Trung Quốc càng giương oai, PCA càng cần bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật
Cuộc tập trận này của Bắc Kinh là một động thái nhằm gây sức ép với Hội đồng Trọng tài 5 thành viên thay mặt cho PCA xét xử vụ kiện và ra phán quyết ngày 12/7.
The Wall Street Journal ngày 3/7 đưa tin, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận (bất hợp pháp) ở Biển Đông khu vực Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) từ ngày 5/7 đến ngày 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết dự kiến chống lại các yêu sách hàng hải bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.
Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đã ra lệnh cấm tàu thuyền qua lại khu vực này trong thời gian tập trận. Trong bài phát biểu hôm 1/7 kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố không bao giờ thỏa hiệp về “chủ quyền”. Ông nói, Trung Quốc không sinh sự và không sợ sự sinh.
Lính Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, ảnh minh họa: chiangraitimes.com
Thời gian và địa điểm của cuộc tập trận lần này đặc biệt khiêu khích, theo The Wall Street Journal. Bởi lẽ nó trùng với cuộc tập trận RIMPAC mà Mỹ đang tổ chức ở Hawaii có sự tham dự của cả Trung Quốc, một phần của nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự.
Trong khi PCA chuẩn bị ra phán quyết về một số nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Theo các quan chức Mỹ, có thể Bắc Kinh sẽ phản ứng với phán quyết của PCA bằng cách đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông hoặc xây đảo nhân tạo ở Scarborough.
Washington đã cảnh báo, một trong hai động thái này nếu xảy ra sẽ buộc Hoa Kỳ phải hành động. Tháng trước Mỹ đã điều 2 cụm tàu sân bay tấn công đến tập trận chung với Nhật Bản, Ấn Độ tại vùng biển phía Đông Philippines.
Hiện nay cụm tàu sân bay USS Ronald Reagan đã di chuyển vào Biển Đông để duy trì vùng biển mở cho tất cả các nước qua lại, Chuẩn Đô đốc John D. Alexander – Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 70 cho biết.
Cá nhân người viết cho rằng, cuộc tập trận này của Bắc Kinh là một động thái nhằm gây sức ép với Hội đồng Trọng tài 5 thành viên thay mặt cho PCA xét xử vụ kiện và ra phán quyết ngày 12/7 tới đây.
Video đang HOT
Tuy nhiên điều này chỉ phản tác dụng, bởi với những kẻ tư duy quyền lực đi ra từ nòng súng, thì trách nhiệm của những người bảo vệ và thực thi công lý như Hội đồng Trọng tài là bịt “nòng súng” ấy lại.
Cuộc tập trận này cũng thể hiện tâm lý tự cô lập, không giống ai của một số cái đầu nóng ở Bắc Kinh. Đuối lý sinh cùn chỉ làm xấu thêm hình ảnh của Trung Quốc, tăng cảm giác bất an và đề phòng đối với các nước láng giềng.
Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 hay Một vành đai, một con đường đi theo những bước chân bành trướng trên Biển Đông, chống lại luật pháp và công luận quốc tế hòng thiết lập quyền bá chủ sẽ không thể thành công, bởi nó đi ngược lại lợi ích chung và lâu dài của cộng đồng khu vực, quốc tế ở Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Mỹ-Trung sẽ gia tăng đối đầu ở Biển Đông sau phán quyết của PCA?
Tranh chấp trên Biển Đông đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh PCA sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Theo CSM, tình hình càng trở nên khó lường hơn khi phán quyết ngày 12/7 tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được cho là sẽ cho phép Philippines được quản lý một loạt các bãi cạn và bãi đá hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần khăng khăng cho rằng, PCA không có thẩm quyền pháp lý để xét xử vấn đề này và tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của PCA.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ từng tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh Hải quân Mỹ
Nguy cơ Hải quân Mỹ-Trung đối đầu là rất cao
Tuyên bố tẩy chay PCA gần đây nhất của Trung Quốc được đưa ra chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Mỹ tiến hành tập trận gần Biển Đông. Theo tờ New York Times, cuộc tập trận này được cho là ngầm thị uy Trung Quốc trước thời điểm ra phán quyết của PCA.
Điều này dẫn đến lo ngại rằng, căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc- nước ngang nhiên ra yêu sách đường 9 đoạn bao trọn hầu khắp Biển Đông dù không hề đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào- có thể leo thang thành xung đột.
"Tôi không rõ phán quyết của PCA có thể dẫn đến một hệ lụy tức thời nào hay không", ông Mark E. Rosen, Luật sư về Luật Hàng hải Quốc tế, đồng thời là chuyên gia về Biển Đông nhận định.
Dù Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhưng việc Trung Quốc đang ráo riết cải tạo trái phép các bãi đá thành các đảo nhân tạo và xây dựng các công trình quân sự trên đó đang khiến giới chức quân sự Mỹ hết sức giận giữ.
Các quan chức này lo ngại, hành động phi pháp của Trung Quốc nhằm tạo tình thế đã rồi và giành quyền khống chế trái phép các đảo nói trên có thể sẽ dẫn đến việc Hải quân Trung-Mỹ đối đầu với nhau.
Mỹ cần ASEAN gây sức ép buộc Trung Quốc nhượng bộ
Trong email gửi CSM, ông Mark Valencia, một học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm của giới chức Mỹ.
"Nhờ sự ủng hộ của Mỹ, Philippines có thể sẽ tìm cách thực thi phán quyết của PCA bằng cách đưa người lên các đảo thuộc khu vực tranh chấp và Trung Quốc có thể sẽ phải nhượng bộ.
Để làm được điều này, Mỹ cần có sự hợp tác của ASEAN để thuyết phục được các bên có tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán và thống nhất một cơ chế giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc nên ngồi lại với Philippines bởi vụ kiện lên PCA là phương thức duy nhất để Philippines ép Trung Quốc ngồi lại đàm phán với nước này. Trung Quốc nên làm như vậy", ông Valencia viết.
Vụ kiện Trung Quốc lên PCA của Philippines bắt đầu từ năm 2013, khi Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino đệ đơn lên tòa sau khi xảy ra đối đầu giữa tàu Philippines và tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte lại tỏ ra mềm dẻo hơn trong việc tiếp cận với Trung Quốc và nhấn mạnh, ông sẽ lựa chọn các giải pháp ngoại giao khác trong trường hợp Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa.
"Chúa hiểu rằng tôi thực sự không muốn gây chiến với bất kỳ ai", ông Duterte nói: "Nếu chúng tôi có thể có hòa bình chỉ thông qua đối thoại, tôi sẽ rất vui mừng được làm điều đó".
Trung Quốc cần xem lại tham vọng sai trái
Theo báo cáo từ Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG), cùng với việc ra yêu sách đường 9 đoạn bao trùm 90% diện tích Biển Đông, Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện để 3 tập đoàn dầu khí lớn nhất nước này "kiếm bộn tiền" nhờ các hoạt động thăm dò và khai thác trái phép tại đây.
Từ đó, lãnh đạo các tập đoàn này lại hối thúc Chính phủ Trung Quốc tiếp tục mở rộng lãnh hải [một cách phi pháp-ND] để tạo điều kiện cho họ có thể tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài xa vùng lãnh hải thực tế của Trung Quốc.
Báo cáo chỉ ra rằng, đối đấu trên Biển Đông có thể giải quyết được phần nào bằng việc Trung Quốc hợp tác cùng khai thác với Philippines trên khu vực tranh chấp giữa hai bên.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, phán quyết của PCA có thể sẽ là "động lực" để Trung Quốc chấp thuận đàm phán với Philippines. Bà Yanmei Xie, chuyên gia phân tích về Trung Quốc của CGI nhận định căng thẳng trên Biển Đông "không phải là không thể tránh khỏi".
"Bằng cách nêu rõ tính pháp lý của mình trong việc đưa ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines ở Biển Đông đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế, PCA sẽ làm giảm sự "bất đối xứng" giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á láng giềng", bà Xie nói.
"Các quốc gia Đông Nam Á này đều muốn tránh xa kịch bản Bắc Kinh đối đầu với Washington cũng như muốn Trung Quốc cân nhắc "cái giá phải trả" cho tham vọng mở rộng lãnh hải phi pháp của mình", bà Xie kết luận./.
Theo VOV
Trung Quốc lĩnh hậu quả khi bác bỏ phán quyết vụ kiện Biển Đông Ngày 12.7, Toà Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" của TrunG Quốc. Phán quyết được dự đoán sẽ bất lợi đối với Bắc Kinh. Ngay sau khi có thong báo ấn định ngày ra phán quyết của PCA, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: " Trung Quốc...