Trung Quốc cảnh báo Nhật về tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc được cho là đã cảnh báo Nhật Bản không nên tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông và còn ám chỉ đến hành động quân sự.
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản không nên tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: US Navy.
Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chức Nhật Bản cấp cao rằng Tokyo sẽ “vượt giới hạn đỏ” nếu để các tàu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia cái gọi là chiến dịch tự do đi lại nhằm loại bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông, Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết ngày 20/8.
Ông Trình nói Trung Quốc “không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và không sợ những hành động khiêu khích quân sự”.
Quan chức Nhật Bản cho biết Tokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc xây phi pháp các tiền đồn ở Biển Đông phục vụ mục đích quân sự.
Lời cảnh báo từ ông Trình nhằm ngăn Tokyo can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Nó được đưa ra không lâu trước khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc dự kiến còn tiếp tục cảnh báo Nhật Bản. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có khả năng sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong loạt cuộc gặp cấp bộ trưởng ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức ở Tokyo cuối tháng 8.
Video đang HOT
Mỹ hồi tháng 10/2015 bắt đầu điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông để bảo vệ tự do đi lại. Nhật Bản không có kế hoạch tham gia chiến dịch này nhưng để ngỏ khả năng điều tàu SDF theo bảo vệ tàu Mỹ.
Giới chức Nhật Bản cho biết họ có thể điều tàu SDF miễn là các nhiệm vụ có đóng góp cho quốc phòng quốc gia và không vi phạm những hạn chế được quy định trong hiến pháp.
Như Tâm
Theo VNE
Chuyên gia Philippines: Phán quyết 'đường lưỡi bò' không phải viên thuốc thần kỳ
Dù thắng trong vụ kiện "đường lưỡi bò", Philippines hiện vẫn áp dụng phương pháp kiên nhẫn, hy vọng sẽ thảo luận với Trung Quốc để giúp giảm căng thẳng Biển Đông.
Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos, trái, là người nhận trách nhiệm đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa trọng tài. Ảnh: Inquirer
Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) giữa tháng trước bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Ông Bertrand Theodor Santos, chuyên gia tại Viện các vấn đề Biển và Luật biển, Đại học Philippines, cho rằng đây là tín hiệu "nhắc nhở" với Bắc Kinh về uy tín của nước này.
Tuy nhiên "chiến thắng pháp lý không phải là một viên thuốc thần kỳ để chữa trị tất cả các căn bệnh", ông Santos đánh giá khi trao đổi với VnExpress
Theo ông Santos, Philippines thời điểm này đang thể hiện cách "tiếp cận kiên nhẫn" hơn với Trung Quốc và kể cả trong quan hệ với các nước thuộc ASEAN.
"Chúng tôi hy vọng tất cả các bên cùng nhận thấy việc tuân theo luật pháp quốc tế là cách tốt nhất để thúc đẩy thảo luận đến một giải pháp có thể chấp nhận được", ông nói.
Trước lo ngại rằng Philippines và Trung Quốc có thể "đi đêm" để đạt những thỏa thuận song phương gây tác động xấu đến Việt Nam, chuyên gia Philippines khẳng định điều này khó có thể xảy ra.
"Tôi cho rằng Việt Nam vẫn là một đối tác của Philippines trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông", ông nói.
Ông Santos dự đoán Manila sẽ thảo luận các vấn đề ít gây tranh cãi với Trung Quốc với mục đích làm giảm căng thẳng hiện nay trên thực địa. Các chủ đề đó là hợp tác nghề cá, tăng thương mại đầu tư và bảo tồn biển.
Dưới góc nhìn của một quốc gia không liên quan đến tranh chấp, ông Gerhard Will, chuyên gia của Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức, phản bác thiện chí hợp tác của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc tuyên bố các vấn đề ở khu vực này có thể giải quyết song phương. Tuy nhiên đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh có thể thiết lập hay thực hiện dự án chung nào. Ngược lại tình hình chỉ xấu thêm", ông nói.
Đánh giá về phán quyết của Tòa trọng tài, chuyên gia người Đức nói ông không rõ việc này có được Bắc Kinh coi là "hạn chót" để thể hiện mong muốn giải quyết ổn thỏa tranh chấp hay không, từ đó đưa ra những cam kết thực chất. Các nước cần lạc quan nhưng cũng phải thực tế.
Theo ông Will, Việt nam cần thảo luận chặt chẽ với Philippines về những chi tiết thảo luận song phương của mình với Trung Quốc, cảnh giác về ý đồ "chia để trị" của Bắc Kinh.
"Các thảo luận song phương cần được thực hiện với sự tham gia của các nước liên quan đến tranh chấp theo cách phối hợp chặt chẽ là điều rất cần thiết", ông nói.
Ông Santos bày tỏ lo ngại về diễn biến trên thực địa, khó có khả năng Trung Quốc sẽ giảm tốc các hoạt động quân sự hóa.
"Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho mục đích quân sự là điều rất cám dỗ với Trung Quốc để nước này hoàn thành các mục tiêu của mình ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Obama sắp thăm Trung Quốc giữa căng thẳng Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới Trung Quốc đầu tháng tới để dự thượng đỉnh G20 và đối thoại song phương với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters Ông Obama sẽ "thực hiện những cuộc gặp chuyên sâu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở thành phố Hàng Châu, nơi hai...