Trung Quốc cân nhắc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng cân nhắc bất cứ đơn xin gia nhập nào của Thổ Nhĩ Kỳ để làm thành viên khối an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi sẵn sàng cùng với các thành viên khác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ( SCO), theo quy định của các văn bản pháp lý, nghiên cứu nghiêm túc dựa trên cơ sở tham vấn đồng thuận”, Reuters dẫn lời ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua nói.
Video đang HOT
Ông Cảnh cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là một “đối tác đối thoại” của khối và từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với khối này. Trung Quốc rất coi trọng mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tăng cường sự hợp tác đó.
Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan thành lập SCO năm 2001 nhằm chiến đấu chống các mối đe dọa từ Hồi giáo cực đoan và hoạt động buôn ma túy từ nước láng giềng Afghanistan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 20/11 nói nước này không cần gia nhập Liên minh châu Âu “bằng mọi giá” và thay vào đó, có thể trở thành một phần của SCO.
Trọng Giáp
Theo VNE
Gây dựng lại ảnh hưởng
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến 5 nước Trung Á là Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Kazakhstan diễn ra gần như ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe công du khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại sân bay quốc tế Astana ở Kazakhstan - Ảnh: Reuters
Kể từ khi rút quân khỏi Afghanistan và không được tiếp tục duy trì căn cứ quân sự ở Uzbekistan, chuyến thăm là bằng chứng rõ nét nhất về chủ định của Mỹ gây dựng lại ảnh hưởng ở Trung Á.
Những điểm đến của ông Kerry trở nên quan trọng đối với Mỹ vì tình hình Afghanistan diễn biến không theo mong đợi, vì nhiều đối tác khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hay Nhật Bản đã và đang gây dựng được ảnh hưởng ở khu vực. Mỹ hiện buộc phải tranh thủ các nước Trung Á dù chưa hết hậm hực về việc trong thời gian qua một số quốc gia tại đây thân Nga và Trung Quốc hơn hoặc vướng mắc với Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Trong khi đó, cả 5 nước mà ông Kerry tới thăm đều phát huy triệt để chiêu thức đối trọng giữa các đối tác. Họ đều nhận thấy hiện là thời điểm có thể ra giá cao với Mỹ và vai trò của nước này trong khu vực đặc biệt có lợi cho họ. Chính vì thế nhân chuyến công du của ông Kerry, Mỹ và 5 nước Trung Á đã có ý tưởng thiết lập khuôn khổ quan hệ đa phương mới đồng thời với các mối quan hệ song phương, được gọi là 5 1.
Nếu ý tưởng này được triển khai thực hiện và từng bước thể chế hóa thì Mỹ sẽ có được cơ hội thật sự để không chỉ đuổi kịp mà còn đi nhanh hơn không ít đối tác bên ngoài khác. Một cuộc chơi địa chiến lược mới đang hình thành ở Trung Á.
La Phù
Theo Thanhnien
Vươn ra xa để cạnh tranh gần Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị. Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh:...