Trung Quốc cần 400 máy bay vận tải Y-20 mới bắt kịp Nga, Mỹ
Bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ ra nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội nước này.
Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) dẫn một bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc nhận định, Quân đội Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất nhằm bắt kịp khả năng triển khai lực lượng của Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Báo cáo chỉ ra rằng hiện nay mạng lưới vận chuyển của Trung Quốc bao gồm 3 thành phần là: đường không, đường bộ và đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng triển khai lực lượng của quân đội Trung quốc. Trong một cuộc diễn tập năm 2009, các máy bay chở khách và vận tải dân sự của Trung Quốc đã thực hành vận chuyển 50.000 binh lính nước này từ 4 quân khu khác nhau đến tham gia diễn tập, cùng với các máy bay vận tải quân sự và phương tiện vận chuyển đường bộ.
Chiếc phà mang tên Bohai Sea Green Pearl được hạ thủy vào tháng 08/2012 với lượng giãn nước 36.000 tấn cũng có thể hoán cải thành tàu vận chuyển quân cho Hải quân Trung Quốc khi cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội Trung Quốc đã được chỉ ra trong báo cáo này. Thứ nhất, Trung Quốc không có đủ các phà cỡ lớn như chiếc Bohai Sea Green Pearl để thực hiện một cuộc tấn đổ bộ quy mô lớn. Thứ hai, Trung Quốc không có đủ mấy bay vận tải cỡ lớn như loại Y-20.
Hình minh họa
Video đang HOT
Hiện tại, Không quân Mỹ có 700 máy bay vận tải chiến lược, Không quân Nga có 800 máy bay vận tải hạng trung và Không quân Ấn Độ có 200 máy bay. Báo cáo đã chỉ ra rằng, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 để có thể vận chuyển cùng lúc 10 trung đoàn thực hiện nhiệm vụ ở các chiến trường khác nhau ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, một số căn cứ không quân ở Trung Quốc vẫn không đủ khả năng tiếp nhận loại máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76.
Y-20 là loại máy bay vận tải cỡ lớn do Tập đoàn chế tạo máy bay Tân An của Trung Quốc phát triển và sản xuất. Y-20 được chính thức công bố vào năm 2006 và thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 26/01/2013. Đây là loại máy bay vận tải cỡ lớn đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Y-20 được trang bị 4 động cơ WS-20 và khả năng chuyên chở được 66 tấn hàng hóa.
Mặc dù giới quân sự Trung Quốc tỏ ra rất tự hào về khả năng của loại máy bay này nhưng với giới chuyên gia quốc tế, Y-20 vẫn là một bản sao nhạt nhòa của máy bay thời Liên Xô với các chi tiết cóp nhặt từ các mẫu của Nga, Ukraine và Mỹ.
Theo Tri Thức
Điều gì khiến Việt Nam trang bị vận tải cơ C-295?
Đầu năm 2015, những chiếc đầu tiên trong hợp đồng 3 chiếc máy bay vận tải C295 sẽ được hãng Airbus Defence Space bàn giao cho phía Việt Nam.
Hợp đồng mua 3 chiêc máy bay vận tải quân sự C-295 cua Airbus Defence Space, được cho la đa đươc ký kết trong năm 2013 với tổng giá trị khoảng 100 triệu USD, con bao gồm cả việc cung cấp phụ tùng, bảo dưỡng và huấn luyện phi công va nhân viên bao dương cho Không quân Viêt Nam. Dự kiến, sô may bay nay se được bàn giao trong khoảng 6 tháng tơi.
Theo IHS Jane's Defence Weekly, cac máy bay vân tai C-295 se được bán cho Việt Nam với cấu hình vân tai cơ bản không bao gồm các hệ thống bổ sung đi kèm. IHS Jane's cho biết, chiếc máy bay C-295 đầu tiên của Việt Nam đang được chế tạo tai nha may ơ Seville, mặc dù các thông tin chi tiết về bản hợp đồng này vẫn chưa được tiết lộ.
Hôm 9/6, phát biểu tại nha may san xuât ở Seville, Giám đốc kinh doanh dong máy bay quân sự của Airbus Defence Space, ông Antonio Rodriguez Barberan cho biêt, những chiếc C-295 của Việt Nam đang nằm trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng của nhà máy. Nhưng không thể tiết lộ thời điểm sẽ bàn giao cho Việt Nam.
Máy bay vận tải chiến thuật CN-295 được trang bị 2 động cơ tua-bin cánh quạt, cho phép chung đạt tốc độ tối đa gần 600 km/giờ, tầm bay tới 4.600km, trần bay 9.100m. Máy bay có chiều dài 24,5m, sải cánh 25,81m, chiều cao 8,6m và có khả năng chở 71 người cùng 2 phi hành đoàn hoặc hơn 9 tấn hàng hóa, trong khi trọng tải cất cánh tối đa đạt 23,2 tấn.
Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có tổng số hơn 120 chiếc máy bay C-295 được đặt mua từ công ty nay và có gần 100 chiếc hiện đang hoạt động tại các nước như: Indonesia, Algeria, Brazil, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Phần Lan, Ghana, Jordan, Kazakhstan, Mexico, Ba Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. (Một phiên bản khác của C-295)
Vì sao Việt Nam lại mua C-295 của Airbus Defence Space? Trước hết, có thể thấy rằng chủ lực trong lực lượng không quân vận tải của Việt Nam hiện đang là các dòng máy bay có công nghệ lạc hậu, tầm bay thấp, tốc độ không cao, và không có khả năng vận tải nặng.
Hiện lực lượng không quân vận tải Việt Nam đang có 15 chiếc An-2, 20 chiếc An-26 của Liên Xô, có từ 3 - 4 chiếc CASA C-212 và 3 chiếc C-295 sắp được nhận của Tây Ban Nha, 5 chiếc khác sắp được chuyển giao, một số M-28 của Ba Lan. (Trong ảnh: An-26 của không quân Việt Nam)
Có thể thấy rằng với lực lượng vận tải cơ như vậy, Việt Nam đang thực sự thiếu hụt sức mạnh của những chiếc máy bay này trong biên chế không quân, đặc biệt với những thách thức rất mới về vấn đề chủ quyền như hiện tại. (Trong ảnh: Máy bay "bà già" An-2 của Việt Nam)
Với tầm hoạt động của C-295, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo được việc hoạt động trong vùng biển chủ quyền, đáp ứng các nhiệm vụ cung ứng, hậu cần cũng như hỗ trợ chiến đấu với các đảo ngoài Trường Sa.
Đặc biệt, việc Việt Nam mua vũ khí châu Âu một lần nữa đánh dấu quyết tâm thoát Nga của nền vũ khí quốc phòng Việt Nam.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc lo sợ trước "Quyền tự vệ tập thể" của Nhật Vừa qua, Tokyo đã xóa bỏ những chế ước về "Quyền tự vệ tập thể", cởi trói cho lực lượng tự vệ Nhật Bản, khiến Trung Quốc hết sức lo ngại. Hội nghị Nội các Nhật Bản ngày 1 tháng 7 đã thông qua nghị quyết quyết định sửa đổi hiến pháp, dỡ bỏ lệnh cấm "Quyền tự vệ tập thể", phủ quyết...