Trung Quốc càng lên gân ở Biển Đông, phiền phức càng nhiều
Trung Quốc cứ tưởng làm thế là mình mạnh hơn Mỹ, Nhật, Úc, nhưng điều đó chỉ làm cho Bắc Kinh bốn bề thọ địch, thậm chí tạo ra một liên minh chống Trung Quốc.
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp ở Trường Sa được đăng tải trên các diễn đàn quân sự trực tuyến nước này.
Đa Chiều ngày 23/7 dẫn nguồn tờ The Christian Science Monitor bình luận, Trung Quốc đang lúng túng vì bốn mặt giáp địch ở Biển Đông, càng lên gân cơ bắp, càng gặp phiền phức và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược “một vành đai, một con đường” mà ông Tập Cận Bình khởi xướng.
The Christian Science Monitor đặt câu hỏi, biết rõ là sẽ gây xung đột với Mỹ cũng như các nước láng giềng nhưng tại sao Trung Quốc vẫn bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Trương Kiệt, một học giả nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh muốn làm điều này lâu lắm rồi.
Chỉ có điều đến hiện tại Trung Quốc mới có đủ tiền, nhân lực và công nghệ, do đó Trung Quốc bắt đầu bồi lấp xây dựng đảo (bất hợp pháp). Peter Dutton, một chuyên gia từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc hy vọng có thể khống chế khu vực sau một thời gian mở rộng (bành trướng) lợi ích.
Tuy nhiên việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo này sẽ đẩy khu vực vào trạng thái căng thẳng. Cộng đồng quốc tế đang đặt dấu hỏi Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc như thế nào.
Video đang HOT
Trương Nông, một học giả từ Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập nhận định, hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đã khiến các nước cảnh giác, nghi ngờ ý đồ thực sự về cái gọi là trỗi dậy hòa bình mà Trung Quốc tuyên bố.
Xung quanh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước rằng việc bồi lấp đảo nhân tạo sắp kết thúc, học giả Trương Phong từ đại học Quốc gia Úc bình luận, đó chỉ là thông báo, không có thay đổi nào thực chất về mặt chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Avery Goldstein từ đại học Pennsylvania Hoa Kỳ phân tích, động thái này chỉ là một thủ thuật ngoại giao của Trung Quốc để quyết định nước cờ tiếp theo. Có thể Bắc Kinh xem việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là một “thắng lợi”, nhưng học giả Chu Phong từ Trung tâm Nghiên cứu liên hợp Biển Đông đại học Nam Kinh cho rằng đó là nước cờ để cân bằng ngoại giao với Hoa Kỳ.
Ông Phong lưu ý, nếu Bắc Kinh sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục đích quân sự sẽ là hành động thiếu khôn ngoan. Bắc Kinh nên mở cửa các đảo nhân tạo này cho các công trình dân sự như họ tuyên bố, càng lên gân cơ bắp, họ càng gặp nhiều phiền phức.
Luật sư Trịnh từ Viện nghiên cứu Lịch sử và Luật Biển Thượng Hải cho rằng, về mặt pháp luật các đảo nhân tạo này không làm thay đổi bản chất pháp lý của các thực thể, nhưng về mặt chiến lược nó lại có ảnh hưởng rất lớn. Avery Goldstein cho rằng, Trung Quốc cứ tưởng làm thế là mình mạnh hơn Mỹ, Nhật, Úc, nhưng điều đó chỉ làm cho Bắc Kinh bốn bề thọ địch, thậm chí tạo ra một liên minh chống Trung Quốc.
Chính vì Trung Quốc đang leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông nên không ít học giả hoài nghi về khả năng thực hiện chiến lược “một vành đai, một con đường” mà ông Tập Cận Bình theo đuổi.
Hồng Thủy
Theo Dantri
Mỹ - Nhật - Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?
Tại một bờ biển hẻo lánh ở Australia, các sĩ quan Trung Quốc theo dõi cả đoàn xuồng cao su chở đầy các binh lính có vũ trang của Mỹ, Australia, Nhật Bản thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển.
Cuộc tập trận có tên gọi Talisman Sabre (Kiếm bùa) từ 5-21/7 tại vùng biển Top End của Australia được xem là một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, có sự tham dự của 30.000 quân, 200 máy bay, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến, với các nội dung diễn tập về đổ bộ bờ biển, nhảy dù, tác chiến đường phố, tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt... Có sự tham dự của các quan sát viên Trung Quốc, hoạt động tập trận này như thể là một "màn khiêu vũ tinh tế" tại khu vực bị co kéo bởi những căng thẳng tranh chấp lãnh thổ.
Binh sĩ Australia thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển. (Ảnh: Bloomberg)
Trung Quốc là một trong 30 nước cử quan sát viên theo dõi cuộc diễn tập. Phó đô đốc Australia David Johnston nói rằng "cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên giữ liên lạc với phía Trung Quốc. Không có bất kì hoạt động nào có thể khiến Trung Quốc quan ngại". Trong chuyến thăm chớp nhoáng tới địa điểm diễn tập, Thủ tướng Tony Abott nói rằng Trung Quốc hiểu rất rõ thực tế Australia là đồng minh của Mỹ, nhưng kèm theo đó là lời khẳng định "cả Australia và Mỹ đều là bạn Trung Quốc và chúng tôi đều vui mừng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc". Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cách nói ngoại giao.
Đứng theo dõi cuộc tập trận, Trung tướng John Wissler, Tư lệnh Lực lượng viễn chinh số 3 của Mỹ đóng tại Okinawa (Nhật Bản) nói rằng, ông chào đón sự hiện diện của Nhật Bản vì "chúng ta sẽ lớn mạnh hơn khi chỉ đứng riêng một mình". Lần đầu tiên cử 40 binh lính, sĩ quan tham gia tập trận Talisman Sabre, Tokyo cho thấy họ sẵn sàng tìm kiếm mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với các đồng minh. Hôm 16/7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về an ninh, cho phép quân đội Nhật có quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai. Dự luật này vẫn còn chờ Thượng viện thông qua, nhưng các chuyên gia nhận nó chắc chắn được thông qua do liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiếm đa số ghế ở Thượng viện.
Nằm ở cực Nam Thái Bình Dương, nhưng Australia vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. Thách thức với quốc gia được xem là "cường quốc bậc trung" tại châu Á nằm ở chỗ vừa phải tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược với Nhật Bản - một đồng minh song phương của Mỹ, nhưng lại không làm Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất, phật ý. Bắc kinh từng nói rằng, Australia chính là "móng vuốt phương Nam" của Mỹ trong chiến lược mới tại châu Á - Thái Bình Dương.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey hiện đại nhất của hải quân Mỹ tham gia diễn tập. (Ảnh: ABCnews)
Ở một chiều hướng khác, sự hiện diện của binh sĩ Nhật Bản tại Talisman Sabre lần này tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng với Bắc Kinh. "Mỹ, Nhật Bản, Australia ngày càng cho thấy họ là một liên minh ba bên thực sự và lý do ẩn sau đó là cả ba muốn đối phó với thách thức mà Trung Quốc có thể tạo ra trong một trật tự tại châu Á. Trung Quốc cũng nhận rõ xu hướng này và đương nhiên là họ không thích", Hugh White - giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia nhìn nhận.
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông. Nước này cũng đã tiến hành xây dựng "đảo nhân tạo" trái phép quy mô lớn ở Biển Đông - tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, sát với lãnh hải Australia. Tàu tuần tra của Mỹ, Trung Quốc nhiều phen đối đầu nhau ở Biển Đông - vùng biển mà Australia cũng tiến hành tuần tra. Euan Graham, Giám đốc chương trình An ninh Quốc tế tại Đại học Lowy (Sydney) bình luận: Liên kết Mỹ - Nhật - Australia rõ ràng là một cân bằng mang tính hệ thống, với Nhật Bản là mỏ neo ở phía Tây, còn Australia là mỏ neo ở phía Nam, cả ba nước đều có quan ngại đối với các tranh chấp lãnh hải ở khu vực.
Theo Hoài Thanh/Bloomberg, News.au
baotintuc.vn
Liên minh Nga-Trung thực hiện bốn "nước cờ" cô lập Hoa Kỳ Báo Wantchinatimes dẫn một bài bình luận của Global Times cho rằng Trung Quốc và Nga đang lên các chiến lược để hợp sức chống lại Mỹ. Bài bình luận nhận định "Sau hơn 2 thập kỉ phát triển, mối quan hệ song phong giữa Trung Quốc và Nga đã bước đến một giai đoạn mới". Đồng thời, báo viết cho biết thêm...