Trung Quốc cảnh báo Phó tổng thống Mỹ: Đến thăm phải giữ mồm!
Báo chí Trung Quốc cảnh báo Phó tổng thống Mỹ Joe Biden không nên lặp lại các “nhận xét sai trái” về khu vực nhận dạng phòng không mới của nước này.
Ông Biden sắp tới Bắc Kinh, nơi ông có các cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều.
Đây là chặng thứ hai trong chuyến công du Á châu của ông Biden, vốn bị ảnh hưởng của các tranh cãi xung quanh quyết định thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới của Trung Quốc.
Khu vực này bao gồm cả các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Trước Trung Quốc, ông Biden đã thăm Nhật Bản, nơi ông tái khẳng định quan hệ liên minh giữa Hoa Kỳ với nước này.
Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11 và nói các máy bay bay qua khu vực này phải khai báo lộ trình và tuân thủ quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn đã bác bỏ yêu cầu và cho chiến đấu cơ bay qua ADIZ mà không báo trước.
Hôm thứ Sáu tuần trước 29/11, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ theo dõi máy bay của Hoa Kỳ và Nhật Bản bay trong khu vực.
ADIZ bao gồm một số đảo mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, cũng như một bãi đá chìm mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Phát biểu tại Tokyo hôm 3/12, ông Biden nói Mỹ “quan ngại sâu sắc trước nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông” của Trung Quốc.
Ông nói thêm: “Tôi sẽ nêu thẳng các quan ngại này một cách chi tiết khi gặp lãnh đạo Trung Quốc”.
Thứ Tư 4/12, báo chí nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích các nhận xét của ông Biden.
“Washington rõ ràng đã đứng về phía Nhật Bản,” báo China Daily nói trong một bài xã luận.
Tờ báo này nói: “Nếu như Mỹ thực sự mong muốn giảm căng thẳng trong vùng thì trước tiên họ phải thôi ủng hộ chính sách trên bờ vực chiến tranh của Nhật”.
China Daily khuyến cáo Phó tổng thống Hoa Kỳ không nên lặp lại “các nhận xét sai trái và một chiều” của mình.
Theo Tri Thức Trẻ
Đến với Nhật, Mỹ quyết liệt phản đối Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay (3/12) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối quyết liệt và mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không mới ở trên bầu trời quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Ông Biden đã thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ với một Nhật Bản đang lo âu vì căng thẳng leo thang trong khu vực và vì hành động bất thường của đồng minh Mỹ gần đây.
Phó Tổng thống Mỹ Biden (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Abe
Sát cánh bên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở thủ đô Tokyo , Phó Tổng thống Biden cho biết, Mỹ "quan ngại sâu sắc" trước việc Trung Quốc nỗ lực tìm cách đơn phương thay đổi thế nguyên trạng ở biển Hoa Đông. "Hành động này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và làm tăng nguy cơ xảy ra những sự cố bất ngờ và những tính toán sai lầm", ông Biden chỉ trích.
Phó Tổng thống Biden khẳng định, Mỹ đang phối hợp chặt chẽ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đồng thời nhấn mạnh Washington có lợi ích trong việc làm dịu căng thẳng trong khu vực.
"Tôi sẽ nêu những vấn đề đó ra một cách rất cụ thể khi có cuộc gặp với giới lãnh đạo Trung Quốc vào ngày kia", ông Biden đã cho biết như vậy.
Những phát biểu mạnh mẽ trên được Phó Tổng thống Biden đưa ra sau khi Nhật Bản đang gây sức ép buộc đồng minh Mỹ phải tích cực hơn trong việc thể hiện lập trường đứng về phía họ khi cuộc tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh liên quan đến vùng phòng không mới của Trung Quốc đang leo thang nghiêm trọng.
Mỹ và Nhật Bản trước đó đã từ chối thừa nhận Vùng Nhận diện phòng không biển Hoa Đông mà Trung Quốc tuyên bố thành lập cách đây hơn một tuần, trong đó bao trùm cả bầu trời ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Mỹ và các đồng minh đều lo ngại, bước đi trên của Bắc Kinh là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm khẳng đinh chủ quyền của nước này ở trong khu vực.
"Viễn cảnh xảy ra những tính toán sai lầm hoặc sai sót trong khu vực là quá cao", ông Biden đã nói như vậy về vùng phòng không của Trung Quốc.
Đáp lại, Thủ tướng Abe - người có cuộc gặp với Phó Tổng thống Biden tại khu dinh thự riêng ở thủ đô Tokyo ngày hôm nay, cho biết, cả ông và ông Biden đều xác nhận, sẽ không có nước nào dung thứ cho nỗ lực nhằm thay đổi thế nguyên trạng hiện nay ở biển Hoa Đông. Nhà lãnh đạo Abe đã viện dẫn đến mối quan hệ liên minh bền chặt kéo dài nhiều thập kỷ qua với Mỹ để khẳng định hai nước này sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để xử lý tình hình.
Thủ tướng Abe cũng tìm cách là dịu nhẹ mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Mỹ trong vấn đề vùng phòng không của Trung Quốc. Mặc dù tuyên bố không thừa nhận Vùng Nhận dạng Phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc và từng đưa cả máy bay ném bom B-52 đi thách thức Trung Quốc ở khu vực này nhưng chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã khiến Nhật Bản ngỡ ngàng và sốc khi khuyên các hãng hàng không dân sự tuân theo các quy định mà Bắc Kinh đặt ra ở vùng phòng không mới. Hành động của Mỹ được cho là sẽ giúp Trung Quốc tăng thêm tính hợp pháp cho vùng phòng không mà họ vừa mới thành lập ở biển Hoa Đông và làm tổn hại đến lợi ích của Nhật Bản. Tokyo từng hy vọng Mỹ sẽ thể hiện lập trường và hành động thống nhất với họ để có thể gây sức ép mạnh mẽ buộc Bắc Kinh phải hủy bỏ vùng phòng không. Tuy nhiên, họ đã phải thất vọng.
Tuy vậy, bề ngoài, giới chức Nhật Bản vẫn tỏ ra rằng, mối quan hệ của họ với Mỹ không bị sứt mẻ vì vấn đề vùng phòng không của Trung Quốc. "Chúng tôi đã nhất trí với nhau sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động nào đe dọa đến sự an toàn của các chuyến bay dân sự", ông Abe cho biết.
Khác với lập trường của Mỹ và thể hiện sự quyết liệt đến cùng, chính quyền Nhật Bản đã kêu gọi các hãng hàng không dân sự của nước này không thực hiện theo các quy định mà Trung Quốc đưa ra ở cái gọi là vùng phòng không.
Mỹ không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc
Trong một nỗ lực nhằm trấn an đồng minh Nhật Bản, chính quyền của ông Obama hôm nay khẳng định, Mỹ chưa bao giờ yêu cầu các hãng hàng không dân sự của họ tuân theo các quy định và yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra ở vùng phòng không. Thay vào đó, Cục Hàng không Dân sự Liên bang chỉ tái khẳng định chính sách tồn tại hiện nay của họ là các phi công nên tuân thủ theo những chỉ dẫn như vậy ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
Vùng phòng không mà Trung Quốc mới tuyên bố thành lập bao phủ một khu vực rộng gần 1.000 km kéo dài từ bắc tới nam, trên các vùng lãnh hải quốc tế chia cắt giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố, tất cả máy bay đi vào khu vực phòng không của họ phải thông báo trước cho phía Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với những biện pháp phòng vệ của nước này.
Mặc dù đã tham gia cùng với Nhật Bản và các đồng minh khác trong việc từ chối không công nhận vùng phòng không của Trung Quốc nhưng Washington được cho là đang xử lý tình hình một cách rất thận trọng vì lo ngại sẽ tạo ra một "đường nứt" mới trong quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh cường quốc số 1 thế giới đang theo đuổi một thời kỳ hợp tác kinh tế mới với Bắc Kinh.
Việc thể hiện tình đoàn kết, thống nhất giữa ông Biden và ông Abe sẽ được theo dõi một cách chặt chẽ bởi Trung Quốc và các nước Châu Á đang lo ngại về động thái thành lập vùng phòng không của Bắc Kinh. Nhiều nước tin rằng, bước đi mới nhất của Trung Quốc là nhằm để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực tranh giành chủ quyền trong khu vực.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ-Nhật sẽ yêu cầu Trung Quốc xóa 'lưỡi bò trên không' Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1/12 chính thức xác nhận yêu cầu Trung Quốc rút lại quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Hoa Đông sẽ có trong chương trình nghị sự của Phó Tổng thống Mỹ Biden khi tới Tokyo từ ngày 2-4/12. Thủ tướng Nhật Bản và Phó Tổng thống Mỹ trong buổi gặp mặt tại...