Trung Quốc châm lửa khủng hoảng?
Hành động của Trung Quốc kéo theo sự phản ứng của các nước là biểu hiện mới nhất về cuộc cạnh tranh chiến lược, chạy đua vũ trang và đe dọa phá hủy hòa bình khu vực.
Kích nộ Nhật Bản
Chưa kể đến Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vừa được thiết lập, những động thái ngày càng “hung hăng” của Trung Quốc trong năm 2013 đã đủ khiến người Nhật “ngứa mắt” và có cái cớ hợp lý để đẩy mạnh hoạt động quốc phòng.
Trong năm 2013, trước các vụ “xâm nhập” của Trung Quốc, Nhật Bản đã có hàng trăm cuộc báo động phòng không. Trong vòng 3 tháng từ tháng 4-6/2013, không quân Nhật Bản đã 69 lần báo động cho máy bay chiến đấu xuất kích khẩn cấp để xua đuổimáy bay Trung Quốc xâm nhập quần đảo Senkaku/ Điếu ngư.
F-15J của Nhật Bản xuất kích
Đến tháng 9, lần đầu tiên Trung Quốc cho một oanh tạc cơ và một máy bay trinh sát không người lái tiến gần không phận Nhật Bản. Loại máy bay không người lái mà Trung Quốc sử dụng từng được quảng bá là đã tiêu diệt một trùm ma túy Myanmar bằng vụ phóng tên lửa chính xác.
Vụ tấn công được cho là đã diễn ra ở khu tam giác vàng sau khi một tàu tuần tra biên giới của Trung Quốc trên sông Mekong bị tấn công hồi năm 2012.
Ngoài các động thái trên không, Trung Quốc cũng thường xuyên “quấy nhiễu” Nhật Bản trên biển khi liên tục cho các tàu áp sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Không chỉ dừng lại ở hoạt động mang tính chất thăm dò, hồi đầu năm 2013, tàu chiến Trung Quốc thậm chí còn chĩa radar điều khiển hỏa lực về phía tàu tuần dương của Nhật Bản trên hải phận quốc tế. Nhật Bản gọi hành động này là “nguy hiểm” và “khiêu khích”.
Mới đây nhất, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm cả không phận trên quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Phải nói thêm rằng, ADIZ không có gì là mới, song “thói” hành động đơn phương, kẻ cả và đầy bất ngờ của Trung Quốc càng khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng.
Thử thách Mỹ
Theo giới phân tích, những động thái của Trung Quốc không chỉ nhằm trực tiếp vào Nhật Bản mà còn là phép thử đối với Mỹ.
Với lý luận ADIZ sẽ góp phần làm giảm “sai lầm quân sự, tránh va chạm trên không, đảm bảo an toàn và trật tự các chuyến bay”, Trung Quốc yêu cầu các máy bay quốc tế khi bay qua vùng này phải thông báo kế hoạch bay và duy trì liên lạc bằng vô tuyến. Ngoài ra, máy bay phải có các dấu hiệu nhận dạng như logo, cờ hiệu. Giới quan sát đánh giá đây là một canh bạc của Trung Quốc nhằm thăm dò các khả năng của Mỹ.
Video đang HOT
Thứ nhất, Trung Quốc muốn xem liệu Mỹ có thay đổi cam kết trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư hay không.
Thứ hai, Trung Quốc muốn thử thách những hạn chế của việc Mỹ hỗ trợ Nhật Bản, đồng minh khu vực quan trọng nhất của Mỹ.
Thứ ba là Bắc Kinh muốn thử thách cam kết của Mỹ đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ
ADIZ dường như chưa đủ buộc Mỹ phải bộc lộ, Trung Quốc dùng ngón nghề cũ là sử dụng chiến hạm “cảm tử”. Ngày 5/12, một chiếc trong đội tàu bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đuổi theo, cắt mặt rồi đột ngột quay đầu chỉ cách mũi tàu tuần dương USS Cowpens của Mỹ chưa đầy 500m và dừng lại, buộc tàu Mỹ phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm.
Vụ việc xảy ra ngay sau khi tàu Trung Quốc qua liên lạc vô tuyến lớn tiếng yêu cầu USS Cowpens rời khỏi khu vực khi đang hoạt động trên Biển Đông. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình. Trung Quốc đổ lỗi cho tàu USS Cowpens thâm nhập vào vùng bảo vệ có bán kính 40 km của tàu sân bay Liêu Ninh, đã bám đuôi và sách nhiễu đội hộ tống tàu Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi gây hấn trước.
Đáp trả nguy hiểm
Những hành động của Trung Quốc ngay lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ các nước liên quan và cả giới nghiên cứu quốc tế. Dù muốn hay không, thì giờ đây Trung Quốc đang tự biến mình thành một con “ngáo ộp” và là cái cớ không thể tốt hơn giúp Nhật Bản, Mỹ và cả Đài Loan, Hàn Quốc thực hiện những bước đi mà hẳn đã nằm trong dự liệu.
Liên quan trực tiếp đến ADIZ, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ngay lập tức lên tiếng phản đối, coi tuyên bố của Trung Quốc là không có giá trị. Về phía Mỹ, tuy khuyến cáo các hãng hàng không thương mại nên tuân thủ ADIZ (hành động được coi là phục tùng Trung Quốc), song Washington lại điều oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay qua ADIZ của Trung Quốc mà không thèm thông báo trước như một lời thách thức.
Mỹ cũng tuyên bố không thay đổi hoạt động cũng như chiến lược của mình trong khu vực. Cùng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng liên tiếp phái máy bay quân sự bay qua vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hàn Quốc còn tiến hành các cuộc tập trận hải quân và không quân trong phạm vi ADIZ của Trung Quốc, và mở rộng ADIZ của họ thêm hơn 300 km về phía Nam.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố điều máy bay bay qua ADIZ của Trung Quốc mà không thông báo trước
Đặc biệt, Nhật Bản ngày 17/12 đã thông chiến lược an ninh quốc gia mới với cam kết tăng cường năng lực quốc phòng để đối phó với lập trường ngày một quyết đoán của Trung Quốc. Chiến lược an an ninh mới của Nhật Bản cũng liệt các hành động của Trung Quốc là một trong hai thách thức an ninh quốc gia trong môi trường hiện nay.
Chiến lược này nêu rõ Nhật Bản sẽ tìm kiếm vai trò an ninh “chủ động” hơn cho Lực lượng Phòng vệ (SDF) ở nước ngoài và sẽ vạch ra các phương hướng chỉ đạo về hoạt động xuất khẩu vũ khí.
Các nội dung quan trọng về quốc phòng trong chiến lược an ninh mới của Nhật Bản là: Thành lập đơn vị đổ bộ có khả năng giành lại các đảo xa như quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông; phối hợp các chiến dịch của SDF nhằm tăng cường giám sát và phản ứng nhanh trước các biến cố bất ngờ;
Ngân sách quốc phòng 5 năm từ tài khóa 2014 vào khoảng 24.670 tỷ yen (khoảng 240 tỷ USD); mua 3 máy bay không người lái cho hoạt động giám sát, mua 99 xe chiến đấu, 52 xe đổ bộ và 17 máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ.
Ngoài ra, chiến lược mới cũng đặt mục tiêu cụ thể là trang bị 28 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, 3 máy bay tiếp liệu trên không và 4 máy bay cảnh báo sớm cho Lực lượng Phòng vệ trên không
Izumo, tàu chiến lớn nhất kể từ sau Thế chiến II được Nhật Bản hạ thủy
Trong năm qua, Nhật Bản liên tục trang bị thêm các loại vũ khí chiến lược như tàu đổ bộ trực thăng, tàu khu trục chống tên lửa và phòng không Aegis, hạ thủy tàu khu trục khổng lồ Izumo mà trên thực tế là một tàu sân bay cỡ lớn.
Viện nghiên cứu chiến lược IISS đánh giá, Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản là quân lực tân tiến nhất tại châu Á dù chỉ có 250.000 quân.
Cần khách quan thừa nhận tình hình căng thẳng trong khu vực không chỉ do một mình Trung Quốc gây ra. Đằng sau hành động của mỗi bên liên quan là những toan tính riêng và chiến lược cạnh tranh của các nước lớn nhằm khẳng định vị thế “bá chủ” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, về mặt hình thức Trung Quốc đang là kẻ châm lửa. Trong tình thế hiện nay, có lẽ không bên nào muốn lùi bước để đánh mất lợi thế và các lợi ích cũng như thể diện. Thế đối đầu có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, đẩy khu vực rơi vào một cuộc khủng hoảng quân sự và ngoại giao.
Theo Đất việt
Tại sao Mỹ để thua Trung Quốc ở Biển Đông?
"Ai đã thắng trong cuộc đối đầu giữa chiến hạm USS Cowpens và tàu hộ tống Trung Quốc trên Biển Đông hôm 5/12 vừa qua? Đáng tiếc, kẻ đó là Trung Quốc và người Mỹ đã được dạy một bài học đích đáng vì thói nhút nhát của mình", tờ The Diplomat bình luận.
Tuần dương hạm mang tên lửa USS Cowpen
Trong bài viết bình luận về sự cố hai tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ suýt nữa "đấu đầu" trên Biển Đông hôm 5/12 vừa qua, tờ The Diplomat cho rằng trong hiệp đấu này, phía Trung Quốc đã giành thắng lợi hoàn toàn và họ tỏ ra rất thỏa mãn với kết quả đó.
Hãy nghĩ thêm một chút. Một chiếc tàu đổ bộ đang đi theo hộ tống chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc trên Biển Đông đã ngang nhiên chạy cắt mặt chiếc chiến hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ mà không thèm nói gì. Rốt cuộc, để tránh một cuộc va chạm, tàu chiến Mỹ buộc phải bẻ lái gấp gáp và sau đó hai viên thuyền trưởng mới trao đổi với nhau bằng điện đàm. Phía Trung Quốc khẳng định, họ đang trong phạm vi của "vùng phòng vệ bên trong" để bảo vệ cho chiếc Liêu Ninh. Điều đáng nói là "vùng phòng vệ" này có bán kính lên tới 60 dặm hay một vùng biển có diện tích lên tới 2.800 dặm vuông, lớn gấp đôi diện tích tiểu bang Rhode của Mỹ. Sau vụ "hôn gió" này, tàu Cowpens của Mỹ lặng lẽ rời khỏi khu vực.
Truyền thông Trung Quốc tất nhiên sẽ coi đây là một chiến thắng đáng để ca tụng. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã sau đó đã rêu rao: "Chiếc tuần dương hạm mang tên lửa USS Cowpen của Mỹ đã cố tình đi vào khu vực hải quân Trung Quốc đang tập trận trên Biển Đông, bất chấp lời cảnh báo của các tàu chiến hộ tống và đã suýt nữa đụng độ với một tàu chiến của Trung Quốc".
Thông điệp mà Tân Hoa Xã đưa ra nghe có vẻ rất bình thường nhưng nó lại hàm chứa khá nhiều sự hả hê: "tàu Mỹ đột nhập vào vùng tập trận"; "tàu Mỹ bị cảnh cáo và bị buộc phải rời đi"; "tàu Mỹ lặng lẽ rời đi"... Tất cả những điều này đang được các quan chức hải quân Trung Quốc hiểu rằng, hải quân Trung Quốc có thể (và có quyền) bao quát và kiểm soát một vùng biển rộng lớn hơn rất nhiều so với khu vực mà các chiến hạm của họ đang lập đội hình, họ có quyền cấm đoán những "kẻ lạ mặt" đi vào đó và có thể đuổi bất cứ kẻ nào cố tình xâm nhập.
Theo tờ The Diplomat, đây là một thất bại đau đớn của hải quân Mỹ, của cả nước Mỹ và là một tiền lệ nguy hiểm đến sự tự do hàng hải nói chung. Thất bại này, khi đi cùng với những sự kém thế của hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu ở châu Á sẽ trở thành điểm khởi phát cho một k ỷ nguyên "lãnh đạo châu Á" của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ
Có một số người sẽ bảo: Làm thế nào để biết kẻ thắng người thua khi mà chưa có viên đạn nào rời khỏi nòng hay chưa có quả tên lửa nào được phóng đi? Thực tế là điều này hoàn toàn có thể. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các vụ "suýt đối đầu" giữa Mỹ và Liên Xô xảy ra như cơm bữa, phần thua thuộc về kẻ nào buộc phải bẻ lái trước và điều đó cho thấy đối phương có tiềm lực hay khả năng chiến đấu cao hơn.
Thêm vào đó, điều này đã từng có tiền lệ. Người Mỹ không thể nào không biết vụ cố Tổng thống Teddy Roosevelt đã cho triển khai toàn bộ lực lượng hải quân của mình ở xung quanh khu vực Venezuela hồi năm 1902 để ngăn chặn các hạm đội của châu Âu đánh chiếm vùng đất này. Đây cũng chính là cách mà Trung Quốc đang làm để ngăn chặn Mỹ tiến vào Đông Nam Á.
Chưa hết, việc chịu thua, phải bẻ lái và rời đi lần này của tàu chiến Mỹ sẽ là một tiền lệ để những lần khác các tàu Trung Quốc được dịp vin vào và đẩy hải quân Mỹ ngày càng rời xa Biển Đông. Đó mới chính là bài học cay đắng cho người Mỹ.
Sau hai thập niên "nghỉ ngơi" (kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc), đây có thể coi là phép thử mạnh nhất của hải quân Mỹ và chắc chắn những phép thử kiểu này sẽ còn diễn ra nhiều hơn trong tương lai. Thất bại lần này, người Mỹ phải chấp nhận và chuẩn bị cho các trận chiến căng thẳng hơn.
"Có điều, Trung Quốc "đương nhiên thắng" nếu như quân đội Mỹ vẫn tiếp tục lảng tránh đối đầu như hiện nay", The Diplomat kết thúc bài viết.
Theo Infonet
Vụ tàu chiến suýt đâm nhau: Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc hải quân Trung Quốc có hành động vô trách nhiệm trong sự cố mới nhất tại biển Đông. Tàu chiến mang tên lửa USS Cowpens của Mỹ Trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích hành vi mà ông gọi là "vô trách nhiệm" và "vô ích"...