Trung Quốc: Càng “đả hổ, diệt ruồi”, tham nhũng càng hoành hành
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc đang ngày càng tồi tệ trong năm qua, kể cả sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải tung ra chiến dịch mạnh tay trừng trị quan tham.
Nữ tướng Gao Xiaoyan bị tố ăn hối lộ (Ảnh: Chinadaily)
Hôm thứ Tư (3/12), tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) có trụ sở tại Berlin cho biết các ngân hàng đầu tư phát triển, các tổ chức lớn và các tổ chức quốc tế khác đã nhận định mức độ tham nhũng trầm trọng ở Trung Quốc trong Bảng chỉ số tham nhũng thường niên mới nhất.
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỹ là hai quốc gia có chỉ số tham nhũng tăng nhiều nhất, so với chỉ số xếp hạng năm ngoái.
Sĩ quan quân đội Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc đang ngày càng tồi tệ trong năm qua
Các cơ quan giám sát nói, sở dĩ Trung Quốc bị tụt nhiều điểm như vậy là do các chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành không minh bạch và vì quyền tự do dân sự đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong bảng xếp hạng của tổ chức Minh bạch Quốc tế, 100 là điểm số cao nhất dành cho những quốc gia hoàn toàn không có nạn tham nhũng; trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 40 điểm năm ngoái xuống còn 36 điểm năm nay.
Do điểm số này, Trung Quốc đã bị tụt 20 bậc, xuống vị trí 100 trong số 175 quốc gia, tương đương với thứ hạng của các quốc gia Algeria và Suriname. Ba quốc gia này xếp sau nhóm bao gồm Ai Cập và Panama nhưng xếp trước nhóm các quốc gia bao gồm Bolivia và Mexico.
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế thông báo: “Điểm xếp hạng của các quốc gia được cân nhắc dựa trên sự minh bạch của chính phủ. Quốc gia có điểm cao là những nơi tài sản của các quan chức được công khai, trong khi quốc gia có điểm xếp hạng thấp là dấu hiệu cho thấy tình trạng hối lộ diễn ra phổ biến, không có biện pháp trừng trị nghiêm khắc dành cho tội tham nhũng và yêu cầu của người dân về sự minh bạch trong tài sản của quan chức không được đáp ứng”.
Video đang HOT
Thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng chỉ ra rằng ông Tập đã không thuyết phục được một số thành viên của cộng đồng quốc tế tin vào tính hiệu quả của các chiến dịch ông đang thực thi.
Mối nghi ngờ này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực ngoại giao ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh nhằm thu hút sự hỗ trợ từ các chính phủ nước ngoài, đặc biệt trong việc hỗ trợ tóm những nghi phạm đang lẩn trốn tại nước ngoài.
Hôm thứ Ba (2/12), trong một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cho biết cộng đồng Quốc tế đã có một “sự đồng thuận lớn trong chiến dịch chống tham nhũng và thu hồi số tiền bất hợp pháp mà tội phạm kiếm được”.
Đồng thời, bà Hoa trích dẫn các thỏa thuận tăng cường hợp tác gần đây được ký kết tại các diễn đàn Quốc tế như diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Nhóm G20.
Tuyên bố trước cơ quan truyền thông trong nước, ông Tập nói đấu tranh chống tham nhũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế quyền lực của các quan chức và loại bỏ “chủ nghĩa hưởng thụ, lãng phí”.
Trong thời gian hai năm cầm quyền, ông Tập đã trao quyền cho Ủy ban kiểm tra kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để cơ quan này chịu trách nhiệm điều tra và kỷ luật hàng nghìn quan chức, trong đó có nhiều đảng viên cao cấp và sĩ quan quân đội. Ông Tập đã thực thi một chiến dịch tham nhũng “mạnh tay” hơn rất nhiều so hơn các thế hệ lãnh đạo trước trước đây của Trung Quốc.
Có những bằng chứng cho thấy chiến dịch được thực hiện trên phạm vi rộng trong toàn lãnh thổ Trung Quốc. Các nhà cung cấp du lịch và hàng hoá cao cấp đưa ra báo cáo doanh số thấp, điều này được các giám đốc điều hành và một số nhà phân tích nhận định nguyên nhân xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng.
Tuy nhiên, những người chỉ trích chiến dịch nghi ngờ rằng mục tiêu mà ông Tập nhắm đến có thể là kẻ thù chính trị; và rằng thời điểm hiện tại là quá sớm để kết luận rằng ông có thể thay đổi căn bản một hệ thống trong khi chỉ tiến hành điều tra các quan chức.
Họ cũng trích dẫn việc ông Tập kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tiện truyền thông và tống giam một số người đã kêu gọi nỗ lực hơn trong chiến dịch chống tham quan, thậm chí là cả những người tố giác tội phạm.
Sĩ quan quân đội Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc đang ngày càng tồi tệ trong năm qua
Trong báo cáo của mình, tổ chức Minh bạch Quốc tế kêu gọi nhà lãnh đạo Bắc Kinh “cấm mọi hình thức hối lộ, công bố thông tin rộng rãi hơn và đảm bảo an toàn cho người tố giác tội phạm”.
Khảo sát tính minh bạch không phải là lần đầu tiên làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chính phủ có thể đẩy lùi nạn tham nhũng bất chấp chiến dịch mạnh tay nhằm vào quan chức Chính phủ. Số liệu được Trung tâm nghiên cứu Pew công bố trong năm nay cho thấy 54% người dân Trung Quốc coi tham nhũng trong giới quan chức là một vấn đề lớn.
Trong năm nay, một cuộc khảo sát được các nhà đầu tài chính củacông ty Dow Jones Risk & Compliance, công ty trực thuộc The Wall Street Journal tiến hành, đã xếp Trung Quốc vào danh sách những quốc gia cần lưu tâm về tính pháp lý, chất lượng thông tin hay tính khả thi của những chiến dịch chống tham nhũng. Dù vậy, báo cáo cũng nhìn nhận điểm số chống tham nhũng của Trung Quốc được cải thiện so với năm 2013.
Không giống như một cuộc khảo sát ý kiến công chúng, thường chỉ phán ánh mọi việc theo nhìn nhận của giới truyền thông, chỉ số minh bạch dựa trên kết quả nghiên cứu của các tổ chức toàn cầu phản ánh quan điểm về sự phát triển của hệ thống tư pháp của một quốc gia, phương tiện truyền thông và tính minh bạch tổng thể.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Theo Phương Lâm (lược dịch)
Infonet
Những vấn đề nào sẽ được ông Putin đề cập trong Thông điệp Liên bang?
Cả nước Nga đang chờ Tổng thống Putin đọc Thông điệp Liên bang vào lúc 12 trưa 4/12 (theo giờ Moscow).
Trong Thông điệp này, Tổng thống Nga đánh giá lại thực trạng nước Nga trong năm qua và vị trí đối với thế giới. Văn kiện có ý nghĩa chính trị và pháp lý đặc biệt quan trọng này thể hiện rõ tầm nhìn của người đứng đầu nhà nước về những định hướng phát triển chiến lược cho nước Nga trong tương lai gần, cụ thể là năm 2015.
Thông điệp Liên bang 2014 của Tổng thống Putin đang được dư luận Nga chờ đợi (ảnh: Sputnik)
Đây là bài phát biểu thường niên của ông chủ điện Kremlin trước các đại biểu Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) và Hội đồng Liên bang, các thành viên Chính phủ, thẩm phán Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao, Tổng Công tố viên, người đứng đầu Ủy ban Điều tra, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương và Chủ tịch Viện Kiểm toán, cùng các thành viên Hội đồng Nhà nước và người đứng đầu các tôn giáo lớn trong nước được mời nghe thông điệp Tổng thống tại Điện Kremlin vào trưa ngày 4/12. 495 nhà báo cũng được mời tham dự sự kiện này.
Trong năm 2014 đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng về quan hệ quốc tế, những đổi mới của tình hình kinh tế. Các vấn đề chú trọng mà Tổng thống nêu lên sẽ giúp đại diện nhà nước ở các cấp, các ngành xây dựng công việc phù hợp với nhiệm vụ ưu tiên.
Một trong những nội dung được dư luận Nga quan tâm là chính sách đối ngoại của Nga. Cần làm rõ các mối quan hệ của Nga với đối tác trong Liên minh châu Âu và Mỹ. Sang năm 2015, Nga sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch trong BRICS, do đó, cần một lần nữa tập trung vào phương án chương trình hợp tác của Nga trong khuôn khổ BRICS.
Năm 2015, hội nghị thượng đỉnh SCO cũng sẽ diễn ra ở Nga. Một điểm cũng quan trọng nữa là từ ngày 1/1/2015, Liên minh Kinh tế Á-Âu bắt đầu hoạt động, nhiệm vụ và triển vọng của Liên minh là điều dư luận Nga trông đợi.
Trong khi đó, ông Alexander Babakov, Chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia Nga về hỗ trợ pháp lý phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhận định, Thông điệp Tổng thống Liên bang Nga chủ yếu hướng tới các thính giả trong nước, nhưng đồng thời thu hút mối quan tâm không nhỏ của giới truyền thông, các chính trị gia và chuyên gia nước ngoài.
"Hiện nay, phương Tây đang mở rộng cuộc chiến thông tin chống Nga, đưa nhiều thông tin sai lệch về sự kiện xung quanh và bên trong Ukraine. Vì vậy, việc khẳng đinh lập trường của Nga rất quan trọng", ông Alexander Babakov cho hay.
Đây là hoạt động theo thông lệ hiến pháp Nga, được đặt ra từ thời cựu Tổng thống Boris Yeltsin năm 1994.
Trong thông điệp năm ngoái vào 12/12 Tổng thống Nga đã thông báo những sáng kiến quan trọng đối với nước Nga bao gồm cải cách đô thị và quy định cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển của vùng Viễn Đông Nga và vùng lãnh thổ Siberia cũng là một trọng tâm trong Thông điệp năm ngoái./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN/Sputnik
Tàu trật bánh, toàn bộ toa tàu văng khỏi đường ray Tàu chở hàng mang số hiệu 426-T1 đi hướng Việt Trì (Phú Thọ) xuống ga Yên Viên (Hà Nội) bị trật bánh làm toàn bộ toa tàu chở 35 tấn phân bón supe lân văng ra khỏi đường ray. Ảnh minh họa Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 3/10, tại km77 800 thuộc địa bàn phường Gia...