Trung Quốc cảnh báo ‘dạy thế lực nước ngoài một bài học’
Quan chức Trung Quốc phụ trách Hong Kong Lạc Huệ Ninh tuyên bố “thế lực bên ngoài” sẽ phải trả giá nếu can thiệp vào tình hình đặc khu.
“Chúng tôi sẽ dạy cho các thế lực nước ngoài một bài học nếu có ý định sử dụng Hong Kong như một con tốt”, Giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính quyền Trung ương tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh nói với báo giới trong một lễ kỷ niệm hôm nay.
Đây là buổi lễ đánh dấu “ngày giáo dục” cư dân Hong Kong về luật an ninh quốc gia, được tổ chức nhằm thúc đẩy đạo luật mới được quốc hội Trung Quốc thông qua từ năm ngoái.
Giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính quyền Trung ương Trung Quốc tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh phát biểu trong lễ kỷ niệm ngày giáo dục luật an ninh quốc gia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh ban hành với Hong Kong từ tháng 6 năm ngoái, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để đe dọa an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Video đang HOT
Mỹ và nhiều nước phương Tây bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ đạo luật này làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Trong khi đó, giới chức Hong Kong và Bắc Kinh cho rằng luật sẽ giúp bịt kín những lỗ hổng trong bảo vệ an ninh quốc gia bị phơi bày sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình làm rung chuyển Hong Kong.
Hơn 100 chính trị gia Anh đầu tuần này đã gửi thư yêu cầu chính quyền Thủ tướng Boris Johnson mở rộng danh sách các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Trong Ngày Giáo dục luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong, giới chức đặc khu sẽ tổ chức các hoạt động, trò chơi và chương trình trong trường học cũng như các cuộc diễu hành của cảnh sát và các lực lượng khác.
Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3 cũng thông qua kế hoạch cải cách bầu cử Hong Kong, dự kiến giảm số ghế được bầu trực tiếp trong cơ quan lập pháp từ một nửa xuống còn 1/5.
Mỹ, Anh và các nước phương Tây xem cải cách hệ thống bầu cử là nỗ lực loại bỏ “bất đồng chính kiến” và làm suy yếu nghiêm trọng thể chế dân chủ của Hong Kong. Bắc Kinh khẳng định vấn đề ở Hong Kong là chuyện nội bộ và cáo buộc các thế lực bên ngoài đang âm mưu gây rối ở đặc khu.
Mỹ sắp trừng phạt thêm nhiều quan chức Trung Quốc
Mỹ sắp trừng phạt ít nhất 14 quan chức Trung Quốc được cho là có vai trò trong nghị quyết cho phép Hong Kong bãi nhiệm nghị sĩ đối lập.
Ba nguồn tin, gồm một quan chức Mỹ am hiểu vấn đề, hôm 6/12 cho biết 14 quan chức, trong đó có các đại biểu quốc hội Trung Quốc, sẽ bị áp đặt các biện pháp như phong tỏa tài sản và trừng phạt tài chính. Một nguồn tin cho hay các cá nhân bị Mỹ trừng phạt có thể gồm cả quan chức Hong Kong.
Những người này bị Mỹ trừng phạt vì bị cáo buộc có vai trò trong việc các nghị sĩ đối lập ở đặc khu Hong Kong bị bãi nhiệm theo một nghị quyết được quốc hội Trung Quốc thông qua.
Các nguồn tin không cung cấp tên hoặc chức vụ của những người bị trừng phạt. Quyết định trừng phạt có thể được công bố sớm nhất vào 7/12, nhưng cũng có thể bị hoãn cho đến cuối tuần.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng hiện chưa bình luận về sự việc.
Các nghị sĩ đối lập Hong Kong trả lời báo chí tại Hội đồng Lập pháp sau khi bị bãi nhiệm tháng trước. Ảnh: AP .
Chính quyền Hong Kong tháng trước bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập khỏi cơ quan lập pháp thành phố sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết cho phép chính quyền được truất ghế nghị sĩ mà không cần thông qua tòa án. Động thái này dẫn đến việc hàng loạt nghị sĩ đối lập từ chức để phản đối.
Nhóm chia sẻ thông tin tình báo "Ngũ Nhãn", gồm Mỹ, Australia, Anh, Canada và New Zealand chỉ trích nghị quyết này và kêu gọi Bắc Kinh thu hồi quyết định. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien nói việc bãi nhiệm nghị sĩ cho thấy mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" giờ chỉ còn là "bức bình phong" và cam kết Mỹ sẽ hành động.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 10 cảnh báo các tổ chức tài chính quốc tế có thể sớm đối mặt với lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu làm ăn với cá nhân bị cáo buộc thực hiện các hoạt động trấn áp phe đối lập tại Hong Kong. Mỹ cũng áp lệnh trừng phạt với loạt quan chức cấp cao Hong Kong, trong đó có Trưởng đặc khu Carrie Lam, vào tháng 8.
Vào tháng 11, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính trừng phạt thêm 4 quan chức Trung Quốc trong chính quyền và cơ quan an ninh Hong Kong, cấm họ đến Mỹ và phong tỏa bất kỳ tài sản nào liên quan đến Mỹ mà họ có thể có.
Bắc Kinh lên án các lệnh trừng phạt của Washington liên quan đến Hong Kong, gọi đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Thông tin về lệnh trừng phạt mới xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong những tuần tại nhiệm cuối cùng. Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức ngày 20/1.
Hong Kong được cho là một trong những vấn đề nan giải nhất của Biden với Trung Quốc, vốn là thách thức lớn nhất trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của ông khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Biden cam kết sẽ có đường lối cứng rắn hơn Trump về nhân quyền ở Trung Quốc và các nước khác, nên phản ứng của ông đối với vấn đề Hong Kong có thể là thử nghiệm sớm cho quyết tâm đó.
Mỹ trừng phạt hai quan chức Trung Quốc Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt hai quan chức Trung Quốc tại Tân Cương, chỉ vài giờ sau hành động tương tự của Liên minh châu Âu. Bộ Tài chính Mỹ hôm nay thông báo đóng băng tài sản liên quan đến Mỹ của Vương Quân Chính, bí thư đảng ủy Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương...