Trung Quốc cần minh bạch quản lý sông Mê Kông
Người dân Thái Lan yêu cầu Trung Quốc phải minh bạch việc quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông để không làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ, theo The Nation.
Sông Mê Kông khu vực tam giác vàng (Thái Lan, Myanmar, Lào)
Trung Quốc vừa thực hiện nhiệm vụ “ngoại giao nước” chưa từng có bằng việc xả lượng lớn nước ngọt từ một trong các đập thuỷ điện của họ để giảm bớt hạn tại Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và VN.
Wongpinitwarodom, giám đốc văn phòng quản lý tài nguyên sông Mê Kông (Thái Lan) cho biết việc cung cấp nước khẩn cấp từ trạm thuỷ điện Jinghong sẽ kéo dài từ ngày 15.3 đến ngày 10.4. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thông báo với các nước hạ nguồn về lịch xả nước.
Trước đây, các nước hạ nguồn đã liên tục chỉ trích sự thiếu hợp tác của Trung Quốc vì thiếu minh bạch trong quản lý tài nguyên nước khi xây dựng nhiều đập ở thượng nguồn trong lãnh thổ Trung Quốc, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu.
Video đang HOT
Hu Weizhong, quan chức cao cấp của Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (Trung Quốc) cho rằng các con đập thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt và hạn hán ở lưu vực sông Mê Kông, đặc biệt là khi khu vực này là phải đối mặt với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu .
“Các con đập có bốn mục tiêu chính: duy trì các hệ sinh thái thủy sinh; tạo thủy điện, tiết kiệm nước cho nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng trong nước, và quan trọng hơn là ngăn chặn lũ lụt và hạn hán”, ông Hu nói.
Vừa qua, VN đã thúc giục Trung Quốc xả nước hạ lưu để giúp giảm bớt tình trạng thiếu nước cho nông nghiệp. Theo Tân Hoa Xã, ông Phạm Hồng Giang, chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN đã hoan nghênh việc xả nước của Trung Quốc là động thái hợp tác. Từ đập Jinghong đến đồng bằng sông Cửu Long rất xa và có rất nhiều khu vực khô cần nước dọc đường.
Trong khi đó, với lượng xả nước khoảng 2.000 m3/giây từ Trung Quốc, mực nước sông Mê Kông khu vực Thái Lan đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản. Người dân và các tổ chức phi chính phủ Thái Lan cho rằng việc xả lượng nước khổng lồ như thế làm ảnh hưởng đến hoạt động trong mùa khô, tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ.
Jirasak Intarayos, điều phối viên của nhóm Rak Chiang Kong (tỉnh Chiang Rai, Thái Lan) nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc không nên “kể công” việc xả nước. Chúng tôi muốn thông tin trước về kế hoạch quản lý nước”.
Còn Pienporn Deetes, điều phối viên của Sông ngòi Quốc tế, cho biết phải có một cơ chế xuyên biên giới trong khu vực để thảo luận về các biện pháp quản lý sông Mê Kông khi các quốc gia lần lượt xây đập thủy điện làm ảnh hưởng đến tương lai của sông Mê Kông, trong đó có hai con đập mới ở Lào.
Bài, ảnh: Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Nông dân Thái kháng cáo vụ đập Xayaburi
Nhóm 37 nguyên đơn trong vụ kiện về hợp đồng của Thái Lan mua điện từ đập Xayaburi tại Lào vừa nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hành chính tối cao nước này.
Đập Xayaburi bị phản đối dữ dội - Ảnh: Reuters
Theo thông cáo của Tổ chức Sông ngòi quốc tế, bên nguyên đề nghị Tòa án Hành chính tối cao xem xét lại vụ kiện, đồng thời yêu cầu 5 cơ quan nhà nước phê duyệt hợp đồng mua điện từ đập Xayaburi tuân thủ các quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, công bố đầy đủ thông tin và tham vấn ý kiến cộng đồng.
Tháng 12.2015, Tòa Hành chính Thái Lan bác bỏ đơn kiện với lý do các bên liên quan đã tuân thủ pháp luật khi đăng thông tin cơ bản về dự án trên website của họ. Tuy nhiên, các luật sư đại diện cho bên nguyên tranh luận: "Chỉ đăng thông tin như vậy làm sao người dân biết được. Những nông dân này rất nghèo, sao họ có thể vào internet để tìm ra website cung cấp thông tin về thủy điện?".
Lâu nay, đập Xayaburi bị phản đối dữ dội vì những tác hại khôn lường đối với sông Mê Kông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực, bao gồm cả ĐBSCL ở Việt Nam.
Thảo Vi
Theo Thanhnien
Đông Dương ký sự - Kỳ 2: Pakse không chỉ có lạp xường Đến Lào, người ta hay nhắc tới những điểm du lịch nổi tiếng như Thủ đô Vientiane, cố đô Luang Prabang, di tích Cánh đồng Chum... Ít ai biết đến những địa danh 'vùng sâu, vùng xa' như Pakse - thủ phủ của tỉnh Champasack, nằm ngay nơi hợp lưu của sông Xedone và sông Mê Kông. Du khách chờ được làm thủ...