Trung Quốc cấm xuất khẩu J-20: Chiêu lăng xê hài hước
Theo trang Strategy Page có trụ sở tại Washington, Bắc Kinh tuyên bố chính thức không xuất khẩu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20 ra nước ngoài.
Vì sao cấm xuất khẩu J-20?
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do một nguyên nhân duy nhất: Tương lai, J-20 sẽ là xương sống của không quân Trung Quốc, và Bắc Kinh sợ rằng các thế lực thù địch sẽ mua J-20 và sao chép công nghệ trên dòng máy bay này.
Việc chiến đấu cơ tàng hình J-20 không được cho phép xuất khẩu có thể khiến đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo mẫu máy bay này là Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô thất vọng, do công ty này đã từng được phép xuất khẩu các chiến đấu cơ J-10 và JF-17.
Sau lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2011, 6 nguyên mẫu của J-20 đã được chế tạo theo kiểu khắc phục dần các hạn chế. 2 nguyên mẫu cuối cùng đã được trang bị cả hệ thống radar mảng pha điện tử.
3 trong 6 nguyên mẫu của J-20 đã được đưa vào bay thử trong năm 2014. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nó có nhiều điểm tương đồng với chiến đấu cơ F-22 của quân đội Mỹ, tuy nhiên, nếu so sánh hình dáng tổng thể, trọng lượng và động cơ thì nó lại khá giống F-15C của McDonnell Douglas từ thời Chiến tranh lạnh. J-20 được ước tính có trọng lượng tối đa là 36 tấn.
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc
Cách lăng-xê đầy hài hước
Việc Trung Quốc úp mở về khả năng, tình trạng thực tế của các nguyên mẫu tiếp theo của J-20 khiến nhiều người tò mò. Chưa kể đến việc vừa qua, đơn vị chế tạo J-20 còn tuyên bố họ đã thay đổi bộ cảm biến tốc độ, khiến máy bay đạt được vận tốc cao hơn, linh động hơn, và đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào năm 2017.
Đồng thời, tuyên bố không xuất khẩu J-20 của Bắc Kinh càng khiến thế giới tò mò hơn, bởi chưa biết có công nghệ nào được ẩn chứa trong đó khiến Bắc Kinh phải giấu diếm đến như vậy.
Và thế lực thù địch của Bắc Kinh sẽ là ai? Trong bối cảnh cả Mỹ đã đi trước Trung Quốc rất xa về công nghệ vũ khí hiện đại, và họ sẵn sàng chia sẻ cho đồng minh Nhật Bản nếu cảm thấy điều đó là cần thiết. Chiêu lăng-xê gà cưng J-20 này của Bắc Kinh đã tỏ ra hài hước và quá lố trong mắt những cường quốc quân sự khác.
Trong khi đó, J-20 liên tiếp bộc lộ những yếu điểm của mình. Gần đây nhất, tại một triển lãm hàng không được tổ chức cuối năm 2014, J-20 trong khi bay biểu diễn đã liên tục nhả khói đen ra từ đuôi thoát nhiên liệu và Bắc Kinh vẫn cho rằng phiên bản này là hoàn hảo.
Một bất lợi khác cho J-20 là hiện tại Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được một động cơ thích hợp cho mẫu máy bay này. Sức mạnh của động cơ J-20 sử dụng cũng chỉ tương đương F-15C.
Video đang HOT
Tiêm kích F-22 Raptor của không quân Hoa Kỳ
Động cơ của J-20 có thể đạt được lực đẩy tương đương F-22 khi thùng xăng phụ được bật, tuy nhiên, thùng nhiên liệu này chỉ có thể được sử dụng một ít phút sau khi máy bay đã tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu.
Trung Quốc đã phát triển động cơ WS-15 trong 2 thập kỉ qua, tuy nhiên, vẫn chưa thể chắc chắn khi nào động cơ này sẵn sàng triển khai trên các máy bay J-20.
Mặt khác, một trong những chiêu lăng-xê vũ khí nội địa đầy thú vị của các chuyên gia quân sự Trung Quốc đó là mang các phiên bản vũ khí mà Bắc Kinh đang sở hữu để so sánh với các phiên bản vũ khí của Mỹ, Nga. Và kết quả đều luôn là tương đương hoặc thậm chí là vượt trội.
Song Zhongping, một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc khi trả lời đài Phượng Hoàng hồi tháng 12/2014, đã cho rằng: “Mỹ không xuất khẩu F-22, và Trung Quốc cũng cần phải làm thế với J-20, bởi nó là xương sống của không lực Trung Quốc tới đây. Nếu có một ngày, Mỹ xuất khẩu F-22, Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy.”
Thậm chí, Song Zhongping còn cho rằng Trung Quốc nên xuất khẩu FC-31 ( J-31) như cách Mỹ xuất khẩu F-35 để những người bạn của Bắc Kinh có cơ hội được tiếp cận với những vũ khí hiện đại, hiệu quả.
Theo Đất Việt
Không quân Trung Quốc sắp vượt Mỹ ở 5 phương diện hay tâm lý chiến kiểu Trung Quốc ?
Không quân TQ sở hữu 2.200 máy bay chiến đấu, không lâu nữa sẽ vượt Mỹ về ưu thế trên không trên 5 phương diện như hiện đại hóa, tàng hình, sát thương...
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc tiếp dầu trên không
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 12 "dẫn" trang mạng "Nhật báo Tài chính kinh tế Quốc tế" Australia đăng bài viết "Bao cao cho răng: Không quân Trung Quốc không lâu sau sẽ vượt ưu thế trên không của Mỹ trên 5 phương diện".
Theo bài báo, Chris Osborne của trang mạng DefenseTech. org dẫn một báo cáo thẩm tra mới nhất của Quốc hội cho rằng, Không quân Trung Quốc không tiếp tục ở trạng thái lạc hậu trước đây, hiện nay, họ có năng lực phân cao thấp với các nước lớn như Mỹ.
Osborne cho biêt, báo cáo thẩm tra này nhấn mạnh, trên 5 phương diện, Trung Quốc không lâu sau sẽ có thể chiếm số một, trong khi đó, Không quân Mỹ từng ở vị trí đi trước thực sự trên những phương diện này.
Hiện đại hóa phi đội
Báo cáo dự đoán, Trung Quốc có khoảng 2.200 máy bay có thể xuất binh bất cứ lúc nào, trong khi đó 1/4 trong số những máy bay chiến đấu này bị dán mác hiện đại hóa.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Lực lượng may bay chiên đâu hiện nay của Trung Quốc bao gồm J-10 va J-11 cùng với Su-27 va Su-30 do Nga bàn giao. Những máy bay này se có thể nhanh chóng ưng pho với may bay chiên đâu của Mỹ, đặc biệt là tạo ra thách thức đối với may bay chiên đâu F/A-18 Hornet được sử dụng rộng rãi.
Báo cáo của Ủy ban Quốc hội này cũng đã phát đi một cảnh báo khác: Su-35 có thể rất nhanh sẽ trở thành bộ phận lực lượng đường không ngày càng tăng cường của Trung Quốc, điều này se lam cho Trung Quốc có thể mạnh dạn khoe khoang ưu thế trên không với các nước láng giềng ở biển Hoa Đông và Biên Đông.
DefenseTech. org dẫn báo cáo cho rằng: "Su-35 là một loại may bay đa năng, tính năng cao, hành trình và lượng nhiên liệu vượt xa máy bay chiến đấu hiện nay của Trung Quốc".
Tác chiến đường không tàng hình
Các máy bay tàng hình Trung Quốc chủ yếu gồm có J-20 và J-31 của Công ty máy bay Thành Đô, nhưng báo cáo thẩm tra rõ ràng chỉ ra, ưu thế của hai loại máy bay này đối với F-35 Mỹ luôn không rõ ràng. Điêu nay co nghia la, nhà phân tích vẫn tiến hành nghiên cứu vấn đề "máy bay Trung Quốc vượt máy bay Mỹ về tính năng".
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc bay biểu diễn
Nhưng, báo cáo cho rằng, điều gây lo ngại là, máy bay tàng hình không phải là riêng có của Mỹ, nước khác không lâu sẽ có thể vượt siêu cường duy nhất này trên phương diện này.
Vũ khí đường không sát thương
Trung Quốc không chỉ đã tăng cường công nghệ không quân, mà cũng đã tiến hành nâng cấp đối với tên lửa không đối không.
Báo cáo thẩm tra cho rằng: "Trong 15 năm qua, Trung Quốc cũng đã nhận được rất nhiều tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung chính xác, bao gồm tên lửa dẫn đường vệ tinh trong mọi điều kiện thời tiết, vũ khí dẫn đường chính xác trong đó tên lửa chống bức xạ và tên lửa dẫn đường laser, cùng với tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa tiên tiến bắn từ trên không".
Gia tăng khoảng cách bay liên tục và lực lượng điều động đường không
Máy bay vận tải C-130 Mỹ từ trước tới nay luôn là tượng trưng của thực lực Không quân Mỹ, nhưng báo cáo cho rằng, nó không lâu sẽ có thể bị Y-20 Trung Quốc vượt qua. Báo cáo cho rằng, tải trọng của Y-20 hoàn toàn có thể gấp 3 lần C-130.
Trung Quốc cho bay thử máy bay vận tải cỡ lớn Y-20
Nhưng, một điểm gây chú ý hơn của Y-20 là, nó có thể tiến hành bay cự ly dài, đồng thời có thể được cải tạo thành máy bay tiếp dầu trên không, từ đó tăng khoảng cách bay liên tục của máy bay chiến đấu Trung Quốc. Ngoài ra, ngoại hình mạnh mẽ của Y-20 cũng đã làm sâu săc thêm ấn tượng về một lực lượng quân sự ngày càng mạnh.
Mở rộng phạm vi bao trùm của tên lửa
Mặc dù vẫn chưa có bất cứ sự xác nhận nào, nhưng điều làm cho báo cáo thẩm tra này cảm thấy lo ngại là, Bắc Kinh va Moscow nghe nói se đạt được một thỏa thuận, mà căn cứ vào thỏa thuận này, Không quân Trung Quốc không lâu nữa sẽ nhận được tên lửa phòng không S-400.
Báo cáo cho rằng, dựa vào những tên lửa phòng không này, Trung Quốc se có thể bắn rơi "mối đe dọa" trên không ở đảo Đài Loan và trên vùng trời Biển Đông.
Nếu kết hợp những tiến bộ này trong lực lượng đường không với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và vũ khí hạt nhân khác, Trung Quốc chắc chắn đang áp sát Mỹ.
Máy bay chiến đấu Q-5 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Tình hình vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc tính đến 2015 Trong năm 2014, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12%, đạt 808,2 tỷ nhân dân tệ (132 tỷ USD). Quân đội Trung Quốc vẫn là quân đội đông quân nhất thế giới với 1,5 triệu người, còn số lượng quân dự bị là hơn 3,25 triệu người. Làm việc cho công nghiệp quốc phòng Trung Quốc gồm 24 xí nghiệp...