Trung Quốc cấp phép vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi họng đầu tiên sản xuất trong nước
Ngày 6/9, Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc (NMPA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dạng xịt, do công ty CanSino Biologics có trụ sở tại Đài Loan sản xuất.
Công ty sản xuất vaccine CanSino Biologics. Ảnh: Reuters
Vaccine trên sẽ được sử dụng như liều tăng cường cho những người đã tiêm đầy đủ các mũi vaccine cơ bản.
Công ty CanSino Biologics cho biết vaccine trên được xịt vào mũi – họng, có thể được bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn các loại phải dùng kim tiêm. Tuy nhiên, công ty không cung cấp thêm chi tiết về việc khi nào vaccine sẽ sẵn có để sử dụng rộng rãi.
Theo một bài đăng trên tạp chí Lancet tháng 7/2021, vaccine của CanSino Biologics tạo phản ứng kháng thể mạnh mẽ. Các nhà khoa học tại một số nước như Cuba, Canada và Mỹ cũng đang thử nghiệm các vaccine dạng xịt của mình.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày 6/9, Cơ quan kiểm soát dược phẩm nước này (DCGI) của Ấn Độ cũng đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi do hãng Bharat Biotech bào chế, cho nhóm người trưởng thành trong tình huống khẩn cấp. Đây là vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đầu tiên của Ấn Độ được phê duyệt.
Từ năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã cấp phép sử dụng 8 loại vaccine dạng tiêm được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, NMPA vẫn chưa “bật đèn xanh” cho bất cứ vaccine nào của nước ngoài, kể cả vaccine công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech hay Moderna.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia (NHC), đến nay, Trung Quốc đã tiêm phòng cho trên 3,4 triệu người.
Chuyên gia cảnh báo về số ca cúm gia cầm gia tăng ở Trung Quốc
Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo sau khi số ca bệnh cúm gia cầm nguy hiểm chết người H5N6 gia tăng ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một biến chủng mới có nguy cơ dễ lây lan hơn cho con người.
Trung Quốc là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).
Reuters đưa tin, số ca cúm gia cầm H5N6 ở Trung Quốc trong năm nay có dấu hiệu gia tăng đang làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng chuyên gia, những người từng cảnh báo về một chủng virus có nguy cơ đột biến và dễ lây nhiễm cho con người hơn.
Năm nay, Trung Quốc báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 21 người nhiễm virus cúm gia cầm H5N6, cao hơn hẳn so với chỉ 5 ca hồi năm ngoái.
Tuy con số ca H5N6 ghi nhận trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với hàng trăm ca cúm gia cầm H7N9 ghi nhận năm 2017, nhưng H5N6 khá nguy hiểm, khi nó gây ra tình trạng bệnh nặng ở nhiều người, và đã làm ít nhất 6 người chết tại Trung Quốc.
"Số ca H5N6 lây ở người tại Trung Quốc năm nay là rất đáng quan ngại. Đó là loại virus gây ra tỷ lệ tử vong cao", chuyên gia Thijs Kuiken, giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), nhận định.
Theo WHO, H5N6 gây tỷ lệ tử vong 50%. Hồi đầu tháng này, WHO cho biết, hầu hết các ca H5N6 ở Trung Quốc đều có tiếp xúc với gia cầm và chưa có trường hợp nào được xác định là lây từ người sang người. WHO đã kêu gọi Trung Quốc tăng cường hoạt động giám sát dịch bệnh.
Tháng trước, Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cảnh báo rằng sự lây lan theo địa lý và sự đa dạng của virus H5N6 "đe dọa đến ngành chăn nuôi gia cầm cũng như sức khỏe con người".
Theo các chuyên gia, dù số ca H5N6 hiện vẫn chưa cao và chưa có bằng chứng nó có thể lây truyền từ người qua người, nhưng tỷ lệ tử vong của virus này lại cao và nó có thể gây tình trạng bệnh nghiêm trọng với con người ở bất cứ độ tuổi nào. Ngoài ra, các chuyên gia lo ngại rằng, các virus cúm gia cầm có thể biến đổi và trở nên dễ lây nhiễm hơn với người, đồng thời có thể gây ra đại dịch.
Theo Reuters, ít nhất 10 ca nhiễm H5N6 ở Trung Quốc năm nay do các loại virus có bộ gen rất giống virus H5N8 từng lây lan rộng khắp châu Âu năm ngoái và làm chết chim hoang dã ở Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo H5N6 có nguy cơ đã biến đổi.
"Có thể đã xuất hiện biến chủng dễ lây nhiễm hơn, hoặc có thể virus đang lây lan nhiều hơn trong đàn gia cầm (ở Trung Quốc) hiện tại và đó là lý do vì sao có nhiều ca nhiễm virus hơn", ông Kuiken cho biết.
Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới. Họ cũng đã thực hiện tiêm chủng cho gia cầm nhưng các vaccine dùng cho năm 2020 có thể chỉ bảo vệ được một phần trước các virus mới nổi, có thể ngăn bùng ổ dịch lớn nhưng không ngăn được mầm bệnh lây lan, theo chuyên gia Filip Claes tại Trung tâm Khẩn cấp Bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới, thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Các chủng virus cúm gia cầm thường tương đối hiếm khi lây sang người nhưng chúng vẫn được coi là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và được giám sát chặt chẽ trên toàn thế giới. Virus H5N6 bị phát hiện lần đầu vào năm 2014.
Trung Quốc truy lùng nghi phạm sát hại 5 thành viên gia đình quan chức Cảnh sát Vũ Hán, Trung Quốc đang truy tìm một đối tượng bị nghi đã sát hại 7 người, trong đó có 5 thành viên trong một gia đình của một quan chức địa phương. Vụ giết người hàng loạt dã man xảy ra ở Xiaosi, thành phố Vũ Hán (Ảnh: Weibo). SCMP đưa tin, vụ án mạng diễn ra vào sáng sớm...