Trung Quốc cảnh báo Nhật về đảo tranh chấp
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm qua kêu gọi Nhật Bản cần nhận thức về tình hình nghiêm trọng trong tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và chấm dứt việc quốc hữu hóa quần đảo này.
Một trong những đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: EPA
Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu “bất kỳ hành động nào của phía Nhật nhằm mua bán lại đảo Senkaku/Điếu Ngư đều là vô hiệu và Trung Quốc sẽ không công nhận việc mua bán dưới bất cứ hình thức nào”.
Video đang HOT
“Nhật Bản cần nhận thức được sự nghiêm trọng của tình hình và không đưa ra quyết định sai lầm”, China Daily dẫn lời ông Hồ cho hay.
Tuyên bố trên của chủ tịch Trung Quốc được đưa ra trong cuộc họp ngắn với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngay trước cuộc họp của Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok, Nga.
Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước kể từ khi chính phủ Nhật công bố quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp với Trung Quốc từ tháng 7 khiến Bắc Kinh kịch liệt phản đối. Ngoài cuộc gặp ngắn kể trên, hai bên đã hoãn cuộc họp chính thức bên lề hội nghị APEC vì căng thẳng xung quanh chuỗi đảo.
Phát biểu sau khi kết thúc hội nghị APEC, Thủ tướng Nhật cho biết ông đã nói với chủ tịch Trung Quốc rằng Tokyo muốn làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược với Bắc Kinh trong thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng quan hệ của hai bên khó lòng được cải thiện kể từ khi ông Shintaro Ishihara, thị trưởng thành phố Tokyo, nghị sĩ hữu khuynh và nổi tiếng với những tuyên bố phản đối Trung Quốc, đưa ra ý kiến mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ tháng 4.
Mới đây, ngày 5/9, chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với những chủ sở hữu tư nhân của các hòn đảo và sẽ chi hơn 2 tỷ yen (26,15 triệu USD) để mua 3 trong số 5 hòn đảo không người. Tokyo dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp nội các trong ngày hôm nay để chính thức phê chuẩn việc quốc hữu hóa quần đảo.
Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hồi tháng 8, khi các nhà hoạt động Trung Quốc đặt chân lên quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư do Nhật kiểm soát. Những người Trung Quốc sau đó bị chính quyền Nhật bắt và trục xuất về nước. Vài ngày sau, nhiều nhà hoạt động Nhật Bản cũng treo cờ nước mình trên chính đảo này, gây ra những cuộc biểu tình khắp Trung Quốc.
Theo VNE
Phản ứng của Trung Quốc khi Nhật Bản sắp quốc hữu hóa đảo tranh chấp
Trung Quốc chỉ trích kế hoạch quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và khẳng định không thay đổi quan điểm chủ quyền với quần đảo này.
Nhật báo Yomiuri Shimbun hôm nay 5/9 đưa tin, chính phủ Nhật Bản đã nhất trí chi hơn 2 tỷ yên (26 triệu USD) mua lại quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Dự kiến nội các Nhật Bản sẽ nhóm họp vào ngày 11/9 tới để chính thức thông qua kế hoạch quốc hữu hóa.
Phản ứng về kế hoạch trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh: "Hành động của phía Nhật Bản sẽ vô ích". Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo chính phủ Nhật Bản về việc xây các cơ sở hạ tầng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cho rằng, hành động đó sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.
Ttong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda dự định sẽ thông báo cho phía Trung Quốc về quyết định quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cuối tháng 9 này, nhật báo Asahi cho biết.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 đảo và 3 bãi đá ngầm ở biển Hoa Đông, cách đảo Okinawa khoảng 400 km về phía tây. Quần đảo này hiện do gia đình Kurrihara - một người Nhật - sở hữu và cho Chính phủ Nhật Bản thuê.
Quần đảo này nằm trong khu vực có nguồn thủy hải sản dồi dào và có thể chứa nguồn khoáng sản có giá trị. Chuỗi đảo cũng từng là nơi sinh sống của ngư dân Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo VNN
Hai công dân Nhật bơi đến đảo tranh chấp Hai công dân Nhật đã bơi đến một hòn đảo tranh chấp mà cả Nhật, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, bất chấp những cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật. Tàu tuần duyên Nhật truy đuổi một thuyền cá Đài Loan gần quần đảo tranh chấp - Ảnh: AFP Ông Hitoshi Nakama, một chính trị gia ở...