Trung Quốc cấp phép sử dụng thêm 2 vaccine ngừa COVID-19
Ngày 25/2, Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc cho biết đã cấp phép sử dụng thêm 2 vaccine phòng COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinopharm. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai vaccine này do Công ty CanSino Biologics Inc và Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán, chi nhánh của hãng Sinopharm phối hợp bào chế. Như vậy, đến nay, Trung Quốc có 4 vaccine ngừa COVID-19 sản xuất trong nước đã được cấp phép sử dụng.
Cùng ngày, Bộ Y tế Sierra Leon cho biết Trung Quốc đã tặng 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm cho nước này và dự kiến số vaccine này sẽ tới nước này vào cùng ngày.
Theo bộ trên, Trung Quốc cũng hỗ trợ 201.600 ống tiêm và kim tiêm dùng một lần.
Kể từ tháng 3/2020 đến nay, quốc gia Tây Phi này ghi nhận tổng cộng 3.880 ca mắc COVID-19, trong đó có 79 ca tử vong. Tuy nhiên, nước này đang trong làn sóng dịch bệnh thứ hai, buộc chính phủ phải áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc hồi tháng trước.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm mang lại hiệu quả 79% trong phòng chống dịch bệnh. Vaccine này đã được phân phối cho các nước khác ở châu Phi, trong đó có Seychelles, Zimbabwe, Guinea Xích đạo và Senegal .
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize ngày 25/2 cho biết nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 1,1 triệu dân từ nay cho đến cuối tháng 3 tới.
Phát biểu tại Quốc hội, ông Mkhize cho biết Nam Phi sẽ phải tiêm chủng nhiều hơn mục tiêu đề ra là 40 triệu người. Cho đến nay, 32.000 nhân viên y tế của nước này đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson&Johnson.
Tổng thống Peru lên truyền hình tố 487 quan chức bon chen tiêm sớm vắc xin Covid-19
Hàng trăm người có chức sắc, gồm các bộ trưởng và cả cựu Tổng thống Peru mới bị Tổng thống lâm thời của nước này lên truyền hình quốc gia tố cáo là đã dùng ảnh hưởng để được tiêm vắc xin trước.
Tổng thống lâm thời của Peru ông Francisco Sagasti - Ảnh: CNN
Truyền hình Andina ngày 15-2 đưa tin Tổng thống lâm thời của Peru Francisco Sagasti bức xúc khi có 487 quan chức đã dùng ảnh hưởng của mình để được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất trước cả khi Peru khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc.
"Chúng tôi nhắc lại sự phẫn nộ và thất vọng của mình sau khi được báo cáo về 487 trường hợp, bao gồm nhiều quan chức cấp cao, đã lợi dụng chức vụ của mình để được tiêm vắc xin của Sinopharm, vốn được cung cấp cho các thử nghiệm lâm sàng ở Peru", ông Sagasti nói .
Trước đó, báo chí trong nước đã đưa tin rằng cựu Tổng thống Martin Vizcarra và vợ, bà Maribel Diaz Cabello, được tiêm vắc xin khi còn tại chức vào thời điểm cuối tháng 10-2020 nhưng thông tin này được giữ bí mật với công chúng.
Mặc dù cựu tổng thống Vizcarra cho rằng mình và vợ được tiêm chủng theo chương trình thử nghiệm lâm sàng, phía đại học Cayetano Heredia, đơn vị triển khai thử nghiệm tại Peru cho biết vợ chồng ông không có tên trong danh sách các tình nguyện viên.
Theo CNN , không phải tất cả các quan chức tham lam tiêm vắc xin sớm đều thuộc chính quyền của Vizcarra. Có một số quan chức là thành viên trong chính phủ của Tổng thống lâm thời Sagasti như Ngoại trưởng Elizabeth Astete.
Truyền hình Andina dẫn lời ông Sagasti: "Chúng tôi rất phẫn nộ vì những người có vai trò trong việc chuyển giao chính quyền và Tình trạng khẩn cấp đã không hoàn thành nghĩa vụ công chức của mình, không có lòng trung thành với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng thống".
Bà Astete là trưởng đoàn đàm phán của Peru để mua vắc xin của Sinopharm. Bà cho biết mình được tiêm vắc xin vào ngày 22-1 và "tưởng" rằng là được tiêm theo chương trình thử nghiệm lâm sàng. Bà nói chỉ sau khi đọc báo chí, bà mới biết mình đã mắc sai lầm và do đó quyết định không tiêm liều thứ hai.
Peru nhận được 300.000 liều vắc xin Sinopharm đầu tiên vào ngày 7-2 và bắt đầu triển khai tiêm chủng cho các nhân viên y tế tuyến đầu hai ngày sau đó.
Nước này đã lập một ủy ban riêng do Bộ Y tế chủ trì để điều tra về vụ bê bối giành giật vắc xin trên. Phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Peru cho biết họ không liên quan đến việc ai được tiêm chủng trong thử nghiệm lâm sàng.
Tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Peru khẳng định: "Phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng thử nghiệm lâm sàng này đã tuân thủ các quy trình theo yêu cầu của cơ quan chức năng Peru. Chúbg tôi không có thông tin về danh tính của những người được tiêm chủng".
Peru là quốc gia Mỹ Latin đầu tiên phân phối vắc xin Sinopharm của Trung Quốc vào ngày 9-2. Mặc dù có các thỏa thuận khác với các nhà cung cấp là Pfzier-BioNTech và Oxford AstraZeneca, vắc xin Sinopharm là loại vắc xin duy nhất đang được triển khai tiêm chủng ở nước này vào thời điểm hiện tại.
Peru hiện đã ghi nhận 1,2 triệu ca dương tính với COVID-19 và 43.880 ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Vaccine Trung Quốc 'vươn ngoài biên giới' Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm nghìn liều vaccine Covid-19 cho các nước đang phát triển thông qua Covax, là một phần trong chiến dịch "ngoại giao vaccine". Ngày 11/2, Bolivia, Philippines và Hungary cho biết sẽ nhận hàng trăm nghìn liều vaccine từ Trung Quốc trong tháng 2. Mexico thông báo đã được hãng dược CanSino cung ứng lô vaccine lớn...