Trung Quốc căng mình chống lũ lịch sử
Thời tiết cực đoan được cho là nguyên nhân dẫn đến đợt mưa lớn kéo dài tại nhiều khu vực trên khắp Trung Quốc kể từ đầu tháng 6, gây thiệt hại kinh tế hơn 11,76 tỉ USD
Bộ Thủy lợi Trung Quốc (MWR) hôm 12-7 nâng mức phản ứng khẩn cấp chống lũ lên cấp 2 (mức cao thứ hai) giữa lúc mưa lớn tiếp tục trút xuống những khu vực dọc sông Dương Tử. Trong số này, hai tỉnh Giang Tây và Giang Tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Kể từ ngày 4-7, cảnh báo lũ đã được đưa ra đối với 212 con sông khắp nước, trong đó 19 sông có mực nước dâng cao chưa từng thấy. Cũng theo MWR, mực nước của Thái Hồ – hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc, đã vượt mức cảnh báo trong 15 ngày liên tiếp.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin mưa lũ ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây, đã khiến mực nước hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, dâng lên mức cao kỷ lục 22,53 m vào lúc 12 giờ (giờ địa phương) ngày 12-7, cao hơn nhiều so với mức cảnh báo 19,50 m. Cùng ngày, theo Tân Hoa Xã, mực nước tại 34 trạm thủy văn trên khắp tỉnh Giang Tây đã vượt mức cảnh báo.
Nhân viên cứu hộ đắp đê ngăn lũ tại huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây – Trung Quốc hôm 11-7 Ảnh: TÂN HOA XÃ
Video đang HOT
Đáng chú ý, chính quyền tỉnh Giang Tây hôm 11-7 đã nâng mức phản ứng khẩn cấp chống lũ lên cấp 1 (mức cao nhất). Hàng ngàn binh sĩ đã được huy động để gia cố gần 9 km bờ của hồ Bà Dương trong nỗ lực ngăn vỡ hồ. Giới chức huyện Giang Châu – một hòn đảo nằm giữa sông Dương Tử cuối hồ Bà Dương, cũng đã thông qua mạng xã hội kêu gọi mọi công dân trong độ tuổi 18-60 quay lại hỗ trợ chống lụt, với lý do thiếu nhân lực trầm trọng để củng cố các con đập.
Ông Xu Weiming, lãnh đạo Cơ quan phòng chống lũ lụt và hạn hán tỉnh Giang Tây, cho biết trang thiết bị cùng các biện pháp chống lũ dành cho khu vực hồ Bà Dương đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm 1998, khi trận lũ lụt kinh hoàng xảy ra dọc sông Dương Tử khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. “Chúng tôi sẽ đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu và nỗ lực hết sức trong cuộc chiến chống đợt lũ lụt lịch sử này” – ông Xu nói. Theo Tân Hoa Xã, hơn 53.300 người, với sự hỗ trợ của 1.545 bộ thiết bị cơ khí, đã được huy động chống lũ tại tỉnh này hôm 11-7.
Trung Quốc khẳng định thời tiết cực đoan là nguyên nhân dẫn đến đợt mưa lớn kéo dài tại nhiều khu vực trên khắp cả nước kể từ đầu tháng 6, khiến kinh tế tổn thất khoảng 11,76 tỉ USD. Tính đến ngày 12-7, mưa lũ đã khiến 141 người thiệt mạng hoặc mất tích, buộc gần 2,3 triệu người sơ tán và đẩy gần 1,3 triệu người vào cảnh cần được hỗ trợ khẩn cấp. Ngoài ra, thiên tai còn tàn phá tổng cộng 28.000 căn nhà và ảnh hưởng đến đời sống của 37,9 triệu người dân tại 27 tỉnh.
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc hôm 11-7 cho biết đã phân bổ 309 triệu nhân dân tệ cho công tác cứu trợ tại những khu vực bị lũ lụt tàn phá, trong đó có các tỉnh An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc và TP Trùng Khánh. Khoản tiền này được sử dụng để hỗ trợ xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng địa phương cũng như công trình công cộng. Ngoài ra, theo Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc, 190 thuyền, 3.000 lều, 10.000 giường xếp… đã được phân bổ đến các địa phương để hỗ trợ công tác kiểm soát lũ và cứu trợ.
Lũ lụt lớn chưa từng có hoành hành tại Trung Quốc và Nhật Bản
Những trận mưa lớn từ đầu tháng 7 đã gây lũ lụt chưa từng có tại Trung Quốc và Nhật Bản khiến hàng trăm người mất tích, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Hôm nay (12/7), Trung Quốc đã nâng mức ứng khó khẩn cấp với lũ lụt lên cấp độ 2, mức cao thứ 2 trong hệ thống ứng phó, do mưa lớn tiếp tục trút xuống nhiều khu vực trên cả nước.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Theo Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc, kể từ ngày 4/7 vừa qua, tình trạng vỡ bờ gây ngập lụt đã xảy ra ở 212 con sông trên cả nước này, trong đó mực nước ở 19 con sông đã vượt mức kỷ lục ghi nhận trước đó. Đáng chú ý, mực nước của hồ Thái Hồ, hồ nước ngọt lớn thứ 2 của Trung Quốc, đã tăng lên mức đáng báo động trong 15 ngày liên tiếp.
Thống kê cho thấy từ đầu tháng 6 tới nay, lượng mưa trút xuống các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang và thành phố Trùng Khánh đã lên tới mức cao nhất từ năm 1961 với lượng mưa ở một số nơi cao gấp 2 - 3 lần mức trung bình hằng năm. Đặc biệt tỉnh Giang Tây đối mặt nguy cơ xảy ra thảm họa như vỡ đập. Hôm qua (11/7), chính quyền tỉnh này đã chính thức khởi động cơ chế phản ứng khẩn cấp phòng lũ cấp 1.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010 đến nay tỉnh này phải kích hoạt cơ chế phản ứng phòng lũ cấp cao nhất và cũng là tỉnh đầu tiên ở Trung Quốc khởi động cơ chế này kể từ đầu mùa lũ năm nay. Chính quyền địa phương tỉnh Giang Tây cũng đã sơ tán 432 nghìn người tại các khu vực có nguy cơ hứng lũ lớn.
Ông Hứa Vệ Minh-Thư ký Cơ quan kiểm soát lũ và hạn hán tỉnh Giang Tây nói:"Trước tình hình lũ lụt hiện nay, trước hết chúng tôi đảm bảo rằng có đủ nhân viên khẩn cấp và nguồn cung để đối phó với các thảm họa có thể xảy ra. Về mặt vật liệu kiểm soát lũ, chính quyền tỉnh hiện đang phân bổ dự trữ trong kho của tỉnh cho địa phương. Chính quyền tỉnh cũng sẽ phân bổ thêm quỹ của chính phủ để mua thêm vật liệu chống lũ và chuẩn bị cho các hoạt động phòng chống lũ và cứu hộ".
Theo số liệu thống kê, cho đến nay, tại Trung Quốc, có ít nhất 141 người thiệt mạng vì mưa lũ, hơn 22.000 ngôi nhà tại 27 tỉnh, thành bị phá huỷ và khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng. Thiệt hại về tài sản ước tính lên đến 9 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, làm 60 người chết và gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Các đợt mưa xối xả xuất hiện tại khu vực Tây Nam Nhật Bản từ rạng sáng 4/7 vừa qua đã "xô đổ" kỷ lục về lượng mưa trong lịch sử nước này, khiến nhiều bờ kè sông hư hại nghiêm trọng và gây nhiều thiệt hại vật chất. Theo Bộ Đất đai Nhật Bản, 92 con sông tại 10 tỉnh đã tràn bờ.
Theo thống kê, tính đến nay, mưa lũ đã khiến 60 người tại Nhật Bản thiệt mạng, hơn 400.000 người phải sơ tán và 9.500 ngôi nhà, cầu đường... bị ngập nước. Thiệt hại kinh tế ước tính hàng trăm triệu đô la. Thiệt hại nặng nhất nằm ở hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima. Tính đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã điều động ít nhất 80.000 nhân viên cứu hộ cùng 10.000 binh sĩ lực lượng phòng vệ tham gia công tác cứu hộ.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) dự báo nhiều khả năng mưa lớn sẽ tiếp tục hoành hành ít nhất cho tới hết ngày hôm nay (12/7) trên một khu vực rộng lớn. Cơ quan này kêu gọi "cảnh giác cao độ" trước nguy cơ lở đất và lũ lụt tại các vùng trũng thấp, đồng thời ban bố cảnh báo sơ tán ở mức cao thứ hai đối với hơn 450.000 người.
Trung Quốc: Tỉnh vỡ 14 đê tuyên bố trạng thái thời chiến Tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, phải tuyên bố trạng thái thời chiến và mức độ ứng phó khẩn cấp cao nhất trước diễn biến phức tạp của lũ lụt. Video: Ngập nặng tại huyện Poyang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nguồn: CGTN Thời báo Hoàn cầu hôm 12/7 dẫn tin từ truyền thông địa phương cho hay, mực nước của trạm...