Trung Quốc cấm tàu lưu thông trên một đoạn Mekong để cho nổ mìn
Trung Quốc vừa tuyên bố cấm tất cả tàu thuyền lưu thông qua một đoạn sông Mekong dài 60 km để cho nổ mìn nhằm mở rộng đường thủy phục vụ vận chuyển thương mại.
Trung Quốc hôm 13/12 tuyên bố chủ tàu thuyền nên tránh đi trên sông Mekong đoạn từ Guan Lei đến Ganlanpa thuộc châu Xishuangbanna, tỉnh Vân Nam, theo Bangkok Post.
Nước này cũng chăng dây điện qua sông để ngăn tàu thuyền vào khu vực, hiện đã được tuyên bố là khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, cảng Guan Lei vẫn mở cửa cho tàu chở hàng và hành khách như bình thường.
Bà Pakaimas Vierra, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Chiang Rai, Thái Lan, cho biết do ảnh hưởng của lệnh cấm, hành khách đi bằng thuyền từ Chiang Rai đến Jinghong ở Trung Quốc hiện được chuyển sang xe buýt, đi quãng đường ngắn hơn khoảng 100 km so với trước đây.
Jinghong là thành phố chính của châu Xishuangbanna và được khách du lịch Thái Lan ưa thích.
Video đang HOT
Một tàu hải cảnh Trung Quốc trên sông Mekong thuộc địa phận nước này. Ảnh: Xinhua.
Bà Pakaimas khẳng định việc đóng cửa sông ở Trung Quốc sẽ không có tác động nghiêm trọng đến du lịch hay vận tải hàng hóa vì việc di chuyển đến Trung Quốc bằng ôtô giờ đã thuận tiện.
Năm 2000, Trung Quốc có kế hoạch mở rộng sông Mekong bằng biện pháp cho nổ đá. Nếu được thực hiện, tuyến đường giữa Vân Nam và Luông Pha Băng có thể đủ rộng cho tàu nặng 300 tấn đi qua. Tuy nhiên, các nhà môi trường Thái Lan đã phản đối do có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ sinh thái của dòng sông.
Thái độ phản kháng này đã khiến Trung Quốc chuyển sang cho nổ đá ở lưu vực sông nằm trong phạm vi lãnh thổ của nước này.
Theo Zing.vn
Mỹ tập trận ở biển Đông, Philippines, Nhật phản đối Trung Quốc
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ngày 6/10 thông báo, tàu chiến, máy bay thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan và nhóm tàu đổ bộ Boxer vừa bắt đầu tập trận ở biển Đông, trong khi Philippines phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này.
Tàu sân bay Ronald Reagan và tàu tuần dương Chancellorsville ở biển Đông. Ảnh: U.S. Navy.
"Các chiến dịch của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tập trung vào việc duy trì an ninh và ổn định khu vực. Sự hiện diện của chúng tôi phản ánh cam kết của chúng tôi đối với các giá trị mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đối tác và đồng minh trong khu vực. Chúng tôi sẵn sàng răn đe những ai thách thức các giá trị chung này", chuẩn đô đốc George Wikoff nói.
Đợt tập trận bao gồm các hoạt động tấn công trên biển, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ trước các khí tài tấn công nhanh, phối hợp trên biển, bắn đạn thật, phòng không và chống tàu ngầm, báo Mỹ Star Tribune đưa tin ngày 7/10.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan gồm phi đội Air Wing FIVE, các tàu tuần dương lớp Ticonderoga mang tên lửa dẫn hướng, các tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang tên lửa dẫn hướng. Nhóm tàu đổ bộ Boxer gồm một tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, một tàu đổ bộ lớp Harpers Ferry và đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến số 11.
Philippines ph ản đối sự hiện diện của tàu hải cảnh Trung Quốc
Philippines mới đây ra công hàm phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc có mặt gần một bãi cạn hiện do Philippines quản lý, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. thông báo trên Twitter.
Giới chức quân sự Philippines nói rằng, các tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Philippines, tiến sát bãi Cỏ Mây ở biển Đông. Một quan chức Philippines nói với hãng tin Mỹ AP rằng, tàu Trung Quốc hay ngăn cản tàu Philippines tới tiếp tế lương thực, nước uống và thuốc chữa bệnh cho binh sĩ Philippines đồn trú trên bãi Cỏ Mây.
Ngoài bãi Cỏ Mây, Trung Quốc cũng tăng tàu tới bãi cạn Scarborough và bãi cạn Luconia (do Malaysia kiểm soát). Trung Quốc tăng cường tuần tra 3 bãi cạn này vì họ đã hoàn thành các cảng thuộc các căn cứ không quân, hải quân ở đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Sách trắng Quốc phòng năm 2019 của Nhật Bản khẳng định, Trung Quốc tiếp tục chi nhiều tiền cho các lực lượng vũ trang mà không công khai, minh bạch, tập trung vào các lực lượng hải quân, không quân, tên lửa và hạt nhân.
Theo Sách trắng, Trung Quốc "đang tiếp tục quân sự hóa, mở rộng, tăng cường các hoạt động trên biển và trên không bằng cách triển khai máy bay". "Trung Quốc tiếp tục các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng cách gây sức ép, dọa dẫm để tạo sự đã rồi", Sách trắng viết.
Theo TPO
Sự hiện diện của tàu Trung Quốc không cản được Philippines tuần tra Biển Đông Với sự hiện hiện của các tàu nước ngoài (Trung Quốc) trên Biển Đông, nhiều khả năng những hoạt động hàng hải thiếu thân thiện sẽ còn tiếp tục xảy ra. Sự hiện diện ngày càng gia tăng của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông sẽ không ngăn cản được Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) điều lực lượng tuần tra đến...