Trung Quốc cáo buộc Mỹ phá hoại nỗ lực chống Covid-19
Bắc Kinh cáo buộc Washington cản trở hợp tác quốc tế, phá hoại nỗ lực đối phó Covid-19 khi đáp trả phát biểu của Cố vấn An ninh Mỹ Sullivan.
“Điều nước Mỹ làm những năm gần đây đã cản trở nghiêm trọng các tổ chức đa phương, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời làm tổn hại sâu sắc hợp tác quốc tế trong ứng phó Covid-19. Nhưng họ lại ra vẻ như chưa có điều gì xảy ra và đang đổ lỗi cho WHO cùng các nước ủng hộ cơ quan này. Liệu ai có thể giành được sự tin tưởng của toàn thế giới với lý lịch như vậy”, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết trong thông cáo hôm 14/2.
Bắc Kinh cũng hoan nghênh Washington trở lại WHO, khẳng định đây là tổ chức quốc tế đa phương có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế, không phải “hội chợ mà ai cũng có thể tùy ý ra vào”.
Chuyên gia WHO đi thực địa điều tra về Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 1/2. Ảnh: AP.
“Hy vọng Mỹ sẽ bảo đảm những tiêu chuẩn cao nhất với chính bản thân, thể hiện thái độ trách nhiệm, minh bạch, nghiêm túc và tận tâm nhất, cùng gánh trách nhiệm và ủng hộ hoạt động của WHO bằng những hành động cụ thể, đóng góp vào nỗ lực hợp tác quốc tế đối phó Covid-19. Cả thế giới sẽ theo dõi”, thông cáo có đoạn viết.
Phát biểu được đưa ra ngay sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết nước này quan ngại sâu sắc về phản ứng của Trung Quốc với cuộc khủng hoảng Covid-19 và kêu gọi Bắc Kinh “cung cấp dữ liệu của họ từ ngày đầu tiên đại dịch bùng phát”.
“Chúng tôi lo ngại sâu sắc về cách truyền đạt những phát hiện ban đầu của cuộc điều tra về Covid-19, cùng các câu hỏi liên quan đến quy trình được áp dụng để tiếp cận chúng. Điều cần thiết là báo cáo này hoàn toàn độc lập, cũng như các phát hiện của chuyên gia không bị chính phủ Trung Quốc can thiệp hoặc thay đổi”, Sullivan cho biết.
Cố vấn Mỹ nhấn mạnh Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng đảo ngược quyết định rời WHO của người tiền nhiệm Donald Trump, nhưng khẳng định cần bảo vệ uy tín của tổ chức này. “Tái tham gia WHO đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan này bảo đảm những tiêu chuẩn cao nhất”, Sullivan nói thêm.
Video đang HOT
Dù chưa tìm ra được nguồn gốc của nCoV, các chuyên gia WHO đồng ý virus có thể truyền từ dơi qua một loài động vật không xác định trước khi sang con người. Nhóm nghiên cứu cho biết giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm, vốn được cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu ngoại trưởng Mike Pompeo nhắc đến, là sai và “cực kỳ khó xảy ra”.
Trung Quốc nhiều lần nêu giả thuyết nCoV được đưa tới nước này thông qua các gói hàng như hải sản đông lạnh, giả thuyết mà nhóm chuyên gia WHO không loại trừ.
Các giả thuyết của WHO về nguồn gốc COVID-19 khi tới Vũ Hán
Phái đoàn công tác của WHO vừa kết thúc 28 ngày tới Vũ Hán điều tra về dịch COVID-19 để tìm các chứng cứ giúp xác định cách thức dịch bệnh đã bùng lên và lây lan ra sao.
Từ phải qua: Bà Marion Koopmans và ông Ben Embarek, các thành viên trong nhóm chuyên gia của WHO tới Vũ Hán; ông Liang Wannian thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) và Mi Feng, phát ngôn viên của NHC, trong cuộc họp báo ngày 9-2-2021 tại một khách sạn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters có bài cung cấp thông tin tổng thể về những giả thuyết về nguồn gốc dịch COVID-19 của nhóm công tác, với 4 giả thuyết về tình huống phát sinh dịch bệnh ban đầu, thời điểm bùng dịch, vai trò của chợ hải sản ở Vũ Hán và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thời gian tới.
4 giả thuyết về nguồn gốc COVID-19
Ông Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO về các bệnh trên động vật, cho biết nhóm công tác đã tiến hành các điều tra khoa học về 4 giả thuyết liên quan tới sự xuất hiện, lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Ở giả thuyết đầu tiên, một người phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua tiếp xúc trực tiếp với vật chủ là loài dơi móng ngựa. Chủng virus SARS-CoV-2 rất có thể đã lây lan ở nhiều người trong một thời gian, trước khi bùng lên thành ổ dịch lớn tại thành phố đông dân Vũ Hán.
Giả thuyết thứ hai được cho có nhiều khả năng xảy ra nhất là sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 sang người thông qua một loài trung gian chưa xác định. Chuyên gia Liang Wannian của Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc cho rằng mặc dù tê tê là loài nhiều nghi vấn nhất, vẫn còn những loài khác có thể đóng vai trò lây nhiễm trung gian là chồn và thậm chí là mèo.
Giả thuyết thứ ba cho rằng dịch COVID-19 bắt nguồn từ tình huống như mô tả trong giả thuyết thứ nhất và thứ hai, sau đó lây lan qua hàng hóa đông lạnh. Các chuyên gia Trung Quốc từng quy kết nguyên nhân phát sinh nhiều ổ dịch COVID-19 sau này là từ hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, và cũng từng nêu lên khả năng đó cũng là nguyên nhân khởi phát ổ dịch Vũ Hán.
Giả thuyết cuối cùng là virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán, một nơi được biết từng nghiên cứu các chủng virus corona cùng họ với SARS-CoV-2. Ông Peter Ben Embarek bác bỏ khả năng này, cho biết không cần nghiên cứu thêm về vấn đề này nữa.
Thừa nhận những "tai nạn" vẫn có lúc xảy ra, nhưng ông Ben Embarek nói trong trường hợp này là "không thể".
Chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, ảnh chụp ngày 12-1-2020 - Ảnh: AFP
Dịch bệnh bắt đầu khi nào?
Các chuyên gia cho rằng mặc dù trước tháng 12-2019 chưa có những ổ dịch quy mô lớn tại Vũ Hán hay nơi khác tại Trung Quốc, nhưng không loại trừ khả năng virus mầm bệnh đã lây lan tại những khu vực khác.
Giả thuyết về nguồn gốc dịch bệnh từ dơi hoặc từ loài vật trung gian cũng cho thấy sự lây lan virus tới Vũ Hán rất có thể đã bị đẩy nhanh hơn từ các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã.
Bà Marion Koopmans, một thành viên khác trong đoàn chuyên gia, cho biết việc truy vết nguồn gốc các loài động vật hoang dã được bán ở chợ hải sản Hoa Nam cho thấy chúng đến từ những khu vực có loài dơi mang trong mình những chủng virus gần gũi với SARS-CoV-2.
Vai trò của chợ Hoa Nam
Mặc dù chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có liên quan tới những ổ dịch COVID-19 đầu tiên, song theo nhóm chuyên gia, những ca lây nhiễm từ vật sang người đầu tiên đã không xảy ra tại đó.
Chuyên gia Liang Wannian nói vẫn chưa có đủ chứng cứ để khẳng định cách thức virus thâm nhập vào chợ Hoa Nam, song rõ ràng nó đã lây lan ở nơi khác tại Vũ Hán trong cùng thời gian.
Khả năng lớn nhất là một người nhiễm virus SARS-CoV-2 đi vào chợ này, nhưng ông Ben Embarek nhắc thêm về tình huống rất có thể virus đã "vào" chợ thông qua một "sản phẩm", trong đó có các loại thịt động vật hoang dã đông lạnh, những thứ đã được biết rất dễ nhiễm virus.
Những gì cần nghiên cứu tiếp?
Ông Ben Embarek nói lúc này Trung Quốc cần tìm chứng cứ có thể chứng minh virus corona đã lây lan sớm hơn nhiều trước thời điểm tháng 12-2019. Theo chuyên gia này, chỗ nên bắt đầu là các mẫu ở ngân hàng máu, để tìm hiểu vấn đề này.
Các đàn dơi ở gần Vũ Hán đã được loại trừ là nguồn gốc dịch bệnh, do đó cần tìm hiểu thêm tại các hang động ở những khu vực khác để xem có chủng virus nào gần gũi với SARS-CoV-2 hơn không.
Cũng theo ông ben Embarek, cần nghiên cứu thêm về các loài động vật bán ở chợ Hoa Nam, và vai trò của các sản phẩm đông lạnh nói chung trong mối liên hệ với sự bùng phát của đại dịch.
WHO: Chưa tìm thấy vật chủ truyền nCoV sang người Phái đoàn điều tra nguồn gốc nCoV của WHO tại Vũ Hán cho biết họ chưa tìm thấy loài vật lây truyền virus này sang người. Trong cuộc họp báo tổng kết của phái đoàn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán hôm nay, ông Liang Wannian, trưởng nhóm Trung Quốc, cho...