Trung Quốc cảnh báo ‘chiến tranh thương mại’ với Mỹ
Trung Quốc cảnh báo sẽ có “chiến tranh thương mại” với Mỹ và không ai chiến thắng nếu Washington điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Xinhua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối ngày 14/8 dự kiến ký bản ghi nhớ chỉ đạo Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xác định xem có luật, chính sách hay hành động nào của Trung Quốc phân biệt đối xử, gây hại cho các nhà đầu tư, công ty Mỹ hay không. Cuộc điều tra có thể dẫn đến việc Washington trừng phạt Bắc Kinh.
“Một cuộc chiến tranh thương mại không có kết quả, không có người chiến thắng, tất cả đều là kẻ thua cuộc”, AFP dẫn lời Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói. “Tôi tin Trung Quốc và Mỹ nên tiếp tục phối hợp vì sự phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại song phương”.
Các quan chức Mỹ giấu tên ngày 12/8 cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ”, mối quan tâm đã có từ lâu đối với những công ty phương Tây đang muốn tìm kiếm thị phần tại thị trường Trung Quốc.
Cuộc điều tra, nếu được thực hiện, có thể dẫn đến việc Mỹ áp thuế cao với hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trump đang đề nghị Trung Quốc hành động nhiều hơn để đối phó chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định vấn đề Triều Tiên và ý định điều tra thương mại “hoàn toàn không liên quan”.
“Tôi muốn nói hợp tác Mỹ – Trung nên dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau”, bà Hoa nói. “Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và thương mại Mỹ – Trung hoàn toàn khác nhau. Thật không phù hợp khi dùng một vấn đề làm công cụ để gây áp lực lên một vấn đề khác”.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình có sẵn sàng trả giá cao để bảo vệ Kim Jong-un?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn để duy trì sự bảo vệ cho đồng minh ruột Triều Tiên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang "đau đầu" vì căng thẳng Triều Tiên.
Trong suốt nhiều tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế khó khi Triều Tiên và Mỹ liên tục đe dọa lẫn nhau, theo Bloomberg.
Tổng thống Donald Trump những ngày qua liên tục gửi đi thông điệp cứng rắn tới Triều Tiên. Hôm 9.8, ông cảnh báo Mỹ sẵn sàng trút "biển lửa và sự cuồng nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có các hành vi đe dọa Washington. Đáp lại, Triều Tiên tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch tấn công tên lửa hủy diệt lãnh thổ Guam ở Thái Bình Dương của Mỹ.
Sau đó, Trump tiếp tục cảnh báo Triều Tiên nên "biết sợ" những hậu quả nếu tấn công lãnh thổ Mỹ. Ông còn tuyên bố rằng các biện pháp quân sự với Triều Tiên đã "sẵn sàng, khóa mục tiêu và lên nòng".
Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ và Triều Tiên kiềm chế trong khi ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn vào đồng minh ruột sau khi bị Washington đe dọa trừng phạt thương mại.
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang gây ra một cuộc tranh luận ở Bắc Kinh về việc ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng, vốn đã kéo dài từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đến nay.
Trong khi Trung Quốc, về mặt công khai tuyên bố ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh từ lâu cũng bị cáo buộc là "dung túng" cho chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Một mặt, Bắc Kinh không muốn chứng kiến chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, tạo điều kiện cho quân Mỹ tràn tới biên giới nước này. Sự sụp đổi của Triều Tiên sẽ khiến Trung Quốc mất đi vùng đệm ngăn chặn các mối đe dọa từ kẻ thù chung và phải đối mặt với dòng người tị nạn từ Triều Tiên ồ ạt đổ vào qua đường biên giới của 2 nước.
Mặt khác, quyền lực của Trung Quốc cũng đang tăng trên sân khấu chính trị thế giới, khiến Bắc Kinh tăng nhu cầu duy trì sự ổn định toàn cầu nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế giúp Đảng Cộng sản củng cố quyền lãnh đạo. Điều này khiến Bắc Kinh phải đảm bảo nhà lãnh đạo Kim Jong-un không làm bất cứ điều gì có thể dẫn đến chiến tranh hoặc khủng hoảng kinh tế cho Trung Quốc.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc tuần trước có bài xã luận hé lộ về những thay đổi của Trung Quốc trong mối quan hệ với Triều Tiên.
Theo đó, bài báo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nên giữ thái độ trung lập nếu Triều Tiên tấn công phủ đầu Mỹ, và can thiệp khi Washington và Seoul tìm cách lật đổ chế độ Kim Jong-un.
Hoàn cầu Thời báo cũng viết: "Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh không khuyến khích bất cứ bên nào gây xung đột quân sự và sẽ chống lại bất cứ bên nào muốn thay đổi hiện trạng của khu vực".
Ông Zhu Feng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh bình luận rằng: "Tôi không biết liệu "điểm giới hạn" của Bắc Kinh ở đâu, nhưng theo quan điểm của tôi, Trung Quốc dần dần, nhưng rõ ràng đang tiến tới điểm giới hạn. Mọi động thái khiêu khích từ chế độ Kim đang đẩy Trung Quốc xa dần khỏi nước này, khiến khoảng cách giữa 2 nước gia tăng".
Trong khi đó, Andrew Gilholm, giám đốc phân tích khu vực Bắc Á của Control Risks Group bình luận: "Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên căng thẳng nếu các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc không khiến Triều Tiên thay đổi hành vi".
Báo Mỹ Washington Post mới đây cho hay, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ trong ngày 14.8 để các nhóm cố vấn thương mại của ông nghiên cứu xem có nên điều tra Trung Quốc về các hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ, công nghệ hay không.
Một quan chức Mỹ cho biết cuộc điều tra này sẽ kéo dài trong khoảng một năm, sẽ có thể là một động lực thúc đẩy chính quyền Trung Quốc ngăn chặn mối đe dọa an ninh tới từ Triều Tiên. Ông Trump đã và đang ra sức ép Trung Quốc gây áp lực mạnh hơn lên Triều Tiên trong nhiều tháng qua song gần đây bày tỏ sự thất vọng vì nỗ lực này không đạt nhiều hiệu quả.
Theo Danviet
Singapore tố một giáo sư làm gián điệp cho nước ngoài Bộ Nội vụ Singapore tuyên bố một giáo sư chuyên nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Trung là gián điệp, nhưng không nói rõ là của nước nào. Giáo sư Huang Jing. Ảnh: CNA. Bộ Nội vụ Singapore (MHA) hôm nay tuyên bố giáo sư Huang Jing, giảng viên cấp cao tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (LKYSPP), "là một...