Trung Quốc cảnh báo Nhật đừng ‘đùa với lửa’ ở Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản đừng “đùa với lửa” ở Biển Đông sau khi Tokyo tiết lộ ý định tăng cường tuần tra chung với Washington trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. Ảnh: china.org.cn
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hôm nay tuyên bố nếu Nhật Bản muốn tuần tra chung hay tập trận chung tại cái gọi là “những vùng nước do Trung Quốc quản lý”, hành động đó giống như “chơi đùa với lửa và quân đội Trung Quốc sẽ không đứng nhìn”, AFP đưa tin.
Ông Dương cáo buộc Nhật Bản đang không ngừng khuấy động căng thẳng ở Biển Đông để phục vụ cho những mục đích của riêng mình, đồng thời cảnh báo đó là một bước đi sai lầm.
Trung Quốc hôm 26/9 lần đầu tiên điều các chiến đấu cơ bay qua một eo biển gần Nhật Bản để tiến ra Tây Thái Bình Dương diễn tập. Động thái trên được thực hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada thông báo Tokyo sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông thông qua những cuộc huấn luyện quân sự chung với Washington, tập trận cùng hải quân các nước trong khu vực và hỗ trợ xây dựng năng lực quân sự cho những quốc gia ven biển.
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei. Bắc Kinh củng cố tuyên bố bằng cách xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông cùng nhiều công trình trên đó, như đường băng, bến cảng, nhà chứa máy bay… bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Tòa Trọng tài do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 7 ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh sẽ không chấp nhận phán quyết.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thời gian gần đây cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì không tuân thủ phán quyết từ Tòa Trọng tài quốc tế.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Ông Duterte có thể muốn cùng Việt Nam ngăn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Tổng thống Philippines Duterte khi đến thăm Việt Nam có thể thảo luận cụ thể hơn về hợp tác nhằm ngăn chặn tốc độ quân sự hoá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Independent
"Việc ông Duterte muốn tăng hợp tác chính sách với Việt Nam về tình hình Biển Đông là điều dễ hiểu, cả hai nước đều bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở đây. Việc giữ Bắc Kinh không quân sự hoá bãi cạn Scarborough sẽ mang lại lợi ích cho cả Manila và Hà Nội", Giáo sư Sheldon Simon, chuyên gia chính trị tại Đại học bang Arizona, Mỹ, đánh giá trong email gửi VnExpress. Tổng thống Philippines Duterte chiều nay sẽ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày tới Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 7/9 công bố các hình ảnh tàu Trung Quốc đi vào Scarborough, khẳng định các tàu này có khả năng hút cát và thực hiện các hoạt động khác để xây đảo nhân tạo. Bắc Kinh sau đó lên tiếng xác nhận điều các tàu hải cảnh đến Scarborough để "tuần tra thực thi pháp luật" nhưng phủ nhận ý định xây dựng bãi cạn. Scarborough là khu vực đánh cá truyền thống của Philippines, là điểm nóng tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc chiếm giữ hồi 2012.
Giáo sư Simon cho rằng, Trung Quốc đang lên kế hoạch kiểm soát cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" ở Biển Đông, mà điểm kết thúc phía đông có thể là bãi Scarborough. Nếu Bắc Kinh xây căn cứ quân sự ở đó, toàn bộ bờ biển của Đông Nam Á có thể bị nước này chiếm giữ.
Trong khi đó, Toà trọng tài Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) hồi giữa tháng 7 đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết này ảnh hưởng đặc biệt đến chủ quyền của cả Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Tiến sĩ Greg Raymond, Đại học Quốc gia Australia, cho rằng hai bên chắc chắn sẽ chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về việc làm sao đàm phán với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Toà trọng tài công bố phán quyết. Do đó, Manila và Hà Nội có thể không tuyên bố công khai về hợp tác, vì giống như các nước ASEAN khác, hai bên đang chờ đợi xem Bắc Kinh sẽ làm gì. Thực tế là Trung Quốc mới thông báo bác bỏ phán quyết của toà, chưa có động thái gây hấn đáng kể nào ở Biển Đông và bày tỏ thiện chí sẽ hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trong vòng một năm.
Cảnh báo về khả năng Tổng thống Philippines hướng tới quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, ông Prashanth Parameswaran, chuyên gia tại Đại học Tufts, Mỹ, cho biết ông Duterte sẽ không thể hiện sự cứng rắn về tranh chấp Biển Đông so với người tiền nhiệm Benigno Aquino.
"Tôi cho rằng ông Duterte và các lãnh đạo Việt Nam sẽ thảo luận về quyết tâm duy trì các nguyên tắc chung như tự do hàng hải, hàng không và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình hơn là đi vào các vấn đề hợp tác cụ thể. Ông Duterte sẽ tránh 'gây hấn' trước khi thăm Trung Quốc vào tháng tới", ông Parameswaran nói.
Tuy nhiên Giáo sư Simon cho hay đến nay chính sách ngoại giao của Tổng thống Philippines chưa rõ ràng và thay đổi liên tục. Chỉ riêng trong tuần trước, sau khi tuyên bố Mỹ là đối tác an ninh chính của Philippines, ông Duterte lại cho rằng không muốn hợp tác an ninh với Mỹ nữa, muốn "lập liên minh với Nga và Trung Quốc". Nếu Tổng thống Philippines thực sự muốn chấm dứt hợp tác này, ông sẽ huỷ Thoả thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington, nhưng đến nay ông Duterte không có động thái nào thể hiện điều đó.
Dưới góc nhìn tác động chính sách ngoại giao của Tổng thống Philippines với ASEAN, chuyên gia Parameswaran nhấn mạnh Manila sẽ đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN trong năm sau, do đó Philippines cần thể hiện dấu hiệu để các nước thành viên Hiệp hội và cả các nước liên quan ngoài khu vực thấy Manila củng cố sự đoàn kết của ASEAN, kể cả khi Philippines có các thảo luận song phương với Trung Quốc.
"Với tư cách là hai nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Biển Đông, Việt Nam và Philipines cần tiếp tục thúc đẩy quan điểm chung của ASEAN về tranh chấp. Nếu Manila và Hà Nội không thực hiện điều đó, một số thành viên của khối dưới áp lực của Trung Quốc sẽ gây chia rẽ hơn về vấn đề này. Điều đó cũng khiến Bắc Kinh không lo ngại về uy tín của nước lớn nữa, tăng cường các hành động hung hăng ở khu vực", ông Parameswaran nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Trung Quốc triển khai máy bay không người lái tàng hình ở Biển Đông Trung Quốc sắp triển khai các máy bay không người lái tàng hình để giám sát và vẽ bản đồ ở Biển Đông và Hoa Đông. Tàu khu trục Trung Quốc (trái) và tàu Nga tham gia cuộc tập trận chung ở vùng Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông hôm 16/9. Ảnh: Xinhua Theo Sputnik, hai hệ thống máy bay không người...