Trung Quốc cân nhắc các siêu dự án nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô mới với kỳ vọng điều hướng được nguồn nước quý giá đi khắp quốc gia và giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các tòa nhà cao tầng phản chiếu trên bề mặt sông Jialing, một nhánh của sông Dương Tử, tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
Vào cuối tháng 5, các quan chức Trung Quốc công khai kế hoạch xây dựng một “mạng lưới nước” quốc gia với các kênh đào, hồ chứa và cơ sở lưu trữ mới nhằm đẩy mạnh tưới tiêu, giảm nguy cơ hạn hán, lũ lụt.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước Li Guoying cho biết kế hoạch sẽ giúp đến năm 2035 “khai thông các mạch lớn” của hệ thống sông ngòi, tăng cường năng lực của Trung Quốc trong cân bằng phân phối nguồn cung nước.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng biện pháp này không chỉ đắt đỏ, gây gián đoạn về môi trường mà còn khiến các khu vực ở phía Nam nước này yếu thế hơn với nguồn cung nước và cần cơ sở hạ tầng bổ sung để xử lý.
Giáo sư Mark Wang tại Đại học Melbourne (Australia) đánh giá: “Đến nay điều họ làm là sử dụng giải pháp kỹ thuật để cung cấp nước và sửa đổi vấn đề về nước. Nếu Trung Quốc có thể giảm sử dụng nước và tăng hiệu quả, nước này sẽ không cần các dự án siêu dẫn dòng”.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin mặc dù hạn hán năm nay được dự đoán không nghiêm trọng như năm 2022 nhưng các cơ quan dự báo thời tiết cảnh báo rằng khu vực Trung và Tây Nam Trung Quốc có thể phải hứng chịu tình trạng này.
Nguồn nước bình quân đầu người của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới và việc phân phối lại không đồng đều. Trung Quốc dựa nhiều vào các cơ sở hạ tầng quy mô lớn chuyển nước từ khu vực phía Nam xuống phía Bắc. Bắc Kinh đang tìm giải pháp kỹ thuật để xử lý vấn đề cung cấp về dài hạn.
Các chính quyền địa phương đã khuyến khích giảm tiêu thụ nước, nâng cấp tái chế nước thải và xử lý ô nhiễm. Ngoài ra, trong 5 năm qua Trung Quốc đã bắt tay vào hơn 100 dự án dẫn dòng.
Một phần của dự án mới liên quan đến mở rộng Dự án dẫn dòng nước Bắc Nam (SNWDP). Đây là dự án tham vọng chuyển hướng nước sông Dương Tử tới lưu vực sông Hoàng Hà ở phía Bắc.
Chính phủ Trung Quốc đánh giá dự án này đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa nguồn cung nước và đã chuyển hướng trên 60 tỷ mét khối nước. Tuy nhiên, hướng nước di chuyển chỉ theo một chiều nên không hỗ trợ được nhiều trong hạn hán năm 2022.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc đang chỉ dịch chuyển lượng thiếu hụt khi dựa vào dự án bổ sung quy mô lớn. Giáo sư Mark Wang nhận định những siêu dự án như SNWDP và Đập Tam Hiệp đã kích hoạt “chuỗi phản ứng dây chuyền” các hậu quả không được dự đoán trước và đòi hỏi dự án mới hàng tỷ nhân dân tệ để sửa chữa. Một ví dụ là việc điều hướng nước từ phía Bắc qua hồ chứa Danjiangkou đã giảm nước hạ nguồn tại sông Han, buộc giới chức trách đề xuất một dự án 60 tỷ nhân dân tệ khác để kết nối Danjiangkou với đập Tam Hiệp.
Giáo sư Mark Wang cho rằng các biện pháp thay thế như tái chế nước thải, khử mặn hoặc giảm nhu cầu sử dụng nước có thể hiệu quả hơn. Ông nhận định với 60% nguồn cung nước tại Trung Quốc được sử dụng cho nông nghiệp, có thể thay đổi loại cây trồng hoặc dùng phương pháp tưới tiêu thay thế để tăng hiệu quả sử dụng nước.
Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng
Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters
"Đối với các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thời điểm thích hợp để đàm phán là bất cứ lúc nào", Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh trong bài phát biểu đưa ra tầm nhìn của Mỹ về vai trò lãnh đạo ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày họp thứ hai của Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Bài phát biểu của ông Austin có ba nội dung: kêu gọi Trung Quốc quay lại bàn đàm phán quốc phòng; đưa ra các cam kết quân sự của Washington trong khu vực như một biện pháp ngăn chặn xung đột mở; và tái khẳng định cam kết hỗ trợ với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh không sẵn sàng hợp tác quốc phòng sâu hơn, ông Austin hy vọng tình hình sẽ sớm thay đổi.
Trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi củng cố "các hành lang bảo vệ" - trong đó có tăng cường liên lạc - để giữ cho hai cường quốc này không rơi vào xung đột.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Mỹ nhằm tổ chức một cuộc họp quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La.
Các quan chức Trung Quốc tại diễn đàn cho biết nước này sẽ không đàm phán với Mỹ, chừng nào Washington vẫn trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc.
Họ nói rằng bất kỳ cuộc gặp nào cũng phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và việc tạo điều kiện phù hợp để cuộc gặp diễn ra là tùy thuộc vào Mỹ.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhận định cả hai cường quốc trên dường như đều mong muốn thiết lập các đường dây liên lạc cởi mở. "Chưa ai nói rằng: Tôi không muốn nói chuyện. Họ có thể nói rằng các điều kiện tiên quyết chưa được đáp ứng, nhưng điều đó rất khác biệt", ông Ng chia sẻ ngay sau bài phát biểu của ông Austin.
Dân Trung Quốc thích chí chào đón 'đồng chí Musk' Chuyến thăm đến Trung Quốc từ ngày 30-5 đến 1-6 được đánh giá là nỗ lực của tỉ phú Elon Musk nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Tỉ phú Elon Musk tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 31-5 - Ảnh: REUTERS Hãng tin Reuters đưa tin máy bay riêng của tỉ phú Elon Musk đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay

Điểm tên 9 mục tiêu ở Pakistan bị Ấn Độ không kích

Tình báo Hà Lan cảnh báo: Mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc vượt xa Nga

Apple kháng cáo án phạt 500 triệu euro của EU

Mỹ, Hàn Quốc ngay lập tức lên tiếng sau khi Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo

Khả năng Qatar chi hàng triệu USD trả lương cho công chức Syria

Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thỏa thuận thương mại với Anh

Iran bác bỏ báo cáo về đề xuất đàm phán trực tiếp với Mỹ

Lý do Fed đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương khác về lãi suất

Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm 'tấm vé vàng' nhờ kho báu bị lãng quên
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành ngủ quên trên chiến thắng, nhường hào quang, 1 người vào vết xe đổ?
Hậu trường phim
20:01:09 08/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi mặc trang phục gây "tức mắt", đọ sắc ra sao với ứng viên số 1 Miss World mà bùng tranh cãi?
Sao việt
19:59:55 08/05/2025
Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp
Lạ vui
19:54:05 08/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên ê chề sau vụ vợ hot girl lộ 3.000 tấm ảnh nóng bỏng gây sốc
Sao châu á
19:47:48 08/05/2025
Hot: Timothée Chalamet - Kylie Jenner "công khai danh phận" sau 2 năm yêu, dự báo "đám cưới thế kỷ"?
Sao âu mỹ
19:44:25 08/05/2025
Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng
Pháp luật
18:41:09 08/05/2025
Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu
Netizen
18:33:35 08/05/2025
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa
Tin nổi bật
18:32:46 08/05/2025
5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn
Thời trang
18:06:25 08/05/2025
Nữ idol được gọi là vũ thần thế hệ mới: Nhảy slay đến mức làm netizen quên việc nhạc dở
Nhạc quốc tế
18:02:33 08/05/2025