Trung Quốc cảnh báo Canada chớ theo gót Mỹ về vấn đề Hong Kong
Tân đại sứ Trung Quốc tại Canada đề cập đến các dự luật mà quốc hội Mỹ đã thông qua và cảnh báo Ottawa không nên làm theo Washington, nếu không sẽ có “thiệt hại lớn” cho quan hệ.
Đại sứ mới của Trung Quốc tại Canada hôm 22/11 cảnh báo Ottawa không nên làm theo Mỹ và ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong một cách chính thức, nói rằng động thái như vậy sẽ gây ra thiệt hại rất nặng nề cho mối quan hệ đã xấu đi với Bắc Kinh.
Canada, nước đang có căng thẳng về thương mại và ngoại giao với Trung Quốc, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự an toàn của 300.000 công dân Canada ở Hong Kong, nơi đã chứng kiến các cuộc biểu tình biến thành bạo lực trong hơn 5 tháng qua.
Hạ viện Mỹ hôm 20/11 đã thông qua hai dự luật để ủng hộ người biểu tình và gửi cảnh báo tới chính phủ Trung Quốc.
“Nếu ai đó ở đây thực sự cố để… có loại luật như luật ở Mỹ, thì sẽ rất nguy hiểm”, tân đại sứ Trung Quốc tại Canada Cong Peiwu nói bằng tiếng Anh, theo Reuters.
“Nếu bất cứ điều gì như thế xảy ta, nó chắc chắn sẽ gây thiệt hại rất lớn cho mối quan hệ song phương của chúng tôi và đó không phải là lợi ích của Canada”, ông Cong nói trong một cuộc họp báo tại đại sứ quán. Ông chính thức trình quốc thư hôm 1/11.
Video đang HOT
Tân đại sứ Trung Quốc tại Canada Cong Peiwu. Ảnh: Reuters.
Giọng điệu không khoan nhượng trong thông điệp của ông chỉ ra rằng dù đại sứ có thể đã thay đổi, cách tiếp cận của Trung Quốc thì không.
Ông Cong nhắc lại yêu cầu của Bắc Kinh rằng Canada phải lập tức trả tự do cho giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei, Mạnh Vãn Châu, người đang được bảo lãnh tại ngoại sau khi cảnh sát Canada bắt giữ bà theo lệnh bắt giữ của Mỹ vào tháng 12/2018.
“Việc này đã dẫn đến những khó khăn nghiêm trọng mà hai nước đang phải đối mặt hiện nay”, ông Cong nói.
Ngay sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc đã bắt hai công dân Canada với các cáo buộc liên quan đến bí mật nhà nước, và từ đó ngừng nhập khẩu hạt cải từ Canada.
Khi được hỏi về những biện pháp bổ sung mà Canada sẽ thực hiện để bảo vệ công dân của mình tại Hong Kong hôm 20/11, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi giảm leo thang và chấm dứt bạo lực, đồng thời thúc giục đối thoại”.
“Nếu Canada muốn bảo vệ công dân của mình, họ nên yêu cầu những kẻ bạo loạn đó chấm dứt bạo lực, nếu không thì những người Canada sống ở Hong Kong, làm sao họ có thể an toàn?”, ông Cong nói.
Trong một động thái có thể gây khó chịu hơn nữa cho Trung Quốc, hai nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hong Kong dự kiến nhận giải thưởng tại một sự kiện lớn ở Canada vốn được chính phủ liên bang tài trợ một phần, vào ngày 23/11.
Figo Chan và Emily Lau sẽ nhận giải thưởng John McCain cho Lãnh đạo Dịch vụ công, thay mặt người dân Hong Kong. Giải thưởng sẽ được trao cho họ tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax.
Theo news.zing.vn
Gần 10 người biểu tình rời đại học Hong Kong, đầu hàng cảnh sát
Ít nhất 8 người biểu tình cố thủ trong Đại học Bách khoa Hong Kong đã ra trình diện sáng sớm 22/11, trong khi những người khác cố tìm đường để thoát khỏi vòng vây cảnh sát.
Cuộc bao vây của cảnh sát tại Đại học Bách khoa Hong Kong dường như sắp đi đến hồi kết khi số người biểu tình còn cố thủ bên trong chỉ còn chưa tới 100, sau nhiều ngày ngôi trường chứng kiến những diễn biến bạo lực nhất từ khi phong trào biểu tình bùng nổ vào tháng 6.
Phóng viên Reuters nhìn thấy 6 người biểu tình mặc đồ đen nắm tay nhau đi về phía cảnh sát, trong khi một nhân viên y tế cho biết sau đó có thêm 2 người ra đầu hàng.
Ước tính chỉ còn khoảng 30 người biểu tình vẫn cố thủ bên trong, một người biểu tình lớn tuổi cho biết một số đã bỏ cuộc trong việc tìm đường trốn thoát, và giờ đang chế tạo vũ khí mới để bảo vệ họ trong trường hợp cảnh sát xông vào trường.
8 người biểu tình đi về phía cảnh sát sáng 22/11. Ảnh: Reuters.
Không khí tại ngôi trường tâm điểm bạo lực những ngày qua đã trở nên yên tĩnh hơn sau một đêm những người biểu tình đi lang thang để tìm cảnh sát chìm. Một số người khác lo sợ họ có thể sẽ bị bắt giữ.
"Chúng tôi cảm thấy hơi mệt. Tất cả chúng tôi đều mệt nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ việc tìm đường ra ngoài", một người biểu tình 23 tuổi tên Shiba nói khi anh đang ăn mì trứng và xúc xích tại canteen của người biểu tình.
"Chúng tôi đã dành cả ngày hôm qua để tìm đường ra ngoài nhưng không thành, vì vậy chúng tôi đến đây ăn sáng".
Phong trào biểu tình tại Hong Kong đến nay đã bước sang tháng thứ 6, ban đầu xuất phát từ việc phản đối một dự luật về dẫn độ. Dự luật này, nay đã bị hủy bỏ, nếu được thông qua sẽ cho phép đưa nghi phạm từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Hong Kong là một trong hai đặc khu hành chính của Trung Quốc theo thể chế "một quốc gia, hai chế độ". Theo đó, đặc khu này được hưởng một số quyền tự do cũng như duy trì mức độ tự trị nhất định với chính quyền Bắc Kinh.
Theo news.zing.vn
Biểu tình Hong Kong: Nhiều học sinh, giáo viên chuyển sang trường Đài Loan Các trường đại học Đài Loan đang mở cửa đón nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Một số nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo sư tại các trường đại học Hong Kong ứng tuyển vào các vị trí tại các tổ chức ở Đài Loan, sau khi mệt mỏi với các...