền và các máy bay của Manila tiếp cận khu vực này trong vài ngày gần đây.
“Có thể hành động này là để ngăn chúng tôi vào trong, vì họ tuyên bố chủ quyền với bãi cạn. Nhưng tất nhiên, chúng tôi cũng tuyên bố bãi cạn này thuộc chủ quyền của Philippines”, ông Gazmin nói.
Trước đó Tuần duyên Philippines đã đưa các máy bay đến khu vực này để giám sát hoạt động của các tàu Trung Quốc. Hai tàu chính phủ của Trung Quốc, gồm một tàu hải giám và một tàu của cơ quan thi hành luật ngư nghiệp, được nhìn thấy cuối cùng ở bãi cạn.
Các tàu của Manila và Bắc Kinh đối đầu nhau tại Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 6 vừa qua, sau khi Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc khai thác hải sản trái phép gần khu vực này. Căng thẳng được đẩy lên cao với hàng loạt tuyên bố và động thái cứng rắn từ hai bên, thậm chí khả năng chiến tranh từng được nhắc đến. Sóng gió chỉ lắng xuống khi cuối tháng trước, Philippines và Trung Quốc bắt đầu cho rút bớt các tàu tại đây.
Theo VNExpress
Video đang HOT
Bản đồ không Hoàng Sa-Trường Sa, báo Trung Quốc nói gì?
Báo chí Trung Quốc đột ngột im tiếng về thông tin bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định nước này không có chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Việc TS Mai Ngọc Hồng trao tặng bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" ghi rõ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam cũng đang được hàng loạt tờ báo, mạng xã hội của Trung Quốc đưa tin dưới dạng video clip.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, video clip nói trên đã dịch khá sát thông tin về bản đồ và lời nói của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) không có Hoàng Sa, Trường Sa
Có tới 5.130.000 kết quả trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là baidu.com, với từ khóa: Việt Nam trưng bày bản đồ nhà Thanh cho biết, Trung Quốc không có chủ quyền ở Nam Hải.
Đến hết ngày 27/8, các trang báo của Trung Quốc đều im lặng trước thông tin này. Toàn bộ video clip đều được dẫn lại từ một nguồn duy nhất ở trang Sina.
Cũng trong ngày 27/8, Hoàn Cầu thời báo đăng bài phỏng vấn ông Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Các câu hỏi của Hoàn Cầu thời báo không hề nhắc tới tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu xoáy vào vấn đề: Liệu Việt Nam có trở thành đồng minh thân cận của Mỹ?
Cựu đại sứ của Trung Quốc khẳng định, Việt Nam là quốc gia độc lập, tự chủ trong mối quan hệ ngoại giao với các nước khác và coi trọng sự phát triển, hòa bình.
Trước đó, tờ New York Times của Mỹ đăng bài phân tích chi tiết về Biển Đông, nội dung khẳng định Trung Quốc đang làm xấu thêm tình hình ở vùng biển này với những đòi hỏi chủ quyền phi lý.
New York Times trích nguồn bài viết của Tổ chức khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group - ICG) cho biết, căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang bị "tích tụ" quá nhiều đến mức nó có nguy cơ bùng nổ một cuộc hải chiến quy mô nhỏ.
"Mọi chuyện đang diễn ra một cách sai lầm, và khả năng tìm ra giải pháp cho các bên có tranh chấp ở Biển Đông ngày càng ít đi", báo cáo của ICG viết.
Luận cứ Biển Đông của Trung Quốc rất mơ hồ
Cũng trong bản báo cáo của mình, ICG cho rằng, "việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền theo &'đường lưỡi bò' rộng tới 80% diện tích Biển Đông rõ ràng không thể khiến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở đây hài lòng. Hơn nữa, Trung Quốc không thể đưa ra được căn cứ lịch sử và pháp lý chứng minh cho sự đòi hỏi này".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn tuyên bố nước này có chủ quyền không thể chối cãi với Biển Đông vì "đây là vùng biển mà người Trung Quốc đã phát hiện và thường xuyên đi lại từ thời cổ đại".
Tuy nhiên, ICG khẳng định chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Những chuyên gia của ICG ở Bắc Kinh cho biết, họ đã bỏ ra hai năm nghiên cứu lịch sử, phỏng vấn chuyên gia ở Trung Quốc và thấy rằng "những luận cứ về &'đường lưỡi bò' của Trung Quốc là không hề có cơ sở".
Philippines mời lính Liên Hiệp Quốc tới Biển Đông?
Tờ PhilStar của Philippines cho biết, nước này đã tính tới chuyện mời lính gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tới Biển Đông trước những động thái gây hấn của Trung Quốc.
Thông tin trên được ông Muntinlupa, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines đưa ra hôm 26/7. Theo đó, ông Muntinlupa đề nghị chính phủ Philippines mời lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tới những vùng tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
"Chúng tôi cũng đã nghĩ tới việc mời đồng minh truyền thống là Mỹ tới Biển Đông, trước những động thái leo thang đòi chủ quyền của Trung Quốc", ông Muntinlupa nói.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc sau đó lên tiếng phản đối ý tưởng trên, đồng thời đăng bài viết của một số tướng tá thuộc phe &'diều hâu' của nước này nói, Mỹ sẽ không can thiệp, và cũng không thể làm gì trước "chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông)".
Trong bài viết đăng tải tối 27/7, Hoàn Cầu thời báo trích lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines, ông Abigail Valte nói: "Philippines không hề muốn có xung đột với Trung Quốc. Hai nước vẫn đang thỏa thuận biện pháp cho những tranh chấp ở Biển Đông".
Theo đó, Manila và Bắc Kinh duy trì cả ba kênh liên lạc: Ngoại giao, Luật pháp, Chính trị để &'hạ nhiệt' căng thẳng quanh bãi đá Scarborough/ Hoàng Nham từ hồi tháng 4 đến nay.
Ông Abigail Valte nói, giới chức nước này vẫn đang "quan sát kỹ và cảm thấy lo ngại" về sự xuất hiện của hàng chục tàu cá Trung Quốc ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền.
Theo tờ Philippines Inquirer, hàng chục tàu cá của Trung Quốc và hai tàu khu trục hải quân của nước này đã &'quần thảo' quanh khu vực đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) do quân đội Philippines đồn trú từ hôm 26/7.
Tuy nhiên, hải quân Philippines được nói là chưa có động thái phản ứng, trong khi báo chí chính thống Trung Quốc không nhắc tới thông tin về hai tàu khu trục tên lửa đi kèm tàu cá.
Đoàn tàu cá của Trung Quốc được cho là nằm trong đội tàu cá của nước này đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa.
Mấy ngày nay, báo chí Trung Quốc đột ngột &'im tiếng' về hành trình của đội tàu cá mà họ tự xưng "đi đánh bắt ở ngư trường truyền thống".
Toàn bộ thông tin chỉ dừng ở mức, đội tàu cá gặp nhiều khó khăn do ngư trường lạ, lượng cá đánh bắt quá ít.
Theo VTC
Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây Các quốc gia trong khu vực Biển Đông đã có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo từ rất lâu nhưng chưa bao giờ căng thẳng dâng cao như hiện nay. Hãng tin BBC của Anh mới đây có bài viết phân tích về căng thẳng chủ quyền ở Biển Đông, trong đó nêu ra nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa,...