Trung Quốc cam kết ngừng sử dụng nội tạng tử tù để cấy ghép
Hôm 4-12, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này sẽ hứa chấm dứt việc sử dụng nội tạng của các tử tù sau khi thi hành án vào ngày 1-1-2015 tới.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần hứa chấm dứt việc làm gây tranh cãi này. Tuyên bố gần đây nhất là vào tháng 10-2013, sau khi bị quá nhiều người lên án và chỉ trích vì không có sự đồng ý của tử tù.
Trước tình hình đó, Tiến sĩ Huang Jiefu, người đứng đầu ủy ban hiến tạng Trung Quốc cho biết từ ngày 1-1-2015, các cơ quan nội tạng hiến tặng tự nguyện mới được sử dụng để cấy ghép
Tử tù Trung Quốc cung cấp 2/3 nguồn nội tạng cấy ghép cho người bệnh nước này
Vì vậy, đến nay 38 trung tâm ghép tạng trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Chiết Giang, đã ngừng sử dụng các bộ phận cơ thể của tù nhân để cấy ghép cho người bệnh.
Tiến sĩ Huang cho biết thêm, mỗi năm có khoảng 300.000 người ở Trung Quốc cần cấy ghép nội tạng, nhưng chỉ có 10.000 người được phẫu thuật. Với tỷ lệ hiến nội tạng là 0,6% trên 1 triệu người, Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ hiến tạng thấp nhất trên thế giới. Trong khi Tây Ban Nha là 37% trên 1 triệu người.
Video đang HOT
“Bên cạnh tín ngưỡng truyền thống, một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hiến tạng của chúng tôi là có nhiều người lo ngại rằng hiến tạng sẽ không được công bằng, minh bạch”, ông Huang nói trong một buổi hội thảo.
Trước những hành động của Trung Quốc về việc ngăn chặn sử dụng nội tạng tù nhân, ông William Nee, thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC rằng, điều đó sẽ là “một bước tiến tích cực trong hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, mặc dù vẫn còn một số thách thức ở phía trước”.
“Hành động này không chỉ có hiệu quả trong việc xây dựng một hệ thống hiến tặng nội tạng tự nguyện, mà còn giúp chính phủ Trung Quốc công khai minh bạch về số lượng người bị kết án tử hình, số vụ thi hành án mỗi năm và cách thức thực hiện”, ông Nee nói thêm.
Từ lâu, nội tạng lấy từ các tử tù sau khi thi hành án được coi là nguồn cung cấp quan trọng cho việc cấy ghép trong nước. Theo các phương tiện truyền thông, số nội tạng này chiếm 2/3 trên tổng số các ca ghép ở Trung Quốc.
Tổ chức Dui Hua có trụ sở tại Mỹ cho biết, các nhà chức trách Trung Quốc đã hành quyết rất nhiều tù nhân mỗi năm, chỉ tính riêng trong năm 2013 con số tù nhân nhận án tử hình là khoảng 2.400 người.
Theo Hà Triệu/BBC
An ninh Thủ đô
Trung Quốc ngưng lấy nội tạng của tử tù từ 2015
Lệnh cấm có tác dụng từ ngày 1.1.2015, động thái này nhằm đáp lại cáo buộc của các tổ chức nhân quyền quốc tế việc tử tù bị ép hiến nội tạng. Vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì để bù vào thiếu hụt nội tạng trong tương lai.
Hình ảnh một cả phẩu thuật- Ảnh: Reuters
Trung Quốc là nước duy nhất sử dụng nội tạng những tù nhân sắp bị hành quyết một cách có hệ thống cho phẫu thuật cấy ghép. Đây là vấn đề luôn gây tranh cãi và bị tổ chức nhân quyền quốc tế lên án.
"Đất nước này sẽ chấm dứt một cách toàn diện việc sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng phục vụ cho cấy ghép y học từ 1.1.2015", Southern Metropolis Daily ngày 4.12 dẫn lời Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), Giám đốc Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố tất cả nội tạng để cấy ghép trong tương lai sẽ đến từ người hiến tặng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc quan ngại việc hiến tạng sẽ gặp khó khăn bởi người Trung Quốc quan niệm rằng cơ thể họ nguyên vẹn thì sẽ được tái sinh khi chết.
Trước đó, Bắc Kinh cam kết kết thúc việc sử dụng nội tạng tử tù trong vòng 2 năm kể từ tháng 11.2012. Sau đó, lời hứa của Bắc Kinh được khơi lại vào giữa năm 2013 khi nước này cam kết chấm dứt việc này vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, lời hứa lần này lại được đẩy kỳ hạn đến đầu năm 2015.
Lần này, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết chấm dứt hành động "phi đạo đức" mà các nhà phân tích gọi là việc làm "hoen ố bộ mặt Trung Quốc" sau nhiều lần cam kết nhưng vẫn không thực hiện được, theo Reuters.
Tù nhân tại một nhà tù Trung Quốc nghe một bài phát biểu - Ảnh: Reuters
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Trung Quốc mổ lấy nội tạng của tử tù là đánh cắp khi không được sự đồng ý của họ và gia đình tử tù nhưng Bắc Kinh luôn bác bỏ những cáo buộc đó.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm buôn bán nội tạng người năm 2007 nhưng mức cầu trên thị trường quá lớn. Mỗi năm ước tính có 300.000 người chờ được cấy ghép nhưng chỉ có 10.000 trường hợp phẫu thuật.
Thiếu hụt nội tạng và lợi nhuận là lý do khiến tình trạng mua bán nội tạng bất hợp pháp tràn lan, khó kiểm soát, mà 90% nội tạng trong số đó có nguồn từ tù nhân, theo Reuters. Chỉ có 1.448 người hiến nội tạng từ năm 2010 đến 2013. Ước tính 64% nguồn nội tạng để cấy ghép tính từ cuối năm 2012 ở Trung Quốc lấy từ tù nhân bị tử hình.
Thực tế, Trung Quốc có tỉ lệ hiến nội tạng rất thấp, mỗi 1 triệu công dân mới có 0,6 người hiến tặng, ở Tây Ban Nha tỷ lệ hiến tặng là 37 người trên 1 triệu công dân, cao hơn Trung Quốc rất nhiều, South China Morning Post dẫn lời ông Hoàng.
Hoàng Nhân - Mộc Di
Theo Thanhnien
Tiết lộ chấn động về hoạt động đưa người di cư trái phép vào châu Âu Nếu không thể trả được tiền, người di cư sẽ phải trả bằng các bộ phận bên trong cơ thể mình. Một cuộc điều tra của cảnh sát Ý vừa được tiết lộ cho biết, những kẻ buôn người quốc tế đã buộc những người di cư bán nội tạng của họ để trả tiền phí đưa họ từ châu Phi sang châu...