Trung Quốc chặn ứng dụng nhắn tin để tạo không gian mạng an toàn
Bắc Kinh cho rằng cách làm đó sẽ “giúp tạo một không gian mạng an toàn” và an ninh quốc gia.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra lệnh cấm sử dụng một số dịch vụ nhắn tin, là nền tảng đang dần trở nên phổ biến ở quốc gia này. Nhưng theo đó, có rất nhiều tranh luận của dư luận xoay quanh quy định mới.
Theo chính quyền Bắc Kinh, họ cho rằng luật cấm là cần thiết để “giúp tạo một không gian mạng an toàn” và củng cố an ninh quốc gia. Luật áp dụng cho người dùng nào có những tài khoản đặc biệt, có thể tiếp cận với số đông người dùng khác, như WeChat của Tencent và Laiwang của Alibaba.
Những tài khoản tạm gọi là tài khoản công hoặc tài khoản chính thức, cho phép người dùng đăng ký tin nhắn dạng bản tin, tựa như trang Page của Facebook. Doanh nghiệp và các ngôi sao nổi tiếng sử dụng dạng tài khoản đó để công bố các sự kiện và tin tức. Nhiều tay blogger Trung Quốc chuyển sang dạng tài khoản này để truyền tin nhắn của họ cho càng nhiều người xem càng tốt, khiến năm ngoái chính phủ Trung Quốc phải dè chừng các loại nền tảng mạng xã hội như vậy. Luật mới không áp dụng cho những tin nhắn giữa người dùng cá nhân với nhau và các liên lạc cá nhân.
Luật mới yêu cầu người dùng có tài khoản công phải đăng ký họ tên thật và ký vào một thoả thuận mà họ sẽ phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Luật này được Trung Quốc áp dụng từ hôm thứ 3 vừa qua, 5/8, và chỉ có những tổ chức và trang web được cấp quyền mới được phép đăng tải những thông tin hoặc chia sẻ thông tin chính trị bằng các tài khoản công này. Những tài khoản nào vi phạm có thẻ bị cảnh cáo, cấm hoặc xoá nội dung.
Tencent cho rằng họ sẽ đưa ra một số biện pháp đương đầu với “những hành vi gây hấn và lạm dụng”, để đảm bảo tuân thủ các luật mới. Còn Alibaba từ chối bình luận.
Luật mới này cho thấy Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào mạng xã hội mà người dân muốn qua đó bày tỏ các quan điểm cá nhân về chính trị. Trước đây, Trung Quốc để cho các nền tảng mạng xã hội tự do vận hành, họ chỉ giám sát các ý kiến và để cho công dân bày tỏ bức xúc.
Video đang HOT
Theo ông Duncan Clark, chủ tịch công ty tư vấn công nghệ BDA tại Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc muốn tăng cường quản lý khi nhận thấy có vài nhân vật lợi dụng các nền tảng này cho mục đích chính trị. Chính phủ Trung Quốc gần đây cũng chặn một số ứng dụng chat nước ngoài, trong đó có Line của Nhật, Kakao của Hàn Quốc khi nghi ngờ những nhóm khủng bố sử dụng các dịch vụ này để liên lạc với nhau.
Năm ngoái, Trung Quốc từng nhắm đến dịch vụ tiểu blog Weibo (giống như Twitter) khi có một số làn sóng bàn tán về chính trị trên dịch vụ này. Những ứng dụng chat 1-1 cũng như các tài khoản công trong vài tháng qua cũng bị chính phủ Trung Quốc giám sát chặt chẽ. Họ cho rằng các ứng dụng chat đóng vai trò không nhỏ để tung tin đồn, khiêu dâm và khủng bố.
Luật mới cũng tác động đến vài doanh nghiệp và trang blog làm về tin trực tuyến nhỏ lẻ chưa được chính phủ cấp giấy phép trang tin, vì các trang đó thường dùng WeChat để gửi tin cho người đọc.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Analysis International, WeChat có lượng người dùng lớn nhất ở Trung Quốc, với 393 triệu người thường xuyên tính đến quý 2 năm nay, chiếm 87,6% thị trường. Còn Tencent cho rằng họ có đến 5,8 triệu tài khoản công.
Hôm thứ 5 vừa qua, Tencent cho biết họ vừa xoá 400 tài khoản công và 3000 bài viết đăng tải các tin bàn tán, cộng với hơn 30.000 tài khoản công chuyên bán hàng nhái, hàng giả. Không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy động thái này liên quan đến các luật lệ mới mà Trung Quốc đưa ra.
Người phát ngôn của Tencent cho biết ở Trung Quốc, người ta gọi WeChat là Weixin, và cần phải khai tên thật để tạo tài khoản công. Từ khi áp dụng luật này, thị phần của WeChat ở Hong Kong giảm 3,5%. Khoảng 1 tháng trước khi Trung Quốc ban hành luật này, có vài ứng dụng tin nhắn nước ngoài bị chặn. Nhiều nhà quan sát lúc ấy cho rằng khả năng là chính phủ Trung Quốc muốn hạn chế người dân sử dụng mà thôi vì có một diễn biến chính trị xảy ra tại Hong Kong. Chính phủ Trung Quốc thường có động thái chặn các trang web và dịch vụ điện thoại thông minh của nước ngoài trong vài thời điểm nhạy cảm, như mới đây là sự kiện kỷ niệm lần thứ 25 quảng trường Thiên An Môn.
Vài ứng dụng tin nhắn ít tên tuổi hơn như DiDi, Talkbox và Voxer cũng không ngoại lệ cho dù chưa có bằng chứng các nhóm tội phạm, khủng bố sử dụng các dịch vụ này. Với dịch vụ Kakao, người dùng vẫn có thể nhắn tin 1-1 nhưng không thể dùng tính năng thêm bạn bè. Còn với Line, người dùng không thể nhắn tin được. Line cho biết họ đang làm việc để cố gắng khôi phục dịch vụ, còn Kakao hứa hẹn sẽ sửa tính năng thêm bạn bè.
Trong khi Line không được người Trung Quốc sử dụng nhiều nhưng lại là ứng dụng rất ưa thích của giới trẻ vì nó có nhiều biểu tượng vui và sticker hấp dẫn. Line có hơn 490 triệu người dùng toàn cầu, trong khi Kakao chỉ có hơn 150 triệu người dùng toàn cầu.
Theo NTD/Securitydaily
Wall Street Journal: Các nước yêu cầu ICANN đảm bảo "Chủ quyền Internet"
Ngay khi Mỹ tuyên bố sẽ từ bỏ vai trò giám sát tại Cơ quan Quản lý Tên miền Quốc tế (The Internet Corporation for Assigned Names and Numbers -ICANN) vào năm 2015, hàng loạt quốc gia, bao gồm Đức, NaUy, Trung Quốc, đã lên tiếng yêu cầu Mỹ đảm bảo các nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc phân bổ tên miền cấp quốc gia của mình.
Theo đó, các nước khẳng định tên miền cấp quốc gia thể hiện "chủ quyền" của từng quốc gia trên không gian mạng, do đó các nước phải tiếp tục giữ "chủ quyền" này. Tuy nhiên, một số nước lại quyết định thương mại hóa các tên miền này, điển hình như Montenegro, Lào và quốc đảo Tuvalu.
Trong khuôn khổ hội nghị toàn cầu lần thứ 50 của Cơ quan Quản lý Tên miền Quốc tế ICANN được tổ chức tại London (Anh) từ ngày 22 - 26/06/2014, đại diện chính phủ nhiều nước, bao gồm Đức, NaUy, Trung Quốc, Iran và Bangladesh, đã lên tiếng yêu cầu Mỹ đảm bảo các nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc phân bổ các địa chỉ web sử dụng Tên miền Quốc gia Cấp cao nhất (Country Code Top Level Domains - CCTLDs)của đất nước họ, như tên miền .de (Đức), .cn (Trung Quốc), .ir (Iran) và .bd (Bangladesh), sau khi Mỹ tuyên bố sẽ ngừng giám sát ICANN vào đầu năm 2015.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 50 của Cơ quan Quản lý Tên miền Quốc tế ICANN được tổ chức tại London (Anh) từ ngày 22 - 26/06/2014
Các đại diện đến từ Đức và một số nước khác tuyên bố đây là vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, vì vậy các nước phải tiếp tục giữ "chủ quyền" đối với các tên miền cấp quốc gia của họ.
Torstein Olsen, Chủ tịch điều hành Cơ quan Bưu chính Viễn thông Na Uy (Norway's Post and Telecommunications Authority) cho biết, những thỏa thuận mới về giám sát ICANN "không nên đe dọa chủ quyền đối với các tên miền quốc gia cấp cao nhất".
Lu Wei - Chủ tịch Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia Trung Quốc khẳng định, "chúng ta nên tôn trọng chủ quyền Internet riêng của mỗi quốc gia".
Theo đó, trong khuôn khổ hội nghị ICANN các chính phủ đã tích cực thảo luận về việc phân bổ tên miền quốc gia CCTLDs, nhưng việc giải quyết những vấn đề liên quan đến "chủ quyền CCTLDs" khá phức tạp.
Keith Davidson thuộc Tổ chức Hỗ trợ Tên miền Quốc gia của ICANN cho biết, hiện chưa có bất kỳ quy định pháp luật hoặc điều ước quốc tế nào quản lý việc sử dụng các tên miền quốc gia, và một số chính phủ đã quyết định thương mại hóa các tên miền CCTLDs này.
ICANN
Một số quốc gia đang rao bán quyền kiểm soát tất cả hoặc một phần tên miền quốc gia CCTLDs cho những người trả giá cao nhất.
Điển hình như, Montenegro và quốc đảo Tuvalu ở Nam Thái Bình Dương đã cho phép các trang web không liên quan đến đất nước sử dụng tên miền quốc gia của họ, tuy nhiên các khách hàng phải trả giá khá cao cho các tên miền CCTLDs tương ứng .me và .tv. Bên cạnh đó, Lào cũng rao bán tên miền .la cho một số doanh nghiệp ở Los Angeles, và một số trang web ở Mississippi cũng đang sử dụng tên miền .ms của đảo Monserrat ở vùng biển Caribbean.
Qua đó, đại diện nước Đức - ông Detlef Dauke thuộc Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức cũng kêu gọi các chính phủ nên chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc giám sát các tên miền cấp cao dùng chung (gTLDs) dựa trên khía cạnh địa lý.
Được biết, ICANN hiện đang giám sát việc gia tăng số lượng các tên miền gTLDs lên đến hơn 1.000 tên miền kiểu này bao gồm .london và .berlin, nhiều hơn đáng kể so với số lượng nhỏ các tên miền .com hay .net như hiện nay.
Nguyễn Anh (dịch từ Wall Street Journal)
Theo NTD
Facebook ra mắt ứng dụng nhắn tin Slingshot cạnh tranh Snapchat Sau khi tiết lộ trên App Store và gỡ bỏ ngay sau đó, Facebook đã chính thức phát hành ứng dụng nhắn tin Slingshot trên hai nền tảng iOS và Android. Slingshot ra đời sau khi Facebook thất bại trong thương vụ hỏi mua lại Snapchat. Ứng dụng nhắn tin mới của Facebook cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản, hình...