Trung Quốc cảnh báo sẽ có biện pháp ‘dứt khoát’ với Myanmar sau vụ oanh tạc
Trung Quốc sẽ có những biện pháp “ dứt khoát” nếu Myanmar lập lại vụ tấn công vào lãnh thổTrung Quốc, một quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc tuyên bố, sau khi Trung Quốc cáo buộc chiến đấu cơ Myanmar đã ném bom lãnh thổ nước này, khiến 4 thường dân thiệt mạng.
Phi đội chiến đấu cơ Myanmar trong một cuộc biểu diễn – Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã và Reuters cho biết quả bom đã rơi xuống một ruộng mía tại thị trấn Lâm Thương thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quôc), khiến 4 thường dân thiệt mạng và 9 người khác bị thương vào ngày 13.3. Trong khi đó, AFP ngày 15.3 đưa tin có 5 người chết và 8 người bị thương.
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 15.3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ Trung Quốc có khả năng và nhiệm vụ bảo vệ sự ổn định khu vực biên giới, bảo vệ người dân sống gần khu vực biên giới.
Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cho biết máy bay của không quân Myanmar đã vượt qua biên giới “nhiều lần” gần đây, Reuters dẫn lại thông cáo Bộ Quốc phòng Trung Quốc tối ngày 14.3.
“Phía Myanmar phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, nghiêm túc giải quyết vụ việc, trừng trị ai đã gây ra vụ việc này, xin lỗi và trả tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân, và có lời giải thích với Trung Quốc”, ông Phạm nói trong một cuộc điện đàm khẩn cấp cho quân đội Myanmar, theo Reuters.
Myanmar phải có những hành động nghiêm khắc để kiểm soát lực lượng vũ trang nước này, đảm bảo không tái diễn những vụ việc như thế này, ông Phạm cho hay. “Nếu không thì quân đội Trung Quốc sẽ có những biện pháp kiên quyết và dứt khoát để bảo vệ tính mạng, tài sản và an ninh cho người dân Trung Quốc”, ông Phạm nói.
Lực lượng chính phủ Myanmar đang giao tranh với nhóm phiến quân có tên gọi là Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) tại vùng Kokang sát biên giới với Trung Quôc kể từ tháng 2 và Trung Quốc từng kêu gọi Myanmar “hạ nhiệt” căng thẳng, theo Reuters.
Myanmar khẳng định không có quả bom nào của lực lượng chính phủ Myanmar rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc, cho biết MNDAA có thể đã ném bom vào Trung Quốc để tạo “sự hiểu lầm”. Trong khi đó, MNDAA không có máy bay, theo Reuters.
Video đang HOT
Không quân Trung Quốc đã triển khai các chiến đấu cơ tuần tra khu vực biên giới với Myanmar và tăng cường bảo vệ không phận tại khu vực biên giới. Bắc Kinh cũng đã triệu tập Đại sứ Myanmar tại Trung Quốc để phàn nàn về vụ đánh bom.
Chiến đấu cơ SU-27 của quân đội Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Myanmar chạy sang tỉnh Vân Nam của Trung Quôc lánh nạn do xung đột leo thang ở vùng Kokang của Myanmar sát biên giới với Trung Quôc.
Myanmar từng cáo buộc lính đánh thuê Trung Quốc tham gia phiến quân chống lại lực lượng chính phủ Myanmar và kêu gọi Trung Quốc hợp tác để ngăn chặn “những cuộc tấn công khủng bố” được tiến hành từ lãnh thổ Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này, khẳng định không có bất kỳ vụ tấn công nào nhắm vào Myanmar được tiến hành từ lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Reuters, Trung Quốc và Myanmar chia sẻ đường biên giới dài 2.000 km.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Giải pháp độc đáo dẹp nạn "tường đè" ở Đức
Một quan chức phải thốt lên rằng thành phố Hamburg của nước này đã trở thành một "hố tiểu khổng lồ" bởi sự hoành hành của nạn tiểu tiện nơi công cộng.
Mới đây, thành phố Hamburg miền bắc nước Đức đã bắt đầu thực hiện một giải pháp rất độc đáo và mới mẻ nhằm đối phó với nạn tiểu tiện bừa bãi nơi công cộng (còn được gọi vui là "tường đè"), đó là quét một loại sơn đặc biệt lên các bức tường ở ngoài phố.
Thành phố Hamburg, đặc biệt là khu đèn đỏ St. Pauli là nơi nổi tiếng với những bữa tiệc tùng chè chén thâu đêm suốt sáng của các dân chơi. Hậu quả của nạn rượu chè bê tha này là các bức tường nhà và cửa hàng cạnh đường phố luôn nồng nặc mùi nước tiểu của các bợm nhậu, những người không đủ thời gian và kiên nhẫn để đi vào các nhà vệ sinh công cộng.
Một bợm nhậu Đức hồn nhiên "tâm sự" ở góc khuất tại phố St. Pauli
Ông Julia Staron, một quan chức thành phố đã phải ngán ngẩm thốt lên: "Những đường phố ở đây luôn bẩn thỉu, nồng nặc như một hố tiểu khổng lồ".
Điều đáng ngạc nhiên là nạn "tường đè" lại tương đối phổ biến ở một quốc gia văn minh như Đức, và cảnh sát nước này ít khi có hành động xử lý đối với những người ngang nhiên tiểu tiện nơi công cộng. Một số nơi có áp dụng mức phạt 35 USD đối với những người tiểu tiện ngoài đường, tuy nhiên số người bị phạt lại rất ít.
Hồi tháng Một vừa qua, một tòa án ở Dusseldorf lại chính thức ra phán quyết rằng việc đàn ông đứng ngoài đường tiểu tiện là "hợp pháp", sau khi một chủ nhà nộp đơn khiếu nại rằng hành động đứng tiểu của đàn ông có thể làm hỏng nền nhà vệ sinh.
Tòa án Dusseldorf sau khi xem xét thực tế và các thói quen văn hóa của người Đức đã kết luận rằng "mặc dù đàn ông đã có ý thức hơn trong vấn đề này, song việc đứng tiểu tiện nơi công cộng vẫn là một hành vi phổ biến ở Đức".
Tòa án cho rằng người dân Đức có quyền tiểu tiện ngoài đường. Ảnh minh họa
Phán quyết trên của tòa án Dusseldorf dường như càng làm cho nạn "tường đè" ở Đức nói chung và ở Hamburg nói riêng ngày càng tồi tệ hơn. Trước vấn nạn đó, người dân địa phương đã nghĩ ra một phương pháp "dĩ độc trị độc" để ngăn chặn những kẻ tiểu tiện ngoài đường.
Họ đã sử dụng loại sơn "kỵ nước" cho những ngôi nhà dọc theo khu đèn đỏ nhộn nhịp nhất trong thành phố. Loại sơn này khiến nước tiểu sẽ bắn tung tóe trở lại chân của "thủ phạm" thay vì ngấm vào tường, khiến họ "tởn đến già" và không tái phạm hành vi không hề đẹp mắt này nữa.
Phương pháp độc đáo này của thành phố Hamburg đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, và mới đây các nghị sĩ Úc đã bắt đầu công khai thảo luận về việc có nên áp dụng biện pháp trị "tường đè" này hay không.
Tấm biển cảnh báo loại sơn "chống tường đè" ở thành phố Hamburg
Loại sơn kỵ nước trên vốn được hãng Nissan chế tạo để bảo vệ xe khỏi các vết bùn đất, bởi nó có tác dụng chống ngấm nước rất tuyệt vời. Để nâng cao hiệu quả chống "tường đè", người dân Hamburg chỉ cho gắn biển cảnh báo ở một vài bức tường, khiến rất nhiều bợm nhậu vô ý thức đã bị ướt quần, bẩn giày sau khi tiểu tiện lên tường.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, khi số tiền bỏ ra để sơn một bức tường "chống tiểu tiện" rộng 6 mét vuông là khoảng 700 USD, khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về hiệu năng của nó. Theo tính toán của tổ chức WorldViews, một người đàn ông Đức có thể mua hơn 1.500 chai bia bình thường với số tiền như trên.
Một số người dân Đức thì cho rằng sáng kiến này của thành phố Hamburg là vi phạm "quyền tự do tiểu tiện" của người Đức đã được tòa án công nhận. Tuy nhiên, cho đến nay thành phố này vẫn chưa nhận được bất cứ đơn kiện nào về sáng kiến trên.
Theo Khampha
Các biện pháp trừng phạt không khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại "Các biện pháp trừng phạt sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại của mình", Itar-Tass dẫn lời thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin. Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ngày 4.3 khẳng định việc...