Trung Quốc “chấm thi” tổng thống Mỹ
Thường xuyên “đao to búa lớn” về việc ủng hộ bán thêm vũ khí cho Đài Loan, chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ…, nhưng ông Mitt Romney vẫn được Trung Quốc “chấm” cho vào Nhà Trắng.
Barack Obama và Mitt Romney, ứng viên tổng thống nào sẽ tốt hơn cho quan hệ Trung – Mỹ? Đây là câu hỏi quan trọng đối với Bắc Kinh. Năm 2011, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Vì hàng triệu công ăn việc làm tại nước mình đang bị đe dọa, Trung Quốc không chỉ quan tâm đến quan điểm cứng rắn của ứng viên tổng thống Mỹ về chính sách tiền tệ của Trung Quốc mà còn để ý một vấn đề lớn hơn là ứng viên sẽ định hướng chính sách kinh tế như thế nào trong 4 năm tới.
Và mối quan tâm này của Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm, khi mà Bắc Kinh đang theo dõi Mỹ trở lại châu Á và tái cân bằng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cùng với vấn đề lao động, môi trường, tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ, chính sách trở lại châu Á và tái cân bằng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ ảnh hưởng sự ổn định trong nước của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ ra mắt vào tháng 11, chỉ vài hôm trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.
Ông Mitt Romney (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Ảnh: Getty Images)
Phe Cộng hòa nắm quyền, quan hệ Mỹ – Trung tốt hơn
Dù có lối nói khoa trương, cứng rắn, nhưng ứng viên Romney có thể tốt hơn ứng viên Obama, xét về lợi ích đối với Trung Quốc. Xưa nay, các thành viên đảng Cộng hòa luôn ủng hộ thương mại tự do, doanh nghiệp tự do và việc không có quá nhiều quy định, luật lệ. Những điều này ít nhiều tương thích với triết lý kinh tế nhà nước hiện hành của Trung Quốc về phát triển, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp và hiệu quả.
Từ khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ chính thức năm 1979, quan hệ tổng thể của hai nước tốt hơn mỗi khi phe Cộng hòa nắm quyền. Mấu chốt vấn đề rất đơn giản: không có ảo tưởng ngay từ đầu, những vấn đề về nhân quyền ít hơn, thảo luận thẳng thắn và hợp tác cụ thể mỗi khi có điều kiện. Cách tiếp cận đơn giản này dường như giúp ổn định quan hệ song phương Trung – Mỹ, vì nó giúp tránh được sự đồn đoán và rủi ro.
Ứng viên Romney nhắc đi nhắc lại rằng, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông sẽ coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Nhưng, ông có thực sự làm được điều này?
Năm ngoái, Trung Quốc bỏ ra 120 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa Mỹ và xấp xỉ 1 triệu du khách Trung Quốc đến Mỹ, mỗi người chi tiêu trung bình 7.000 USD. Dù kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, những con số này sẽ tăng trong năm 2012. Nếu trở thành tổng thống, ông Romney liệu có thực sự muốn chọc giận Trung Quốc, để rồi đánh mất hàng nghìn việc làm ở Mỹ?
Hai ngày trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, ông Obama ra một thông báo tương tự để bảo vệ ngành dệt của Mỹ trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua tới Nhà Trắng, chính quyền Obama dành gần 4 tháng để điều tra xem thực tế Trung Quốc có thao túng nội tệ hay không. Kết luận là Trung Quốc không thao túng đồng nhân dân tệ.
Nếu giành chiến thắng trong đợt bầu cử tháng 11 tới, ông Romney có thể sẽ theo gương ông Obama. Rốt cuộc, ông không chỉ nghĩ cho kinh tế Mỹ, mà còn nghĩ cho nhiệm kỳ hai của mình.
Nếu đắc cử tổng thống, Romney nên hiểu rằng, Trung Quốc đem lại cả cơ hội và sự cạnh tranh, nhưng cơ hội nặng cân hơn. Sự suy thoái kinh tế và tài chính Mỹ hiện nay là kết quả của toàn cầu hóa và bội chi của Mỹ, đặc biệt là do hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Washington có thể đổ lỗi cho Bắc Kinh vì làm khủng hoảng tài chính Mỹ trầm trọng hơn, hoặc có thể cùng nhau làm việc để có được một giải pháp có lợi chung.
Vì cuộc chiến kéo dài một thập kỷ của Mỹ ở Trung Á đang đến hồi kết, nên nhu cầu hợp tác Trung – Mỹ trên mặt trận chống khủng bố sẽ giảm mạnh. Việc tái phân bổ nguồn lực này có thể gây ra vấn đề. Chứng kiến sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc về nhiều mặt, chính quyền Obama đã chuyển chiến lược trọng tâm sang cân bằng Trung Quốc ở Đông Á và nhiều khu vực khác.
Ngày càng có nhiều xích mích giữa hai nước, do những lo ngại của mỗi bên gây ra (như Mỹ nghi ngờ ý định của Trung Quốc ở biển Đông), khiến sự tin tưởng chiến lược của họ giảm dần. Nếu tái đắc cử tổng thống, ông Obama chắc chắn sẽ tiếp tục hướng đi này.
Video đang HOT
Ông Romney và những lời nói gió bay
Nếu ông Romney trở thành tổng thống, chính sách đối ngoại của ông cũng không hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc. Ông từng hứa tăng cường bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan và sẽ không quan tâm việc dành nhiều thời gian giải thích chính sách an ninh châu Á của Mỹ cho Bắc Kinh nghe. Thay vào đó, chính quyền của ông sẽ khẳng định sự dẫn dắt của Mỹ trong khu vực.
Nhìn bề ngoài, những tuyên bố thẳng thắn của ông Romney nếu biến thành chính sách đối ngoại thì chúng sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại nhiều hơn là vui mừng. Tuy nhiên, vì những phát biểu này quá trực diện, nên cuối cùng, chúng có thể ít gây ra sự hiểu nhầm cũng như sự bực mình.
Hiện nay, ông Obama vẫn cố gắng trong vô vọng để giải thích rằng, chiến lược trọng tâm châu Á của mình không nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ông cũng phát tín hiệu rằng sẽ hợp tác với Trung Quốc khi nào có thể. Việc làm của ông Obama (trước khi áp dụng chính sách trọng tâm châu Á) thành công trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, nhưng kể từ cuối năm 2009, quan hệ song phương Mỹ – Trung xấu đi.
Nếu tháng sau ông Romney trở thành chủ nhân Nhà Trắng, ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai được dự đoán là Tập Cận Bình có thể sẽ bắt tay nhau và quên hết những gì ứng viên Romney đã nói từ trước tới nay, giống như Bắc Kinh và Washington đã vượt qua những tuyên bố hùng hồn trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008.
Theo 24h
Obama phản công, ghi điểm trong "hiệp hai"
Quyết liệt, căng thẳng, liên tục ngắt lời nhau... là những miêu tả về vòng tranh luận thứ hai của hai ứng viên Tổng thống Mỹ - đương kim Tổng thống Dân chủ Barack Obama và đối thủ Cộng hòa Mitt Romney - sáng 17/10 (tối 16/10, giờ Mỹ).
Đặc biệt, Tổng thống Obama đã phản công mạnh mẽ, ghi được nhiều điểm trước đối thủ Romney.
Đương kim Tổng thống Dân chủ Barack Obama và đối thủ Cộng hòa Mitt Romney trong buổi tranh luận 16/10 - Ảnh: Reuters
Theo thăm dò của CNN phối hợp với Hãng khảo sát ORC, 46% người theo dõi qua truyền hình cho rằng ông Obama đã chiến thắng trong cuộc tranh luận, trong khi 39% ủng hộ ứng viên Romney. 73% bày tỏ ông Obama đã thể hiện tốt hơn họ mong đợi, 37% ý kiến nhận xét tương tự về ông Romney.
Thăm dò nhanh của CBS News cho thấy 37% cử tri đánh giá ông Obama chiến thắng tranh luận lần này, so với 30% đánh giá cao ông Romney. 33% ý kiến cho rằng hai đối thủ bất phân thắng bại.
Cử tri cũng cho rằng Tổng thống Obama đã thu hẹp khoảng cách với ứng viên Romney về khả năng xử lý các khó khăn kinh tế.
Chính sách kinh tế
Theo thăm dò của CNN phối hợp với Hãng khảo sát ORC, 46% người theo dõi qua truyền hình cho rằng ông Obama đã chiến thắng trong cuộc tranh luận, trong khi 39% ủng hộ ứng viên Romney. 73% bày tỏ ông Obama đã thể hiện tốt hơn họ mong đợi, 37% ý kiến nhận xét tương tự về ông Romney.
Thăm dò nhanh của CBS News cho thấy 37% cử tri đánh giá ông Obama chiến thắng tranh luận lần này, so với 30% đánh giá cao ông Romney. 33% ý kiến cho rằng hai đối thủ bất phân thắng bại.
Cử tri cũng cho rằng Tổng thống Obama đã thu hẹp khoảng cách với ứng viên Romney về khả năng xử lý các khó khăn kinh tế.
Trong những phút đầu, chủ đề tranh luận là gói giải cứu xe hơi được coi là thành công của ông Obama.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008, Tổng thống Obama đã mở rộng chương trình cứu trợ ngành công nghiệp xe hơi bắt đầu dưới thời người tiền nhiệm George W. Bush. Sau đó, ngành này đã trở lại mạnh mẽ và trở thành một trong những điểm cộng quan trọng cho ông Obama trong việc kiếm phiếu bầu ở những bang sản xuất công nghiệp nặng miền trung tây Hoa Kỳ như Michigan và Ohio.
Trong khi đó, đây lại là điểm yếu của Romney khi ông từng viết một bài xã luận trên báo The New York Times với tựa đề Let Detroit Go Bankrupt (Hãy để Detroit phá sản), ý kêu gọi để các hãng sản xuất xe phá sản theo cơ chế thị trường). Tuy nhiên trong cuộc tranh luận, ứng viên Cộng hòa lại nói rằng ông có "cùng lập trường như ông Obama về việc cứu trợ".
Ông Obama đã tỏ ra tích cực hơn hẳn trong cuộc tranh luận thứ hai so với lần đầu, mà ông bị đánh giá là thất bại. Tổng thống Mỹ cáo buộc ông Romney chỉ nghĩ tới việc giúp đỡ người giàu và chính trị hóa những cuộc tấn công mới đây ở Libya vào phái bộ ngoại giao Mỹ khiến bốn người Mỹ thiệt mạng.
Ông Romney đáp lại rằng giai cấp trung lưu, những người mà ông Obama vẫn tuyên bố bảo vệ, "đã bị nghiền nát bốn năm qua" dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông, rằng 23 triệu người Mỹ hiện vẫn không tìm được việc làm và cái chết của đại sứ Mỹ ở Libya là một phần của chính sách ngoại giao mà chính quyền đương nhiệm đang triển khai.
Ông Obama thách thức ông Romney về các vấn đề chính sách kinh tế và năng lượng, cáo buộc đối thủ của mình thay đổi lập trường và tuyên bố kế hoạch kinh tế của ông Romney là một "thỏa thuận sơ sài" mà công luận sẽ từ chối. Ngược lại, Romney nói những chính sách của tổng thống đã thất bại trong việc vực dậy nền kinh tế.
Hai đối thủ cũng bất đồng trong các quan điểm về thuế khóa, biện pháp giảm thâm hụt ngân sách, năng lượng, trợ cấp cho phụ nữ và các vấn đề phúc lợi y tế. Chính sách nhập cư cũng gây ra xung đột khi ông Romney nói Obama không thể theo đuổi một đạo luật hoàn chỉnh như ông đã hứa trước khi lên nhậm chức, còn tổng thống cho rằng chính sự cản trở của phe Cộng hòa khiến một đạo luật không thể ra đời.
Vấn đề Trung Quốc
Về chủ đề Trung Quốc, ông Obama bác bỏ những luận điểm gay gắt của ông Romney với cường quốc châu Á này khi cho rằng ứng viên của phe Cộng hòa đã đầu tư và kiếm lợi từ các công ty Trung Quốc.
"Ngài thống đốc, ngài lẽ ra là người cuối cùng tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc - ông Obama nói sau khi ông Romney nhắc lại những lời hứa về việc gây sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề thương mại - Khi ông ấy nói về việc cứng rắn với Trung Quốc, các bạn hãy nhớ rằng Thống đốc Romney đã đầu tư vào những công ty tiên phong tại Trung Quốc và hiện đang đầu tư vào các công ty sản xuất thiết bị viễn thám để Trung Quốc thăm dò chính người dân nước họ".
Trước đó, ông Romney từng nói một trong những yếu tố quan trọng trong chính sách thương mại của ông là "tấn công Trung Quốc khi họ gian lận", một cam kết đã được ông lặp lại gần như ở mọi điểm tranh cử trong vài tháng qua. Báo Mỹ The New York Times từng đăng một loạt bài đầu năm nay cho biết Công ty Bain Capital, do ông Romney thành lập, đã thu được nhiều lợi nhuận từ việc đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Theo tờ báo, công ty này đã đầu tư vào những công ty Trung Quốc cung cấp các hệ thống giám sát cho chính quyền đối với các trường học, bệnh viện, rạp hát...
Ông Romney giải thích về những khoản đầu tư của ông: "Bất cứ khoản đầu tư nào tôi đã bỏ ra trong tám năm vừa rồi là vào các quỹ tín thác, bao gồm nhiều khoản đầu tư bên ngoài nước Mỹ, trong đó có cả Trung Quốc". Ông Romney cũng cho rằng chính ông Obama không hề biết tiền lương hưu của ông cũng đang được đầu tư vào Trung Quốc. "Ông đã xem thử quỹ lương hưu của ông chưa? - ông Romney hỏi đối thủ". "Tôi không xem quỹ lương của mình" - ông Obama đáp lại - Nó cũng không lớn như của ông. Tôi không kiểm tra thường như thế".
Chỉ tay thẳng vào nhau
Phần tranh luận về cách xử lý vụ tấn công sứ quán Mỹ ở Libya được cho là khoảnh khắc căng thẳng nhất. Khi ứng viên Mitt Romney quả quyết rằng Tổng thống Obama đã không có phát biểu nào về vụ việc mà phải chờ đến 14 ngày sau, người điều phối cuộc tranh luận Candy Crowley (đài CNN) đã xen vào rằng: "Thực ra thì Tổng thống đã có phản hồi thưa ngài". Tuy nhiên, ông Obama tiếp lời với thái độ giận dữ hơn: "Cô có thể nói to lại điều đó hơn không Candy?".
Hai ứng viên không ngần ngại chỉ thẳng tay vào mặt nhau để chỉ trích. Trong một bác bỏ lập luận của ứng viên Romney, ông Obama nói thẳng: "Không đúng, ông Romney". Hoặc khi Tổng thống Obama xen ngang vào lời ông Romney, ứng viên này đáp lại: "Rồi ông sẽ có cơ hội để nói. Tôi vẫn còn đang trả lời".
Ông Obama và ông Romney liên tục rời khỏi chỗ ngồi và tiến về phía đối thủ để bác bỏ lập luận của nhau. Có lúc người điều phối Crowley phải lên tiếng: "Ngài có thể ngồi xuống không thưa Thống đốc Romney"?
Như vậy, đến nay "tỷ số" giữa Obama và Romney là "hòa 1-1" sau 2 cuộc tranh luận trực tiếp trong số 3 cuộc tranh luận trước ngày bầu cử 6/11.
Các phát biểu trong buổi tranh luận thứ hai:
Ứng viên Đảng Cộng hòa, cựu thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney:
- Về nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama: "Ngài tổng thống đã cố gắng, nhưng chính sách của ông không hiệu quả. Ông là một diễn giả tuyệt vời khi trình bày các kế hoạch và tầm nhìn. Nghe rất tuyệt, ngoại trừ nhìn vào những gì mà ông đã làm, như không thể giảm được thâm hụt ngân sách, đưa vào áp dụng các cải cách chăm sóc y tế và an ninh xã hội càng làm thêm thâm hụt".
- Về kế hoạch việc làm: "Tôi sẽ đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp nhỏ và tôi biết cách thực hiện điều đó, vì sự nghiệp của tôi bắt đầu từ khối tư nhân". Ông Romney khẳng định: "Khi các sinh viên tốt nghiệp vào năm 2014 và nếu tôi được trở thành tổng thống, tôi bảo đảm các bạn sẽ có việc làm".
- Về chính sách thuế: "Tôi sẽ không giảm tỉ lệ chịu thuế của những người có thu nhập cao nhất và không bao giờ tăng thuế của những người tầng lớp trung lưu. Các kế hoạch chi tiêu và vay mượn của tổng thống chỉ khiến đất nước này buộc phải tăng thuế của toàn bộ người dân chứ không chỉ là giới thượng lưu".
Phu nhân Janna Ryan của ông Mitt Romney (bên trái) và đệ nhất phu nhân Michelle Obama (phải) đụng gu thời trang khi cũng xuất hiện một tông màu trang phục tại buổi tranh luận lần thứ hai của chồng - Ảnh: AFP
Ứng viên Đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Barack Obama:
- Về cách giải quyết cuộc tấn công ở Libya: "Không phải ai cũng đồng tình với những quyết định của tôi, nhưng khi đó là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, chúng tôi phải xác định chính xác việc gì đã xảy ra, mọi người đều có trách nhiệm liên quan và tôi là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Khi chúng tôi còn đang xử lý việc tính mạng các nhân viên ngoại giao bị đe dọa thì ông Romney lại ra thông cáo. Đây không phải là cách hành động của một tổng tư lệnh. Ông không được biến một vấn đề an ninh quốc gia thành vấn đề chính trị, đặc biệt là khi vụ việc còn đang tiếp diễn". Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ Lãnh sự quán Mỹ bị tấn công ở Libya, cho rằng trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các cơ quan ngoại giao thuộc về bà.
- Về chính sách thuế của ông Romney: "Ông ta khẳng định chính sách thuế sẽ không gây thâm hụt thêm và sẽ giảm thuế cho người trung lưu. Nhưng khi được hỏi "vậy ông sẽ thực hiện điều đó như thế nào, những khoản nào được khấu trừ...?" thì ông ấy không thể trả lời".
- Về tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc của ông Romney: "Hãy nhớ rằng Thống đốc Romney đã đầu tư nhiều vào các công ty tiên phong trong việc chuyển gia công phần mềm cho đối tác Trung Quốc. Ngài thống đốc, ngài sẽ là người cuối cùng muốn cứng rắn với Trung Quốc!".
- Về kế hoạch kinh tế của ông Romney: "Ông Romney nói đã vạch ra kế hoạch năm điểm, nhưng thật ra ông ấy chỉ có một điều: đó là bảo đảm tầng lớp thượng lưu sẽ hoạt động theo bộ quy luật khác hẳn. Đó là triết lý của ông khi còn là doanh nhân, là thống đốc và giờ là ứng viên tổng thống".
- Vì sao dân Mỹ nên bầu cho ông Obama? "Vì những cam kết mà tôi đã thực hiện. Với những gì tôi chưa thể hoàn thành, đó không phải là vì thiếu sự cố gắng, mà chúng tôi sẽ hoàn thành trong nhiệm kỳ hai".
Theo 24h
Tranh cử: Obama thề "phục thù" ở vòng 2 Tổng thống Obama cam kết sẽ có kế hoạch đối đầu tích cực hơn với ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc tranh luận thứ hai giữa hai người vào tuần tới. Hôm qua, Tổng thống Barack Obama phải thừa nhận đã thể hiện không tốt trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên khiến ông phải về sau đối...